Biện pháp 1: Dự báo và xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 84 - 89)

giảng viên đến 2015 và 2020

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Để quản lý ĐNGV của trường CĐCN In một cách có hiệu quả và đúng hướng thì việc dự báo là yêu cầu đầu tiên mà nhà trường cần phải làm. Chỉ có làm tốt công tác dự báo thì Chi ủy, BGH mới có thể căn cứ để lập quy hoạch và trên cơ sở đó kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sàng lọc… đội ngũ giảng viên.

Bên cạnh đó quy hoạch cần đảm bảo ĐNGV đủ về số lượng, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu có tính kế hoạch và chiến lược của trường, của từng khoa để có thể bù đắp tối đa những biến động, những nhiệm vụ bất thường ngoài kế hoạch. Quy hoạch dài hạn dành cho kỳ hạn từ 10 đến 20 năm, quy hoạch trung hạn từ 5 đến 10 năm, quy hoạch ngắn hạn từ 1 đến 5 năm.

Việc xây dựng quy hoạch tổng thể ĐNGV của trường cần căn cứ vào định hướng phát triển chiến lược giai đoạn 2010-2015 và đến 2020, quy hoạch phát triển ĐNGV của các khoa để đảm bảo việc xây dựng phát triển ĐNGV của trường CĐCN In diễn ra trình tự, có tổ chức, có hiệu quả và có thể quản lý được.

Đảm bảo cơ cấu tổ chức của Nhà trường phù hợp với từng giai đoạn, có sự kế thừa và phát triển vững chắc thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

Việc dự báo phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đào tạo, các định hướng phát triển, chỉ tiêu tuyển sinh và kế hoạch đào tạo của nhà trường cũng như của từng khoa, nhằm đưa ra những tính toán và dự báo cụ thể.

Muốn như vậy phải tiến hành các bước điều tra, khảo sát, thu thập thông tin số liệu; so sánh các yêu cầu trong định hướng phát triển để đưa ra dự báo rõ ràng về số lượng GV, trình độ chuyên môn và môn học mà GV sẽ phải đảm nhiệm. Kế hoạch định hướng của trường trong thời gian tới là tăng cường đội

ngũ GVCH có phẩm chất, năng lực chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu đào tạo của các khoa.

Hoạch định biện pháp đảm bảo cơ cấu tổ chức và thỏa mãn về nhu cầu nguồn lực theo kế hoạch đã được hoạch định.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Thành lập hội đồng giáo dục nhà trường với đủ các thành phần Chi ủy, BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Trưởng khoa, Tổ chuyên môn;

- Phân tích môi trường xã hội và xác định mục tiêu phát triển nhà trường; - Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ: thống kê số lượng; đánh giá chất lượng; số lượng; cơ cấu trình độ…ĐNGV trong trường từ đó đưa làm căn cứ để đưa ra dự báo;

- Dự báo nhu cầu và yêu cầu ĐNGV của nhà trường: lập quy hoạch và kế hoạch phát triển GV trong tương lai về số lượng, cơ cấu, chất lượng…

- Lập kế hoạch phát triển ĐNGV: căn cứ vào quy hoạch dài hạn và kế hoạch chiến lược của nhà trường để lập kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV.

Để phù hợp với hoàn cảnh nhà trường đến 2015 và định hướng tới 2020 BGH cần xác định nhu cầu GV theo những nội dung sau:

Dựa trên cơ sở các đơn vị chức năng và số lao động tối thiểu để hoàn thành công việc dựa theo bản mô tả công việc. Đối với ĐNGVcần mô tả môn học cần dạy và khả năng phục vụ tối đa với số nhân sự tối thiểu. 1. Khoa .... TT Tên môn học Số tiết dạy/ năm* Chuyên môn Trình độ Số người Quy mô phục vụ 1 Môn 1 2 Môn 2 ... ... Tổng số

Ghi chú: * số tiết dạy/năm tính theo chương trình đào tạo của từng

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT mỗi khoa đào tạo thuộc trường cao đẳng cần phải có tối thiểu 4 GV có trình độ thạc sỹ trở lên. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra giải pháp nhân lực cụ thể cho các khoa đào tạo của trường để tham khảo như sau:

- Về số lượng và cơ cấu

1- Khoa KHĐC: số người tính đến năm 2015 là 20 GV

Tổng số giáo viên cần có là 20 người. Hiện nay khoa có 15 GV, có 2 GV trình độ thạc sỹ. Số lượng GV của khoa thiếu 05 người, và thiếu ít nhất là 02 GV có trình độ thạc sỹ nên và trong khoa mất cân đối tỷ lệ giữa GV nam và GV nữ vì vậy tốt nhất nên tuyển các GV nam. Hơn nữa là cần yêu cầu các GV trong khoa đi học thạc sỹ để đảm bảo số lượng thạc sỹ tối thiểu theo quy định.

2- Khoa Công nghệ in: số người tính đến năm 2015 là 28 GV

Hiện nay khoa có 25 GV, trong đó có 06 người có trình độ thạc sỹ, 19 người trình độ đại học và cao đẳng. Giảng viên của khoa trực tiếp giảng dạy cho các môn cơ sở ngành và chuyên ngành cho khoa công nghệ in và các khoa khác có các môn thuộc khoa công nghệ in phụ trách. Nhân lực của khoa công nghệ in là cân 03 người nữa nhưng nên ưu tiên cho các GV có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà nhà trường còn thiếu và yếu như : Thiết kê bao bì tem nhãn và in kỹ thuật số. Còn lại là cần cần khuyến khích nhân sự trong khoa đi học để nâng cao trình độ đặc biệt là các GV trẻ.

3- Khoa CNKT cơ khí: Số người tính đến năm 2015 là 12 GV

Tổng số GV cần có là 12 người. Hiện nay khoa có 05 người chưa có ai có trình độ thạc sỹ. Do đó, khoa cần tuyển thêm 04 giáo viên dạy lý thuyết và 03 giáo viên dạy thực hành. Khoa cần tuyển thạc sỹ hoặc yêu cầu nhân sự trong khoa đi học thạc sỹ để đảm bảo số thạc sỹ tối thiểu.

4- Khoa Tin học ứng dụng: Số người tính đến năm 2015 là 12 GV Hiên nay khoa có 08 GV, có 2 người người trình độ thạc sỹ, 1 người đang đi học thạc sỹ. Do đó, khoa cần tuyển thêm 04 GV trong đó 01 người trình độ thạc sỹ hoặc yêu cầu các GV trong khoa đi học thạc sỹ để đảm bảo số thạc sỹ tối thiểu theo quy định.

Hiện nay khoa có 05 người, có 01 người trình độ thạc sỹ và 01 người trình độ tiến sỹ. Do đó, khoa cần tuyển thêm 03 GV trong đó 2 người trình độ thạc sỹ. Hoặc yêu cầu nhân sự trong khoa đi học thạc sỹ để đảm bảo số thạc sỹ tối thiểu.

Bảng 3.1. Số lượng và trình độ giảng viên cần tuyển dụng đến 2015

T

T Đơn vị

SL cần có

SL hiện tại SL cần bổ sung CĐ, ĐH Trên ĐH ĐH Trên ĐH 1 Khoa KHĐC 20 13 02 03 02 2 Khoa CNI 28 19 06 03 0 3 Khoa CNKT Cơ khí 12 05 0 04 03 4 Khoa THƯD 12 06 02 02 02 5 Khoa QTKD 08 03 02 01 02 Tổng số 80 46 12 13 09

Bổ sung ĐNGV cần chú ý tới cơ cấu hợp lý cho các chuyên ngành còn đang thiếu, tăng tỉ lệ GV nam cho khoa KHĐC. Tập trung thu hút mới các GV giỏi về trường làm nòng cốt cho khoa CNKT cơ khí, có thể thực hiện tốt đãi ngộ đăc biệt với ĐNGV giỏi như: giảm định mức giờ, khen thưởng…

Trong giai đoạn này nhà trường tăng quy mô đào tạo, đồng thời bổ sung số thiếu hiện nay. Do đó, số tuyển dụng mới trong thời gian này khoảng 22 người để thay thế 09 GVTG và một số giáo viêm kiêm nhiệm quản lý hiện nay cũng như đáp ứng nhu cầu tăng số lượng người học lên khoảng 2.500 HSSV, trong đó trình độ trên đại học là 09 người để nâng tổng số lượng GVCH là 80 người. Tuy nhiên nếu số lượng HSSV tăng hay mở thêm các khoa, ngành đào tạo mới như là: Khoa truyền thông và quản lý dữ liệu, Khoa Cơ- điện- điện tử và tự động hóa; Khoa thiết kế máy và thiết bị in; Khoa Ngoại ngữ-tin học, Khoa tại chức… có thể điều chuyển và mời các giáo viên thỉnh giảng có trình độ cao để bù đắp thiết hụt về chuyên môn. Theo phát triển của nhà trường số lượng giảng viên đến năm 2020 cần tuyển thêm khoảng 90 GVCH để bù đắp vào số lượng GV về hưu và đáp ứng quy mô đào tạo khoảng 4.000 HSSV.

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Đẩy mạnh công tác chuyển hóa đội ngũ

cán bộ; GV; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ tin học…chuyên nghiệp hóa ĐNGV. Lựa chọn cán bộ giảng dạy trẻ có năng lực gửi đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài. Tạo động lực nhiệt tình, gắn bó với trường, có trách nhiệm trong công việc.

- Kiểm tra đánh giá: Xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng, đúng quy chế

chuyên môn, kiểm tra giáo án GV trước mỗi kỳ, năm học mới; thường xuyên dự giờ; thăm lớp; có phiếu đánh giá; việc kiêm tra đánh giá phải thường xuyên cụ thể và có xử lý, rút kinh nghiệm để phát hiện GV có tiềm năng.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trường chỉ đạo các khoa, xây dựng định hướng phát triển và đào tạo của khoa dựa trên nhiệm vụ của nhà trường và căn cứ vào số lượng GV hiện có, yêu cầu qua phòng TCHC lên BGH về số lượng GV cần có của mỗi khoa trình độ chuyên môn và môn học các giảng viên phải đảm nhiệm.

Sau khi tổng hợp và cân đối; BGH chỉ đạo phòng TCHC cử cán bộ trực tiếp thảo luận với các khoa có nhu cầu để điều chỉnh, hoàn thiện dự báo nhu cầu GV cho mỗi khoa mà thực chất mà xác minh lại tính chính xác của dự báo trên cơ sở cân đối lực lượng GV với khối lượng giảng dạy mà các khoa hiện đang và sẽ phải đảm nhiệm. Sau khi có sự thống nhất giữa các khoa với phòng TCHC dự báo về nhu cầu giảng viên được trình báo cho BGH được xem xét phê duyệt chính thức.

Đối với nhà trường, thì đây là một khâu hết sức quan trọng vì sai sót trong công tác dự báo và lập kế hoạch sẽ dẫn đến tình trạng thừa, thiếu GV; ảnh hưởng đến việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của toàn trường và trực tiếp ảnh hưởng đến trực tiếp đào tạo.

Thực chất của công tác lập dự báo phát triển ĐNGV là việc các khoa dự đoán số lượng GV cần thiết cho khoa mình trong thời gian tới và đảm bảo cân đối về trình độ chuyên môn, độ tuổi, năng lực sư phạm. Do đó người quản lý phải biết vận dụng lý thuyết quản lý có sự thay đổi vào trong trường này một cách phù hợp, sáng tạo, sao cho sự thay đổi đó ít làm xáo trộn đối với ĐNGV.

Đây thực tế là một công việc tránh tình trạng các GV mới chưa kịp bắt nhịp với môi trường đào tạo nhà trường, trong khi đó GV có tuổi, GVTG sẽ băn khoăn, trăn trở không yên tâm giảng dạy làm ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng đào tạo của các khoa nói riêng và toàn trường nói chung.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 84 - 89)