5. Kết cấu của luận văn
1.5.2.2. Những căn cứ pháp lý để thực hiện BHXH cho KVKTNQD
Các văn bản pháp quy sau là cơ sở pháp lý để thực hiện BHXH cho khu vực KTNQD:
- Văn bản số 2251/PPLT ngày 29/11/1989 của Văn phòng Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính phủ), Bộ Lao động-Thƣơng binh và xã hội đã chỉ đạo việc tổ chức thí điểm BHXH cho ngƣời lao động thuộc các thành phần KTNQD ở 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hoàng Liên Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh (sau này có thêm Bà Rịa- Vũng Tàu).
- Đến năm 1991 trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã chỉ rõ “đổi mới chính sách BHXH theo hƣớng mọi ngƣời lao động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ BHXH. Từng bƣớc tách quỹ BHXH đối với công nhân viên chức khỏi Ngân sách Nhà nƣớc và hình thành quỹ BHXH chung cho mọi ngƣời lao động thuộc mọi thành phần kinh tế”.
- Nghị định số 43/CP ngày 1/1/1993 của Chính phủ nhằm thống nhất BHXH vào một mối áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế.
- Ngày 23/6/1994 Bộ Luật Lao động đã đƣợc Quốc hội thông qua trong đó có quy định “loại hình tham gia BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng
từ 10 lao động trở lên. Ở những doanh nghiệp này, ngƣời sử dụng lao động, ngƣời lao động phải đóng BHXH theo quy định”; “ngƣời lao động làm việc ở những nơi sử dụng lao động dƣới 10 lao động hoặc làm những công việc có thời hạn dƣới 3 tháng, theo mùa vụ hoặc làm các cộng việc tạm thời khác, thì các khoản BHXH đƣợc tính vào tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động trả để ngƣời lao động tham gia BHXH theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm”. Đồng thời Bộ luật cũng xác định: Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH, thành lập hệ thống tổ chức BHXH.
- Ngày 26/01/1995 Chính phủ có NĐ số 12/CP ban hành Điều lệ BHXH để cụ thể hoá những nội dung về BHXH đã đƣợc quy định trong Bộ luật lao động, trong đó quy định “ngƣời lao động làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc”.
- Ngày 16/02/1995 Chính phủ ban hành NĐ số 19/CP thống nhất các tổ chức BHXH thuộc hệ thống Lao động-Thƣơng binh x ã h ội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành BHXH Việt Nam với hệ thống dọc ba cấp từ Trung ƣơng đến tỉnh, thành phố và quận, huyện; có nhiệm vụ giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo công tác quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chính sách BHXH theo quy định của pháp luật.
- Ngày 04/04/1995 Bộ Lao động-Thƣơng binh xã hội có thông tƣ số 06/LĐTBXH-TT hƣớng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 21/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ trong đó có quy định các đơn vị ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc.
- Chỉ thị số 15/CT-TƢ ngày 26/05/1997 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về “tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH trong đó nhấn mạnh việc tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng ở các doanh nghiệp NQD trong việc thực hiện các chế độ BHXH đối với ngƣời lao động nhằm đảm bảo thực hiện tốt Điều lệ BHXH đối với doanh nghiệp NQD”.
- Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, theo đó BHXH Việt Nam là cơ quan thực hiện các chế độ, chính sách BHXH trong đó có BHYT. Do vậy đối tƣợng tham gia BHXH ở khu vực KTNQD bao gồm đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc và BHYT bắt buộc.
hội thông qua, Chủ tịch nƣớc ký lệnh công bố ngày 12/04/2002 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003 đã mở rộng việc tham gia BHXH bắt buộc đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn (không khống chế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên)
- Ngày 02/01/2003 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 02/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam trong đó có quy định hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH, ngay sau khi thanh toán tiền lƣơng hàng tháng cho ngƣời lao động. Và trƣờng hợp chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên so với quy định, thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quy định hiện hành, còn phải nộp số tiền phạt chậm nộp theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Đối với những đơn vị cố tình vi phạm hoặc chây ỳ thì cơ quan BHXH đƣợc quyền đề nghị Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng nơi đơn vị giao dịch trích tiền từ tài khoản của đơn vị để nộp đủ tiền đóng BHXH và tiền phạt chậm nộp mà không cần có sự chấp thuận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động.
- Ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH, đã mở rộng phạm vi và đối tƣợng ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở nên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các hoạt động theo luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; ngƣời lao động, xã viên làm việc và hƣởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; các tổ chức khác có sử dụng lao động.
- Ngày 16/05/2003 Bộ tài chính có Thông tƣ số 49/2003/TT-BTC hƣớng dẫn Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg về quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc phạt các đơn vị sử dụng lao động không chịu tham gia BHXH bắt buộc theo luật định.
Gần đây nhất là sự ra đời Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 quy định về chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của ngƣời lao động, của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội; tổ chức bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nƣớc về bảo hiểm xã hội.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu
- Tại sao phải nghiên cứu về công tác quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh ?
- Công tác quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đáp ứng đƣợc với tình hình thực tế trên địa bàn nghiên cứu hay chƣa ?
- Giải pháp nào đƣợc đƣa ra để thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Để đánh giá đƣợc thực trạng quản lý thu BHXH trên đ ịa bàn tỉnh Thái Nguyên, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê: phân tích định tính và định lƣợng. Hai phƣơng pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cực cho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá là số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo đã đƣợc công bố của các cơ quan, tổ chức.
Đề tài tiến hành thu thập số liệu tại BHXH tỉnh Thái Nguyên; Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên; các tổ chức nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn: Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên; Sở Kế hoạch và đầu tƣ tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan khác .
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phƣơng pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp đã đƣ ợc chọn trƣớc. Số liệu đƣợc thu thập từ việc điều tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo các vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ
Những thông tin sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc phân tổ theo từng loại hình doanh nghiệp nhƣ:
- Trình độ chuyên môn của chủ sử dụng lao động. - Giới tính của chủ sử dụng lao động.
- Độ tuổi của chủ dụng lao động. - Tổng số lao động của doanh nghiệp.
- Thu nhập bình quân của ngƣời lao động.
- Chi phí kinh doanh và khoản đóng góp cho BHXH, BHYT, BHTN.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khu vực KTNQD.
- Kết cấu hạ tầng và các yếu tố đầu vào cho hoạt động của doanh nghiệp. - Hoạt động thanh tra, kiểm tra.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở phân tổ, phƣơng pháp so sánh dùng để so sánh các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả đóng góp vào quỹ BHXH qua các giai đoạn, so sánh các yếu tố trên với một số tỉnh khác.
2.2.3.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý giỏi có kinh nghiệm thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để tác giả có kết luận chính xác.
2.2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu)
Phƣơng pháp này làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp cho công tác thu và quản lý thu BHXH của BHXH tỉnh Thái Nguyên.
Khung phân tích SWOT đƣợc đƣa vào sử dụng trong quá trình trao đổi các ý kiến của lãnh đạo BHXH, đại diện các tổ chƣ́c , doanh nghiệp , ngƣời lao động.... Các ý kiến xoay quanh các vấn đề: Công tác thu và quản lý thu BHXH của BHXH tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Số doanh nghiệp hoạt động trong khu vực KTNQD - Số lƣợng lao động
- Số lƣợng lao động đƣợc đóng BHXH - Thu nhập của ngƣời lao động
- Phần trăm thu nhập đóng cho BHXH - Hiệu quả công việc
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về cơ quan BHXH tỉnh Thái Nguyên
BHXH tỉnh Thái Nguyên đƣợc thành lập theo Quyết định số 1601/QĐ-TCCB ngày 16/9/1997 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh Thái Nguyên có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản và trụ sở riêng đặt tại số 17 đƣờng Đội Cấn phƣờng Trƣng Vƣơng Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.
Sau 15 năm thành lập, với sự quan tâm của các cấp, các ngành địa phƣơng, sự chỉ đạo chuyên môn của BHXH Việt Nam, sở LĐTBXH tỉnh, cùng với sự nỗ lực cố gắng của cán bộ công chức, viên chức toàn đơn vị, BHXH tỉnh Thái Nguyên đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của hoạt động của BHXH Việt Nam.
3.3.1. Về tổ chức bộ máy
BHXH tỉnh Thái Nguyên đƣợc hình thành theo hai cấp quản lý (BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành thị). Gồm văn phòng BHXH tỉnh với 9 phòng chức năng và 9 đơn vị BHXH các huyện, thành thị trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên, với 242 cán bộ, công chức, viên chức lao động hợp đồng.
3.3.2. Chức năng
BHXH tỉnh Thái Nguyên là cơ quan sự nghiệp nhà nƣớc trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại địa bàn tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh theo quy định của BHXH Việt Nam và của pháp luật.
BHXH tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh của UBND tỉnh Thái Nguyên.
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Thái Nguyên
(Nguồn phòng tổ chức hành chính BHXH tỉnh Thái Nguyên)
* Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH tỉnh Thái Nguyên
- Xây dựng, trình Tổng giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chƣơng trình công tác hàng năm; Tổ chức thực hiện kế hoạch, chƣơng trình sau khi đƣợc phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tƣợng tham gia và hƣởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định.
- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những ngƣời tham gia BHXH, BHYT. - Tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN của các tổ chức và cá nhân tham gia bảo hiểm.
P. SỐ THẺ BHXH THÀNH PHỐ
P. GIÁM ĐỊNH BHYT BHXH TX SÔNG CÔNG
P. TIẾP NHẬN QLHS BHXH H. PHỔ YÊN
P. CHẾ ĐỘ BHXH BHXH H. ĐẠI TỪ
P. KẾ HOẠCH-TÀI CHÍNH BHXH H. ĐỒNG HỶ
P. TỔ CHỨC-HÀNH CHÍNH BHXH H. PHÚ LƢƠNG
P. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BHXH H. PHÚ BÌNH
PHÒNG THU BHXH H. VÕ NHAI
P. KIỂM TRA BHXH H. ĐỊNH HÓA
P. GI Á M Đ Ố C P. GI Á M Đ Ố C G IÁM Đ Ố C
- Hƣớng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hƣởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.
- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định.
- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo quy định.
- Tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi ngƣời có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra BHXH huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện) ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân làm đại lý do UBND xã, phƣờng, thị trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT ở xã, phƣờng, thị trấn.
- Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT đối với các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật; Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. - Tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hƣớng dẫn của BHXH Việt Nam; thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ BHXH, BHYT tại cơ quan BHXH tỉnh và BHXH huyện.
- Tổ chức quản lý lƣu trữ hồ sơ của đối tƣợng tham gia và hƣởng các chế độ BHXH, BHYT.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học; ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành hoạt động của BHXH tỉnh.
- Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng chuyên sâu, chuyên môn, nghiệp vụ BHXH, BHYT cho công chức, viên chức thuộc BHXH tỉnh và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội ở