5. Kết cấu của luận văn
3.3.3.5. Từ phía cơ quan quản lý
- Một số cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực kinh tế NQD chƣa thƣờng xuyên quan tâm đến chính sách BHXH, vì vậy tiềm năng ở khu vực này chƣa khai thác đƣợc mấy.
- Một số nơi giải quyết chế độ chính sách hoặc giải quyết các thủ tục cấp sổ BHXH đối với các doanh nghiệp ở khu vực KTNQD còn phiền hà, thiếu kịp thời, tinh thần thái độ phục vụ chƣa thật tốt.
- Bản thân ngành Lao động và thƣơng binh xã hội cũng chƣa hoàn thành trách nhiệm về lực lƣợng chuyên môn quản lý và điều kiện hoạt động cũng rất hạn chế. Cán bộ làm công tác quản lý ngành BHXH còn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc còn mang dƣ âm hành chính sự vụ, chƣa bám sát cơ sở, bám sát ngƣời lao động. Việc giải thích, tuyên truyền vận động tham gia BHXH chƣa đến nơi đến chốn, còn chung chung nên hiệu quả thấp.
- Ít có những đợt kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm khắc đối với doanh nghiệp cố tình lẩn tránh không thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách BHXH cho ngƣời lao động.
- Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành hữu quan chƣa đồng bộ, chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Chức năng kiểm tra, xử lý của cơ quan BHXH đối với những vi phạm chính sách BHXH của ngƣời sử dụng lao động còn bị hạn chế, chế tài xử phạt chƣa đủ mạnh, tính pháp lý chƣa nghiêm, do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách né tránh, không thực hiện BHXH cho ngƣời lao động, dây dƣa chậm nộp, nợ đọng với thời gian dài nhƣng không bị xử lý. Nhiều doanh nghiệp chấp nhận nộp phạt hơn là đóng BHXH.
- Cơ quan BHXH chƣa đầu tƣ thỏa đáng cho khu vực KTNQD; BHXH huyện, thị mới chỉ tập trung vào các nguồn lao động tham gia BHXH ở khu vực hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nƣớc, đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc các đơn vị có nguồn lao động lớn, chƣa coi trọng, chƣa chủ động tìm những biện pháp để mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH khu vực KTNQD mà vẫn còn đổ lỗi tại khách quan. Cho đến nay BHXH nhiều huyện, thị chƣa tổ chức điều tra đƣợc toàn diện về đối tƣợng tham gia BHXH khu vực KTNQD nên chƣa nắm đƣợc tình hình cụ thể tiềm năng tham gia BHXH của ngƣời lao động khu vực này. Không ít cơ quan BHXH còn thụ động, lúng túng, chƣa có giải pháp tích cực, hữu hiệu trong triển khai thực hiện BHXH đối với doanh nghiệp ở khu vực KTNQD.
- BHXH một số h u y ệ n , t h ị chƣa tranh thủ đƣợc chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và hỗ trợ của các ngành các cấp ở địa phƣơng. Sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cơ quan ban, ngành đoàn thể còn thiếu thƣờng xuyên, cụ thể:
+ Chƣa tạo đƣợc sức mạnh tổng hợp trong thực hiện BHXH ở các doanh nghiệp NQD.
+ Công tác tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, hành chính, chƣa đến đến đƣợc cơ sở và ngƣời lao động.
+ Nhiều ngƣời lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lập chƣa hiểu đƣợc trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia BHXH.
- Cán bộ làm công tác quản lý ngành BHXH còn nhiều bất cập, yếu về kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc còn mang nặng thói quen hành chính bao cấp, thiếu biện pháp và phƣơng thức tổ chức thực hiện, nhiều khi chỉ thị thực hiện
theo mệnh lệnh hành chính, xử lý sự vụ, chƣa quen với tác phong phục vụ, chƣa kịp thời đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, chƣa bám sát cơ sở, bám sát với ngƣời lao động, thiếu việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả thấp.
Tuy còn nhiều hạn chế trong thực hiện chính sách BHXH cho ngƣời lao động khu vực NQD nhƣng chúng ta cũng không thể phủ nhận những kết quả đã đạt đƣợc. Đặc biệt nhiều huyện, thị thực hiện chính sách BHXH cho lao động NQD đem lại những kết quả hết sức khả quan, tiêu biểu là: TP Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, huyện Đại Từ, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công.
Chƣơng 4
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN