3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Biện pháp đổi mới công tác đánh giá ĐNGV nhằm nâng cao tính khách quan, chính xác, hiệu quả trong công tác đánh giá và giúp GV nhận thức được những mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân để có kế hoạch tự hoàn thiện.
3.3.4.2. Nội dung của biện pháp
Nhà trường cần thấm nhuần ý nghĩa quan trọng của việc tổ chức đánh giá các hoạt động của nhà trường và đánh giá kết quả của việc dạy-học của
ĐNGV để thấy được đây là động lực thúc đẩy sự nghiệp GDĐT của trường trong giai đoạn hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo.
Thực tế cho thấy, việc đánh giá trong giáo dục nói chung thường nặng nề về đánh giá tổng quát, mang tính hình thức và không định hướng xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng và phát triển ĐNGV.
Trong hoạt động giáo dục, ĐNGV của nhà trường chỉ được đánh giá trong các đợt theo học kỳ, theo năm học và sử dụng danh hiệu như chiến sĩ thi đua, bằng khen, giấy khen, GV giỏi... Với các tiêu chí định tính là chủ yếu.
Hoạt động của giảng viên trong môi trường giảng dạy cũng như bất kỳ một chuyên môn nào khác đều chịu áp lực của 2 loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Giảng viên là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, được xã hội, học viên tôn vinh, kính trọng và đồng thời tạo xã hội cũng tạo mọi điều kiện để họ học tập, tu dưỡng và phát triển sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, xã hội, nhà trường và sinh viên cũng đòi hỏi GV có tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm, toàn ý với công việc của họ. Chính vì vậy việc đánh giá giảng viên phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển cá nhân để qua đó thúc đẩy sự tiến bộ của nhà trường.
Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một họat động mang tính xã hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với chất lượng. Việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy học. Chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp tới hoạt động giảng dạy trong đó GV là người đóng vai trò chủ chốt trong việc đánh giá công việc của chính đội ngũ họ. Vấn đề là làm sao cho GV tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý và có hiệu quả, trong đó họ vừa là người đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá.
Các cấp lãnh đão quản lý nhà trường cần quán triệt một nguyên tắc quan trọng của công tác đánh giá là “Mô tả đầy đủ đánh giá đầy đủ”.
Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hay một văn bản pháp quy nào mô tả đầy đủ công việc GV. Không mô tả được đầy đủ hoạt động của ĐNGV thì không thể đánh giá hoạt động đó và người GV cũng không biết
hành vi nào cần cải tiến, hành vi nào cần loại bỏ, hành vi nào cần duy trì. Do vậy, kết quả của việc đánh giá chưa đúng mục đích.
Một trong nhũng mục tiêu quan trọng của công tác đánh giá là cổ vũ việc học tập, tu dưỡng phấn đấu của GV. Đánh giá thường xuyên được tiến hành trong nội bộ GV không có sự tham gia của sinh viên và đánh giá chất lượng giảng dạy của GV chưa hoàn toàn dựa trên kết quả học tập và phấn đấu của sinh viên. Do vậy việc đánh giá GV không giúp gì cho việc thúc đẩy tiến bộ của sinh viên thêm nữa các GV cũng thường ngại khi phải nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, nhất là trong các đợt bình bầu danh hiệu thi đua cuối năm.
Một điểm cần khắc phục nữa là quá trính đánh giá thường không quan tâm đầy đủ với mục tiêu đánh giá. Sự tiến bộ của các nhân, lợi ích, trách nhiệm của nhà trường chưa được chú ý đến mức và việc sử dụng kết quả học tập, sự tiến bộ của sinh viên trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá giảng viên cũng chưa làm được bao nhiêu. Hơn nữa một số chỉ tiêu định lượng như một số đề tài nghiên cứu khoa học, số bài báo đăng…có thể dẫn đến hiệu quả không mong muốn là các GV chỉ tập trung vào kết quả công việc của họ nhiều hơn là chú ý đến việc làm gì để cải tiến công việc của họ. Giảng viên thường không có ý thức nghĩ đến công việc của mình một cách thường xuyên trong quá trình làm việc, mà thường chỉ là sau khi kết thúc công viêc.
3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
* Xác định chức trách, nhiệm vụ của giảng viên
Chức trách, vai trò, trách nhiệm, của giảng viên của trường đại học thường thay đổi theo từng giai đoạn, từng nhiệm vụ. Trước đây giảng dạy được xem là nhiệm vụ không thể thiếu của GV, nhưng từ năm 60 của thế kỷ XX nghiên cứu khoa học được bổ sung vào chức trách của từng giảng viên và từ đó hình thành nên cấu trúc gồm hai nhiệm vụ “Giảng dạy và nghiên cứu” với mức độ cân bằng giữa hai nhiệm vụ giảng và nghiên cứu tùy thuộc vào từng trường, từng học viện.
Cho tới nay, nhiều nhà nghiên cứu, các học giả cũng chứa thống nhất với quan điểm trên về trách nhiệm của GV và cho rằng các trường đại học chưa
quan tâm đúng mức tới quá trình học tập và tiến bộ người học. Tuy vậy các học giả có chung quan điểm về cách xác định đầy đủ và chính xác công việc GV. Theo họ chức trách GV bao gồm các yếu tố như: Giảng dạy; Nghiên cứu; Bổn phận công dân và tư cách nhà khoa học.
Về thực chất, chức trách của GV theo mô hình này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ khó phân biệt rạch ròi giữa giảng dạy và nghiên cứu và dịch vụ phục vụ cộng đồng. Vì vây, chức trách, vai trò, trách nhiệm GV gắn liền với nhiệm vụ GDĐT của trường trong từng học kỳ, từng giai đoạn.
* Thu nhập và phân loại bằng chứng
Để đánh giá chính xác công việc giảng dạy của giảng viên theo chức trách, việc thu nhập xử lý các bằng chứng cho từng loại công việc rất quan trọng. Vấn đề là phải xác định được các bằng chứng phù hợp, tin cậy trung thực có giá trị và công bằng đối với các giảng viên.
Nguồn cung cấp bằng chúng: do việc, xem xét, đánh giá trung thực, khách quan được tiến hành liên tục trong cả quá trình giảng dạy GV, nên việc tìm các nguồn cung cấp bằng chứng về mức độ hoàn thành công việc theo chức trách của người GV là điều rất quan trọng. Đối với trường CĐCN In thì nguồn cung cấp thông tin tích lũy từ:
- Bản thân giảng viên;
- Các đồng nghiệp trong và ngoài trường; - Các cấp quản lý;
- Sinh viên;
- Các tổ chức xã hội mà giảng viên tham gia. Các hình thức thông tin bao gồm:
- Phỏng vấn;
- Quan sát, kiểm tra;
- Đánh giá bằng các bài tham luận hoặc các bài thu hoạch.
Với mỗi loại hình công việc của GV có thể có những nguồn và phương pháp đánh giá khác nhau. Căn cứ vào chức trách của từng GV là giảng dạy,
nghiên cứu khoa học, dịch vụ chuyên môn và nghĩa vụ công nhân có thể sử dụng các bằng chứng sau để đánh giá:
- Các bằng chứng tham gia các hoạt động giảng dạy của giảng viên
+ Kế hoạch giảng day; + Kết quả quá trình dạy học;
+ Những thành tích nổi bật trong quá trình giảng dạy.
- Các bằng chứng cho các hoạt động nghiên cứu
+ Tổng kết các hoạt động nghiên cứu; + Các bài báo đã công bố và chưa công bố; + Báo cáo tham luận tại hội nghị, hội thảo; + Các xuất bản phẩm khác.
- Bằng chứng cho các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn
Ngoài hoạt động giảng dạy nghiên cứu khoa học, giảng viên có thể bằng trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mình cung cấp các dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng.
Bằng chứng mô tả đánh giá các hoạt động dịch vụ chuyên môn phục vụ cộng đồng GV không chỉ dừng lại số lượng các họp đồng dự án…mà họ tham gia. Vấn đề quan trọng ở đây là xác định được ảnh hưởng của GV đó thông qua công việc của mình tác động đến đời sống xã hội, tới cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cộng đồng đó liên quan đến chuyên môn của GV. Do vậy, bằng chứng các họat động chuyên môn sẽ là:
- Những tác động của hoạt động tới các mặt khác nhau của cộng đồng; - Những tác động tới chất lượng của hoạt động khác nhau của giảng viên. Bằng chứng về bổn phận công dân với tư cách là nhà chuyên môn, bằng chứng các hoạt động này có thể là: Bản báo cáo các hoạt động xã hội từ thiện công ích mà GV tham gia. Mức độ ảnh hưởng uy tín chuyên môn của cá nhân GV tới nhà trường.
Sau khi thu nhận bằng chứng bước tiếp theo sử dụng bằng chứng trong đánh giá các hoạt động GV. Khâu quan trọng nhất trong quá trình đánh giá hoạt động của GV là sử dụng bằng chứng để đánh các hoạt động của GV.
Đánh giá đạt được mục tiêu là giúp cho sự tiến bộ của từng GV đồng thời phục vụ cho việc nâng cao chất lượng của quá trình giảng dạy, cần giải quyết một số vấn đề về mặt lý luận như: Ai là người có thể sử dụng những bằng chứng, từ các nguồn và sử dụng các bằng chứng như thế nào ?
Sử dụng bằng chứng đánh giá là tạo điều kiện để cá nhân và tổ chức cùng phát triển tới những mục tiêu đã thống nhất trong kế hoạch. Do vậy, người đầu tiên có quyền sử dụng bằng chứng phải là bản thân GV được đánh giá. Các bằng chứng có thể do từng các nhân thu thập các phương thức mà họ tự hạch định từ trước và cả những bằng chứng mà các cấp quản lý có được từ những phương thức khác nhau. Các GV sử dụng bằng chứng này để tự điều chỉnh trong khóa học, hoặc để bổ sung cho các khóa học khác. Sự điều chỉnh có thể được tiến hành trong phương pháp giảng dạy, phương thức kiểm tra đánh giá, hoặc có thể trong giao tiếp thầy trò.
Chẳng hạn, Hiệu trưởng hoặc Trưởng khoa là người thứ hai có thể sử dụng bằng chứng đó là cấp quản lý cao nhất của từng đơn vị. Thủ trưởng cùng đơn vị cùng thảo luận với các GV được đánh giá một cách bình đẳng và chân thành, với các bằng chứng thu nhập được của mình và của các GV để cùng nhau đưa ra kết luận mà cả hai bên đều chấp nhận được.
Trong quá trình đánh giá, thủ trưởng đơn vị là người có ảnh hưởng rất lớn và chắc chắn phải đối mặt với nhiều sức ép; Thủ trưởng đơn vị cũng là người có vị thế tốt nhất để khuyến khích GV sử dụng kết quả của quá trình đánh giá cho sự thăng tiến của họ và tạo ra môi trường tin cậy lẫn nhau để hoạt động đánh giá đạt được mục tiêu một cách tốt nhất .
* Xây dựng quy trình đánh giá
Đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và đánh giá GV nói chung là một quá trình mang tính hệ thống, đòi hỏi sự tự nguyện, hợp tác của các bên. Để có thể xây dựng hệ thống đánh giá tốt, cần rất nhiều vấn đề giải quyết như: Xác định mục tiêu đánh giá, công cụ đánh giá…Thường có hai hình thức đánh giá: Đánh giá quá trình và đánh giá tổng hợp
Để đánh giá quá trình phải thu nhập, xử lý thông tin cho cả quá trình diễn ra khóa học phải xem xét, nâng cao hịêu quả chất lượng khóa học. Đánh giá tổng hợp để có thông tin về hiệu quả khóa học, rút kinh nghiệm cho khóa học sau, hoặc đưa ra quyết định về khen thưởng, nâng bậc hay quyết định quản lý khác.
Chính vì vậy trong quá trình đánh giá tổng hợp, người sử dụng phải xem xét toàn bộ hệ mục tiêu, các nguồn thông tin khác nhau, loại trừ mọi thông tin nhiễu và xử lý sao cho có được những kết luận khách quan, công bằng, có hiệu quả.
Để đánh giá thành công, cần thiết có một quy trình gồm các quy định nghiêm ngặt về các bước sau đây trong hoạt động đánh giá.
- Xác định mục tiêu
Tất cả các đối tượng bị tác động bởi hoạt động đánh giá phải được cùng xem xét để đi đến xác định mục tiêu của hoạt động này qua việc trả lời các câu hỏi sau: Hoạt động nào cần đánh giá và tầm quan trọng của các hoạt động đó ? Đâu là nguồn thu nhập thông tin ? Sử dụng phương pháp nào xử lý các loại thông tin và lấy trọng số các loại thông tin như thế nào ? và Dự định sử dụng các loại thông tin nào cho việc ra quyết định quản lý ?
- Cần có biện pháp đảm bảo sự thống nhất cao của toàn thể cán bộ giảng viên trong khoa, trong trường về hệ mục tiêu này.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá, trình tự ra quyết định trên cơ sở kết quả đánh giá và công bố công khai trong toàn khoa, toàn trường. - Hướng dẫn các đối tượng khác sử dụng các thông tin quản lý. Sao cho kết quả đánh giá đúng mục tiêu đáp ứng được sự mong đợi của nhà trường và của từng giảng viên.
Có kế hoạch, biện pháp nguồn lực giúp các giảng viên bị đánh giá chưa đạt yêu cầu khắc phục điểm yếu để phấn đấu vươn lên và có chính sách khuyến khích, khen thưởng các giảng viên được đánh giá cao.
3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Phải xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợ với thực tiễn của nhà trường trên cơ sở đồng quan điểm;
Công khai phổ biến các tiêu chí từ đầu năm học để cho GV định hướng phấn đấu thực hiên;
Công tác kiểm tra giám sát của cán bộ quản lý đối với hoạt động của GV phải thành nề nếp thường xuyên. Cán bộ đánh giá phải công bằng, minh bạch, có tinh thần phê và tự phê cao;
Trách nhiệm của từng cá nhân của từng GV phải tự giác, chấp nhận sự kiểm tra, đánh giá, coi đây là nghĩa vụ phải thực hiện để trau dồi kiến thức, hoàn thiện mình;
Phải sử dụng kết quả đánh giá làm căn cứ xét thi đua.