Tính tất yếu của việc khu vực KTNQD tham gia BHXH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 45)

5. Kết cấu của luận văn

1.5.2.1.Tính tất yếu của việc khu vực KTNQD tham gia BHXH

Xu hƣớng và mục tiêu phấn đấu của BHXH hiện đại là mục tiêu thực hiện một sự bảo vệ phổ cập và đồng nhất, mở rộng đến toàn thể cộng đồng bằng nhiều chế độ đa dạng. Tiến tới phổ cập theo nguyên tắc đoàn kết sâu rộng và nhân ái đối với mọi ngƣời, đồng nhất trên cơ sở công bằng xã hội và bình đẳng đối với mọi tầng lớp trong cộng đồng, không phân biệt ngƣời làm công ăn lƣơng, công chức nhà

nƣớc, ngƣời lao động độc lập. Phổ cập và đồng nhất mọi ngƣời đều đƣợc hƣởng quyền con ngƣời, đƣợc bảo vệ trƣớc mọi rủi ro và biến cố ngẫu nhiên bất khả kháng trong cuộc sống. Tuy nhiên sự bảo vệ chỉ có thể đƣợc thực hiện trên cơ cở kinh tế. Nghĩa là mức độ, phạm vi và quy mô che chắn này phụ thuộc vào điều kiện và tiềm lực kinh tế. Nói cách khác, BHXH không thể vƣợt quá khả năng của nền kinh tế.

Mọi ngƣời đều có quyền bình đẳng trong lao động và hƣởng thụ, đều có cơ hội nhƣ nhau để vƣơn lên, đồng thời có nguy cơ gặp phải những bất trắc, những rủi ro, bất hạnh trong cuộc sống. Vì vậy, hệ thống BHXH cần phải thực hiện sự che chắn xã hội cho mọi công dân trƣớc những biến cố này, những ngƣời lao động trong các thành phần kinh tế, đặc biệt là lao động trong khu vực KTNQD có cống hiến rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Đồng thời thực hiện nghĩa vụ đóng góp với Nhà nƣớc, điều này góp phần tăng thêm nguồn tài chính để thực hiện các chính sách xã hội, trong đó có chính sách BHXH. Nếu nhƣ trƣớc kia, nguồn tài chính BHXH chủ yếu từ ngân sách Nhà nƣớc và việc thực hiện BHXH là đơn tuyến: Nhà nƣớc - đối tƣợng, thì nay nguồn tài chính BHXH đã đa dạng hơn và việc thực hiện BHXH đƣợc thông qua nhiều kênh khác nhau nhƣ Nhà nƣớc, doanh nghiệp, hiệp hội các đoàn thể, cộng đồng, cá nhân, quốc tế... Nhƣ vậy, lƣới an toàn xã hội sẽ có nhiều tầng khác nhau, đáp ứng đƣợc các nhu cầu khác nhau của các đối tƣợng khác nhau trong xã hội.

Cũng nhƣ các khu vực kinh tế khác, khu vực KTNQD có mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động nên cần có sự can thiệp của Nhà nƣớc thông qua chính sách của BHXH để đảm bảo và hài hòa lợi ích của hai bên. Thêm vào đó, khu vực KTNQD cũng phải đƣợc bình đẳng với các khu vực kinh tế khác về các chính sách, pháp luật. Do đó, khu vực này cũng phải đƣợc hƣởng các quyền lợi do chính sách BHXH mang lại cũng nhƣ phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp vào quỹ BHXH.

Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, khu vực KTNQD ngày càng phát triển, ở các nƣớc, khu vực KTNQD là khu vực kinh tế chủ yếu nên việc tham gia BHXH của khu vực này là tất yếu. Mọi đối tƣợng trong xã hội đều đƣợc tham gia theo các hình thức bắt buộc và tự nguyện. Đối với loại hình bắt buộc thì các chủ sử dụng có từ 1 lao động trở lên, còn đối với đối tƣợng tự nguyện là những ngƣời lao động tự do.

Ở nƣớc ta trong một thời gian dài, do điều kiện kinh tế còn hạn chế, lại phải trải qua chiến tranh kéo dài nên BHXH mới đƣợc thực hiện cho một bộ phận dân

cƣ là công nhân viên chức nhà nƣớc, quân đội và những ngƣời có công trong hai cuộc chiến tranh. Đến nay, trong bối cảnh mới, nền kinh tế đất nƣớc đã có những nét khởi sắc. Từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã từng bƣớc vƣơn lên, đời sống dân cƣ có những cải thiện đáng kể, nhiều ngƣời dân đã có tích lũy. Trong bối cảnh đó, BHXH có điều kiện để mở rộng đối tƣợng, phạm vi và mức độ mới từ nhiều nguồn (Nhà nƣớc, doanh nghiệp, cá nhân).

Trong những năm gần đây, khu vực KTNQD ở nƣớc ta có tốc độ phát triển rất nhanh và nhiều tiềm năng, huy động ngày càng nhiều lao động mới và lao động dôi dƣ từ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, tỷ trọng lao động thuộc khu vực này trong tổng lao động xã hội ngày càng tăng trong khi tỷ trọng tƣơng ứng của khu vực Nhà nƣớc ngày càng có xu hƣớng giảm. Do đó, nhu cầu, khả năng và điều kiện tham gia BHXH của khu vực này sẽ ngày càng lớn.

Vì vậy, khai thác lao động thuộc khu vực KTNQD tham gia BHXH sẽ làm tăng tỷ trọng lao động xã hội tham gia đóng góp vào quỹ BHXH. Một mặt làm tăng trƣởng và phát triển quỹ BHXH, mặt khác bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động, nhất là với tình trạng ngày càng nhiều ngƣời sử dụng lao động trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Thêm vào đó, ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động ở khu vực KTNQD tham gia BHXH thực chất là làm cho đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc mở rộng. Đây là một định hƣớng đúng của ngành BHXH và của Nhà nƣớc ta trong những năm gần đây và trong tƣơng lai. Điều đó góp phần thực hiện nguyên tắc số đông bù số ít của BHXH.

Mặt khác, số ngƣời tham gia BHXH ở nƣớc ta hiện nay còn thấp so với số tổng lao động, tỷ lệ số lao động đƣợc tham gia BHXH đƣợc hơn 50% trong tổng số lao động của cả nƣớc. Nhƣ vậy còn khoảng 45% số lao động chƣa đƣợc tham gia BHXH trong đó chủ yếu là ngƣời lao động ở khu vực KTNQD. Nhƣ vậy, nƣớc ta còn tồn tại một số lƣợng rất lớn lao động chƣa tham gia BHXH. Trong khi đó theo dự báo của cơ quan BHXH Việt Nam thì khoảng năm 2022 số chi BHXH sẽ bằng số thu BHXH trong năm. Trong những năm tiếp theo thu không đủ chi và phải sử dụng tới quỹ BHXH tồn tích các năm trƣớc để chi trả. Dự báo vào khoảng năm 2030 thì quỹ BHXH không còn khả năng chi trả. Vì vậy một yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải điều chỉnh chính sách BHXH cho phù hợp với những biến động sắp diễn ra mà trong đó công tác tăng cƣờng mở rộng thêm đối tƣợng tham gia BHXH phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Do đó việc tăng cƣờng thực hiện BHXH cho lao động khu vục KTNQD là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với chủ trƣơng mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH của Nhà nƣớc.

Ngoài ra, khi cơ chế quản lý kinh tế thay đổi, BHXH không còn là sự đãi ngộ của Nhà nƣớc mà dựa vào sự đóng góp của ngƣời lao động. Do vậy tham gia BHXH là trách nhiệm của ngƣời lao động đối với chính cuộc sống của mình và cũng là thực hiện một nghĩa vụ trƣớc pháp luật.

Nhu cầu tham gia BHXH của ngƣời lao động ở khu vực KTNQD rất cấp thiết. Trong khi đó, đối tƣợng tham gia BHXH còn bị hạn chế bó hẹp, chính sách BHXH tự nguyện chƣa đƣợc ban hành nên hạn chế sự tham gia của rất nhiều ngƣời lao động ở khu vực KTNQD. Vì vậy, việc thực hiện BHXH cho ngƣời lao động ở khu vực này không chỉ là chủ trƣơng của Nhà nƣớc mà còn đáp ứng nhu cầu đƣợc tham gia BHXH của ngƣời lao động.

Qua thực tiễn triển khai BHXH cho ngƣời lao động ở khu vực KTNQD trong những năm qua cho thấy ngƣời lao động rất hoan nghênh và cho rằng chính sách BHXH đối với ngƣời lao động ở khu vực này là chính sách thiết thực, bình đẳng, đáp ứng nhu cầu của ngƣời lao động và phù hợp với tình hình đổi mới nền kinh tế xã hội của đất nƣớc ta. Vì vậy việc tiến hành thực hiện BHXH cho ngƣời lao động ở khu vực này là hết sức cần thiết và thiết thực.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 42 - 45)