Công tác đào tạo bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 63 - 65)

Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dược quan tâm và đầu tư sâu, đặc biệt là đối với ĐNGV. Số lượng thống kê cho thấy số giảng viên được cử đi đào tạo dài hạn và ngắn hạn trong và ngoài nước hằng năm được duy trì tương đối đều.

Bảng 2.15. Số lượng đào tạo, bồi dưỡng dài hạn

Loại hình đào tạo Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đại học 03 04 03 04 03 02 Thạc sỹ 02 03 03 03 02 02 Tiến sỹ 0 0 0 1 2 1

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

Riêng năm 2013 (tính đến tháng 09/2013) nhà trường đã cử 18 lượt cán bộ đi trao đổi hợp tác, bồi dưỡng và NCKH trong và ngoài nước. Điều đó công tác trên đã được nhà trường coi là quan trọng hơn. Đây không những là nhu cầu đòi hỏi nâng cao trình độ ĐNGV vì sự PT của nhà trường mà còn là yêu cầu của quá trình tiếp cận cách QLKH, tiếp cận trình độ khoa học tiên tiến trên con đường hội nhập và phát triển. Công tác cử đi đào tạo bồi dưỡng ĐNGV ở nước ngoài cũng có nhiều tiến triển trong những năm qua. Nhà trường đã có những chính sách tạo điều kiện và ưu tiên về mọi mặt đối với cán bộ GVCH và cán bộ tạo nguồn, khi cử họ đi tham gia đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở nước ngoài. Tuy nhiên số lượng đào tạo dài hạn ở nước ngoài còn hạn chế, chủ yếu mới là bồi dưỡng ngắn hạn. Đặc biệt số lượng GV được cử đi học năm 2011 tăng hơn hẳn so với năm trước.

Để đánh giá về đào tạo bồi dưỡng ĐNGVCH của trường, tác giả đã dùng phiếu hỏi và nhận được kết quả trả lời cho câu hỏi số 06 trong phần phụ lục 01 như trong bảng 2.16. Phần lớn số người được hỏi đều cho rằng công tác trên là chưa tốt đặc biệt là đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn của GV (61.1 %). Riêng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ được đánh giá cao hơn với hơn 72 % cho là rất tốt và tốt.

Bảng 2.16. Đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV

Trong thời gian tới Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trẻ, thông qua quan hệ hợp tác của trường như: Học viện ấn loát Matxcơva, học viện in ấn Bắc Kinh, tổ chức Printpromotion Cộng hòa liên bang Đức… và chủ động xin học bổng đi học tập, nghiên cứu dài hạn và khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn đối với giảng viên có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ của trường. Bên cạnh đó chính sách “giải pháp có tính đột pháp tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên” của các đơn vị cũng được nhà trường ưu tiên đặc biệt, trong việc khai thác triệt để các nguồn kinh phí, bồi dưỡng ở nước ngoài. Trước tình hình các giảng viên ở khoa công nghệ in còn hạn chế về chuyên môn và kiến thức thực tế, Trường đã có nhiều biện pháp mang tính đồng bộ để giải quyết như: Cử số GV sang kiêm nhiệm tại các phòng ban đã có nhiều kinh nghiệm sang giúp đỡ kèm cặp, hay mời các GVTG có kinh nghiệm tại các xí nghiệp in, ưu tiên cán bộ GV trẻ tham gia các hội thảo khoa học chuyên đề, hội chợ giới thiệu sản phẩm của các hãng sản xuất thiết bị và nguyên vật liệu ngành in và đặc biệt là Khoa công nghệ in đã bố trí thời gian tham gia giảng dạy của các giáo viên mới ít hơn khoảng ½ định mức. Thời gian còn lại và kỳ nghỉ hè các GV trên phải đi thực tế ở các xí nghiệp có thế mạnh ở các lĩnh vực: Thiết kế bao bì tem nhãn, Công nghệ gia công bao bì, Công nghệ in ống đồng, Công nghệ in flexo và In kỹ thuật số… và phải có bản thu hoạch để làm cơ sở đánh giá.

TT Mức độ Tiêu chí Rất tốt (%) Tốt (%) Chƣa tốt (%)

1 Đào tạo dài hạn nâng cao trình độ chuyên môn của GV 9.7 29.2 61.1 2 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 18.1 54.2 27.7 3 Bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ…. 15.3 34.8 50.1

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)