Công tác kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 65 - 66)

Việc bố trí sắp xếp giảng viên thực hiện các nhiệm vụ giáo dục- đào tạo theo chuyên môn đào tạo bao hàm cả đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng ngắn ngày để đạt hiệu quả sử dụng cao nhất. Giảng viên phải được giảng dạy và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo, tức là theo đúng chuyên ngành đào tạo. Trong sử dụng, Nhà trường đã biết trọng dụng người tài, khuyến khích ĐNGV say mê học tập và tu dưỡng để phát triển nghề nghiệp của bản thân và sử dụng đào tạo của Nhà trường, của đất nước.

Trong quản lý nguồn nhân lực, đánh giá thành tựu là một trong những nhiệm vụ quan trọng và hông ít khó khăn. Đánh giá thành tựu bao gồm đánh giá không chính thức và đánh giá chính thức có hệ thống. Với mục đích xem kỹ càng đội ngũ nhân viên để cân nhắc, đề bạt, thuyên chuyển hoặc sa thải.

Đối với GV, việc đánh giá hoạt động giảng dạy là yêu cầu thường xuyên, liên tục và bức thiết. Đánh giá là thu nhập và xử lý các dữ liệu về hoạt động nào đó có một cách hệ thống để có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

Đánh giá được bắt đầu từ khi xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và trên cơ sở đánh giá thực hiện theo kế hoạch sẽ đưa ra quyết định phù hợp. Đánh giá được dựa trên các nguồn thông tin khác nhau và đầy đủ: từ HSSV, từ đồng nghiệp, từ bản thân GV và từ các nhà lãnh đạo, quản lý trực tiếp.

Việc đánh giá GV giúp cho người giảng viên tự hoàn thiện mình về mọi mặt, đặc biệt về chuyên ôn nghiệp vụ, đồng thời giúp cho nhà trường quản lý điều chỉnh các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, động viên và thúc đẩy đội ngũ này yên tâm trong quá trình công tác.

Trong nhưng năm qua việc đánh giá ĐNGV của trường CĐCN In đã được thực hiện thường xuyên hàng năm. Tuy nhiên việc đánh giá chỉ giao cho các khoa chuyên môn chủ trì việc đánh giá. Các khoa lại chỉ quân tâm tới việc đánh giá đối với GV mới tuyển dụng, và việc đánh giá thường được giao cho một vài GV trong khoa có thâm niên và có cùng chuyên môn hay chuyên môn gần với môn dạy của GV cần đánh giá. Đối với các khoa mới thành lập, các môn mới thì việc đánh giá đơn giản hơn nhiều vì thực sự không có đủ con

người để làm việc này. Đối với các GV có thâm niên việc đánh giá thực sự là chưa có kế hoạch thực hiện thường xuyên, nếu có thường kiểm tra bắt đầu vào năm học mới, thiếu kiểm tra đánh giá đột xuất. Vì vậy có một số GV trên còn thụ động, chậm cải tiến và đổi mới bài giảng so với thực tế sản xuất.

Việc đánh giá ĐNGV qua kênh HSSV hiện nay còn có độ tin cậy không cao do có nhiều yếu tố gây nhiễu. Trong nghững năm qua việc lấy phiếu thăm dò đối với GV thực hiện không liên tục. Đây cũng là hạn chế trong công tác đánh giá GV nhiều năm nay của trường.

Phần lớn số người được hỏi đều cho rằng: Việc sử dụng GV trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học là rất hợp lý và hợp lý chiếm 73.7 %. Tuy nhiên công tác đánh giá chưa hợp lý với 69.4 % số phiếu có lẽ đây là khâu cần cải cách triệt để tránh hình thức và bình quân chủ nghĩa chỉ có như vậy mới thúc đẩy sự công hiến và lỗ lực công tác, học tập hơn nữa của ĐNGV trong trường.

Bảng 2.17. Đánh giá công tác sử dụng và đánh giá ĐNGV

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 65 - 66)