Kiến nghị đối với các đơn vị ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.4.Kiến nghị đối với các đơn vị ngoài quốc doanh

- Tham gia BHXH nghiêm túc theo các quy định của pháp luật để cơ quan BHXH làm tốt công tác thu và chi trả chế độ cho ngƣời NLĐ đƣợc kịp thời.

Thực hiện khai báo đủ số lao động, đăng ký tham gia đúng hạn, ghi rõ các quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, mức lƣơng ngƣời lao động đƣợc hƣởng và đúng với mức lƣơng thực tế trả cho ngƣời lao động để tham gia đóng BHXH.

- Tổ chức phổ biến quy định của Nhà nƣớc về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động.

- Đi đôi với việc phát triển doanh nghiệp, cần chú ý xây dựng điều lệ hoạt động công khai, minh bạch; hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng lực quản lý và nghiệp vụ lãnh đạo doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tự nguyện của cả chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động về lĩnh vực BHXH.

KẾT LUẬN

Khu vực KTNQD có tầm quan trọng trong việc khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giữ vững ổn định chính trị -xã hội.

Sự phát triển của khu vực KTNQD thời gian qua là kết quả thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách kinh tế, trong đó có chính sách BHXH. Thực hiện tốt chính sách BHXH đối với ngƣời lao động ở khu vực này là góp phần ổn định, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận ngƣời lao động; tạo lập sự bình đẳng, công bằng xã hội, xóa đi danh giới giữa ngƣời lao động làm việc trong khu vực nhà nƣớc và ngoài quốc doanh.

BHXH đối với khu vực NQD là sự tiếp nối và mở rộng của BHXH trong khu vực Nhà nƣớc mang tính tất yếu chuyển từ cơ chế kinh tế một thành phần sang cơ chế kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng. Đây là một quá trình làm chuyển đổi nhận thức đòi hỏi phải có thời gian và bằng những việc làm thiết thực cùng với những cuộc vận động, tạo cho mọi ngƣời thấy đƣợc lợi ích, có đƣợc niềm tin, từ tính cƣỡng chế của pháp luật thành tính tự giác, tự nguyện của mọi ngƣời. Sự nghiệp BHXH sẽ là sự nghiệp của mỗi ngƣời, mỗi nhà và toàn xã hội.

Theo dự kiến, khu vực KTNQD sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong sự nghiệp BHXH tƣơng lai. Vì vậy BHXH cũng nhƣ các cấp các ngành có liên quan cần phải có sự phối hợp tập trung tuyên truyền, vận động, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ BHXH tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là điều kiện cần thiết để đƣa pháp luật vào cuộc sống nhằm thực hiện công bằng xã hội.

Vấn đề thực hiện BHXH đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không còn là mới mẻ, nhƣng thực tế cho thấy kết quả lại đạt đƣợc chƣa nhƣ mong muốn, nảy sinh nhiều vấn đề, tồn tại nhiều bất cập cần phải đƣợc giải quyết ngay. Tuy nhiên, để BHXH trở thành thói quen của tất cả mọi ngƣời, các đơn vị kinh tế và ngƣời lao động trong khu vực KTNQD tham gia BHXH một cách nề nếp theo đúng luật định thì không phải là một vấn đề đơn giản. Song cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành đặc biệt là cơ quan BHXH Việt Nam, chúng ta hi vọng trong thời gian tới việc triển khai thực hiện chính sách BHXH đối với ngƣời lao động khu vực KTNQD sẽ gặt hái đƣợc nhiều thành quả tốt đẹp. Không những chỉ góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động mà còn củng cố, thúc đẩy chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hƣớng mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã lựa chọn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Huy Ban (2000), Chiến lược phát triển BHXH phục vụ mục tiên phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020, đề tài khoa học cấp Bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2. Bộ Luật Lao động, (1994), ngày 23/6/1994, Hà Nội.

3. Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội, Tháng 10/1995 Các văn bản quy định chế độ Bảo hiểm xã hội (lưu hành nội bộ).

4. Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội, Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 Hướng dẫn thi hành một số điều để thực hiện Điều lệ BHXH Ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP.

5. Chính phủ, Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995về việc Ban hành Điều lệ BHXH.

6. Chính phủ, Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 về việc Ban hành Điều lệ BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân.

7. Chính phủ, Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 của thành lập BHXH Việt Nam.

8. Chính phủ, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/1/2003 Sửa đổi bổ sung Nghị định số 12/CP Đối với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

9. Chính phủ, Quyết định số 606/TTg ngày 26/9/1995 Ban hành Quy chế tổ chức của hệ thống BHXH Việt Nam.

11. Chính phủ, Nghị định số: 58/1998/NĐ-CP ngày13 tháng8 năm 1998 về Quản lý thu BHXH.

12. Chính phủ, Nghị định số: 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998; Nghị định về Chế độ sinh hoạt đối với cán bộ xã, phường, thị trấn.

13. Chính phủ, Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 Quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

14. Chính phủ, Nghị định số:100/NĐ-CP ngày 6 tháng 12 năm 2002 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam.

15. Chính phủ, Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.

16. Niên Giám thống kê (2011)

17. Trần Đức Long, Hoàn thiện hoạt động kiểm tra tài chính của BHXH Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý (2006) Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

18. Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số: 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 về việc Ban hành Luật Bảo hiểm xã hội.

19. Tài liệu hƣớng dẫn cấp sổ BHXH và Hồ sơ xét duyệt hƣởng chế độ BHXH,

Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết việc làm, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội, Tháng 6/1996 (lưu hành nội bộ).

20. Tổng giám đốc BHXH Việt nam, Quyết định số: 902/1999/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 11 năm 1999 về quản lý thu BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Tổng giám đốc BHXH Việt nam, Quyết định số 2352/QĐ - BHXH ngày 28/9/1999 về việc Ban hành Quy định cấp, quản lý, sử dụng sổ BHXH.

22. Tổng giám đốc BHXH Việt nam, Quyết định số 1620/2002/QĐ- BHXH-TCCB ngày 17 tháng 12 năm 2002 về Công tác cán bộ.

23. Thủ tƣớng chính phủ, QĐ số: 02/2003/QĐ/-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2003 về Ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH Việt Nam.

24. Mai Cẩm Tú (2004), Cơ sở khoa học xây dựng hệ tiêu thức quản lý bảo hiểm xa hội, đề tài nghiên cứu khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

25. Dƣơng Xuân Triệu ( 2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội, đề tài khoa học, Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Trang 96 - 100)