Giảng viên và đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 27 - 129)

1.2.2.1. Giảng viên

Khái niệm “Giảng viên” được khẳng định trong khoản 3 điều 70 luật Giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009 ra ngày 25/11/2009: “Nhà giáo giảng dạy

ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên” [25, tr. 94]. Đây là người “công chức, viên chức chuyên, môn đảm nhiệm việc giảng dạy, đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc chuyên ngành đào tạo của trường ĐH và CĐ”.

Giảng viên là nhà giáo dục nghĩa là phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực mình giảng dạy, có trình độ sư phạm nhất định, nắm được nguyên tắc cơ bản giáo dục học, tâm lý học, đặc điểm của đối tượng giáo dục, vận dụng một cách mềm dẻo và khoa học các phương thức, phương pháp trong quá trình tiến hành giáo dục...Bên cạnh đó người GV cũng phải luôn luôn có ý thứ trau dồi, rèn luyện không những về kiến thức chuyên môn mà còn phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong...để mình thực sự là một người dạy, người thầy đúng nghĩa, cho người học noi theo.

Giảng viên là nhà khoa học nghĩa là họ phải là người có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư duy khoa học của nhà nghiên cứu và thường xuyên tham gia nghiên cứu khoa học, kịp thời năm bắt các thông tin khoa học mới để

truyền thụ cho sinh viên. Yêu cầu đối với người giảng dạy và vừa nghiên cứu khoa học và đây là nhiệm vụ chính yếu của họ.

Giảng viên phải là người tâm huyết với nghề; đây là một yêu cầu bắt buộc đối với bất cứ nghề nào, nhưng đồi với nghề “thầy giáo” thì yêu cầu “tâm huyết” phải đặt lên hàng đầu vì sản phẩm của giáo dục là hàm lượng tri thức, phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống...của con người. Bởi vì, sự tâm huyết này thể hiện lòng say mê nghề nghiệp và là động lực rất to lớn cho hoạt động sáng tạo và phấn đấu vươn lên cho mỗi người thầy, cũng như truyền lại sự tâm huyết ấy cho các thế hệ học trò.

Theo quyết định số: 538/TCCB-BCTL ngày 18/12/1995 của Ban tổ chức cán bộ chính phủ yêu cầu về trình độ của giảng viên như sau:

- Có bằng cử nhân trở lên;

- Đã qua thời gian tập sự theo quy định hiện hành; - Phải có ít nhất 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau đại học;

+ Chương trình triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học;

+ Những vấn đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc cao đẳng và đại học;

- Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ B (là ngoại ngữ thứ 2 đối với giảng viên ngoại ngữ).

1.2.2.2. Đội ngũ

Theo từ điển tiếng việt: “Đội ngũ là khối đông người được tập hợp có cùng chức năng nghề nghiệp, cùng một nhiệm vụ, tập hợp thành lực lượng”

[26, tr. 772]. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Đội ngũ là một tập thể người gắn

kết với nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất, tinh thần và hoạt động theo một nguyên tắc” [2, tr. 84].

Như vậy, đội ngũ được tạo thành bởi các yếu tố cơ bản sau: Là một tập hợp người; Hoạt động theo một nguyên tắc; Gắn bó vời nhau về quyền lợi vật chất tinh thần.

Từ các biểu hiện trên, có thể nêu chung: Đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, có cùng mục đích, làm việc theo chỉ huy, thống nhất và có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần.

Những nhà lãnh đạo-quản lý của ngành giáo dục và cơ sở đào tạo như các viện, học viện, trường đại học, cao đẳng... phải làm thế nào để gắn kết các thành viên trong ĐNGV thành một đội ngũ cùng chung một mục đích, lý tưởng, trong đó mỗi thành viên là một nhân tố quan trọng với đầy đủ trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức người tri thức mới, tình nguyện thành một khối đoàn kết thông nhất, tạo ra một đội ngũ nhà giáo lớn mạnh, rộng khắp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục trong thời đại ngày nay.

1.2.2.3. Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên là một tập thể người có cùng chung một mục đích, đó là thực hiện giảng dạy đạt chất lượng hiệu quả cao trên cơ sở vật chất, trang thiết bị để giao, phục vụ nhiệm vụ việc giảng dạy và giáo dục ĐNGV đó. Trong thời đại ngày nay, ĐNGV phải được giảng dạy với những trang thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả giáo dục và đáp ứng được thực tế cuộc sống.

Như vậy chúng ta có thể định nghĩa về đội ngũ giảng viên như sau: Đội ngũ giảng viên là một tập thể những nhà giáo được tổ chức thành một lực lượng có cùng chung nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho tập thể người đó. Hay ĐNGV là một tập thể những nhà giáo dạy ở cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học. Được tổ chức thành một lực lượng tập hợp các GV của một trường đại học, cao đẳng nhất định thì được gọi là đội ngũ giảng viên của trường đó. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo: Họ là người trực tiếp thể hiện và quyết định việc đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu trong các trường đại học.

Vì vậy, GV có vai trò đặc biệt trong quá trình dạy- học. Người GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần mà phải còn là người thiết kế, điều khiển, kích thích khơi dậy hứng thú, tính tự giác và tích cực tham gia học tập của người học để họ phát huy sáng tạo trong học tập.

* Giảng viên trong vai trò là người thiết kế

Giảng viên giảng dạy trong các trường cao đẳng – đại học trước hết họ là người thiết kế mà việc rõ nhất trong việc soạn thảo nội dung giảng dạy, tạo tình huống để người học tự giác trong học tập. Trong quá trình soạn thảo nội dung trong giảng dạy, giảng viên phải gắn bài giảng phù hợp với mục tiêu của trường và đối tượng của trường học, khiến người học say mê học tập và do vậy làm tăng hiệu quả, chất lượng học tập của sinh viên.

* Giảng viên trong vai trò là người tổ chức

Giảng viên đồng thời là người tổ chức cho sinh viên học tập, làm việc, tìm hiểu, sáng tạo. Vai trò tổ chức có ý nghĩa rất lớn với việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên. Để lớp học trở thành một “Cộng đồng xã hội”, GV phải cải tiến phương pháp dạy và học, lấy người học làm trung tâm, tạo mọi điều kiện để phát huy năng lực và trách nhiệm học tập sáng tạo của sinh viên, kết hợp hài hòa với việc học thầy với học bạn và chủ động trong học tập.

* Giảng viên trong vai trò là người cổ vũ

Giảng viên là người hướng dẫn, đồng thời là người động viên cổ vũ sinh viên trong học tập. Giảng viên có thái độ cởi mở, trân trọng đánh giá đúng mức sáng tạo của sinh viên, giúp cho sinh viên nhận thức đúng đắn vai trò sáng tạo của mình trong học tập.

*Giảng viên trong vai trò là người đánh giá

Giảng viên là người cuối cùng đánh giá nên đảm bảo chính xác, công bằng và là người trọng tài thực sự tin cậy của sinh viên. Giảng viên phải có phương pháp đánh giá hợp lý để phát huy tích cực của sinh viên trong học tập.

Vì giảng viên có vai trò to lớn như vậy trong nhà trường, nên cần thiết phải có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên để bảo đảm người giảng viên giỏi về chuyên môn, có lương tâm nghề nghiệp, có đạo đức lối sống trong sáng và xứng đáng với sự tôn vinh của toàn xã hội.

1.2.2.4. Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

Theo đánh giá của Piper (1993) thì: “Phát triển đội ngũ giáo viên là công cụ mạnh nhất của công tác phát triển nhà trường. Nó tập trung vào các

biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong tương lai và gắn chặt với lập kế hoạch chiến lược.”

Hay như GriFin (1983) và Bradhy (1991) xem sự phát triển của đội ngũ giáo viên là sự phát triển của tổ chức (nhà trường) hoặc ít ra nó cũng là bộ phận cấu thành lên kế hoạch, chiến lược để phát triển nhà trường. Nó chính là một hình thức tác động vào hoạt động của nhà trường nhằm đạt được mục tiêu phát triển. Công tác phát triển đội ngũ giáo viên là nhằm tạo ra tiềm lực cho việc phát triển nhà trường.

Mục tiêu của quản lý phát triển ĐNGV là huy động khả năng làm việc tốt nhất của giảng viên và làm cho họ được hài lòng và yên tâm công tác.

Nhà trường quản lý ĐNGV, thực chất là việc quản lý thực hiện các nhiệm vụ của ĐNGV và của từng GV Nhà trường phải có chính sách để thu hút đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao và có khả năng sư phạm tham gia giảng dạy ở các trường đại học, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trường đại học được tu nghiệp ở nước ngoài, tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, để nâng cao trình độ chuyên môn vừa cập nhận kiến thức và có cơ hội đưa tiến bộ khoa học vào cuộc sống.

Tóm lại, quản lý phát triển ĐNGV một quá trình có dự báo, qui hoạch, tuyển dụng trong đó có sự thăng tiến một cách đồng bộ và hợp lý cả về quy mô, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng trên cơ sở tạo ra một môi trường có thể phát huy tối đa năng lực làm việc của GV nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường.

1.3. Những yêu cầu chung về xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên

1.3.1. Số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên

Đủ số lượng GV để thực hiện chương trình giáo dục và NCKH; số lượng GV nhìn trên sự điều hành vi mô (trong trường). Căn cứ vào thông tư số 57/2011/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011của Bộ GDĐT xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cho thấy số lượng GV quy chuẩn trên số học sinh sinh viên là 1/25 đối với trường ĐH và 1/ 30 đối với trường cao đẳng và TCCN. Cơ cấu GV hợp lý về độ tuổi, giới tính, chuyên môn, trình độ…

1.3.2. Chất lượng đội ngũ

- Mạnh về chất lượng:

+ Chuẩn về chuyên môn (học vấn) + Chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm + Chuẩn về đạo đức tư cách người thầy.

- Đồng bộ về cơ cấu: xét trên các sự tương thích + Về giới nam, nữ;

+ Về giảng dạy theo bộ môn; + Tuổi đời;

+ Về trình độ nghiệp vụ sư phạm (người có tay nghề cao và bình thường).

1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực giáo dục đại học

1.4.1. Chính sách phát triển giáo dục đại học của quốc gia

Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục ĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã nêu rõ đổi mới GDĐH là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước tăng cường đầu tư cho GDĐH, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển GDĐH. Mục tiêu chung là đổi mới và toàn diện GDĐH, tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được mục tiêu chung này, nghị quyết cũng đã đề ra một trong số các mục tiêu cụ thể là mở rộng quy mô đào tạo đi đôi với đảm bảo chất lượng đào tạo. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc đội ngũ cán bộ GDĐH cũng phải theo đó nâng cao cả về lượng cũng như về chất.

Ở nước ta để có một NNL vừa đảm bảo về số lượng, chất lượng đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, của sự hội nhập kinh tế quốc tế, thì NNL nói chung ở nước ta phải được đào tạo theo một

quy trình nhất định (dù đào tạo chính quy hay tại chức hoặc dưới dạng hình thức khác), phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân lực GD-ĐT, NNL GD-ĐT cũng cần phải trang bị những kiến thức kỹ năng... cần thiết để đào tạo NNL cho đất nước. Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc: “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý GDĐH” [14, tr. 3]. Công tác quy hoạch, đào

tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý cũng được nhà nước đặc biệt chú trọng với những chính sách cụ thể là:

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch ĐNGV và cán bộ quản lý GDĐH, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH;

- Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GV và cán bộ quản lý GDĐH. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của GV, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý;

- Đổi mới phương thức tuyển dụng theo hướng khách quan, công bằng và có yếu tố cạnh tranh. Hoàn thiện và thực hiện cơ chế hợp đồng dài hạn; bảo đảm sự bình đẳng giữa giảng viên biên chế và hợp đồng, giữa giảng viên ở cơ sở giáo dục công lập và ở cơ sở giáo dục ngoài công lập;

- Xây dựng và ban hành chính sách mới đối với GV bao gồm tiêu chuẩn GV, định mức lao động, điều kiện làm việc, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chế độ nghỉ dạy dài hạn để trao đổi học thuật và cơ chế đánh giá khách quan kết quả công việc. Ban hành chính sách, chế độ kiêm nhiệm giảng dạy;

- Đổi mới quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư theo hướng giao cho các cơ sở GDĐH thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và điều kiện chung do Nhà nước quy định. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Cải cách thủ tục hành chính xét công nhận giảng viên, giảng viên chính.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức thông qua Chiến lược “Phát triển dạy nghề thời kỳ

2011-2020”. Trong đó, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt

23,5 triệu người, đến năm 2020 là 34,4 triệu trong đó số học sinh trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề tương ứng là 4,8 triệu và 8,0 triệu; đáp ứng yêu cầu giảng dạy ở các trình độ khác nhau, đội ngũ giáo viên dạy nghề, người dạy nghề cần được phát triển tương ứng về số lượng, đảm bảo chất lượng. Đến năm 2015, số giáo viên dạy nghề cần có khoảng 51.000 người, trong đó số giáo viên dạy CĐN, TCN là 37.000 người, tỷ lệ GV dạy cao đẳng nghề có trình độ thạc sỹ đạt trên 25%. Các số liệu tương ứng vào năm 2020 là 77.000, 59.000 và 40%. Vì vậy, đến năm 2015 chúng ta cần:

- Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển bổ sung mới 20.000 GV dạy CĐN, TCN; - Bồi dưỡng đạt chuẩn kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 10.000 giáo viên chưa đạt chuẩn về kỹ năng nghề hoặc nghiệp vụ sư phạm dạy nghề để đến năm 2015, 100% giáo viên đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề. Trong đó, đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia có trình độ kỹ năng nghề cao hơn một bậc so với trình độ kỹ năng nghề

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 27 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)