Thực trạng về đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 49 - 129)

2.5.3.1. Số lượng và trình độ giảng viên

Để đáp ứng nội dung chương trình, mục tiêu yêu cầu đào tạo của trường, ĐNGV trong thời gian qua được cải thiện về số lượng và chất lượng. Hiện nay toàn trường có 58 là GVCH (chiếm 86.6%) và 9 GVTG (chiếm 13.4 %). 100% số GVCH có trình độ cao đẳng và đại học trở nên, nhiều giảng viên có hai bằng đại học hoặc đang theo học cao học. Trình độ thực tế ĐNGV của trường hiện nay được thống kê như sau:

Bảng 2.5. Trình độ đội ngũ giảng viên của trường hiện nay

Trình độ GVCH GVTG Ghi chú SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Đại học & cao đẳng 43 & 3 79.3 03 33.3 7 GV đang học cao học 03 đang học đại học Thạc sỹ 11 19.0 05 55.6 3 GV đang nghiên cứu sinh

Tiến sỹ 1 1.7 01 `11.1% PGS& GS 0 0.0 0

Tổng số 58 100.0 09 100

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

Trong 58 GVCH có 51 người trực tiếp giảng dạy tại các khoa, tổ

1% 8% 9% 26% 56% Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Khác 53% 10 %

chuyên môn trực thuộc; 7 người làm công tác quản lý lãnh đạo, kiêm nhiệm giảng dạy tại các phòng, khoa, trung tâm (chiếm 12.1%). Có 03 GV dạy thực hành đang học liên thông đại học. Căn cứ vào thông tư số 57/2011/TT- BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011của Bộ GDĐT xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cho thấy số lượng GV quy chuẩn là 58.8 GV trên số HSSVlà 1.659 HSSV chính quy. Tỷ lệ số lượng HSSV và GV đã quy đổi là: 28,2 HSSV /GV. Như vậy tỷ lệ này phù hợp với thông tư trên.

2.5.3.2. Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo các khoa

Bảng 2.6. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo khoa

TT Khoa Số lƣợng Ghi chú 1 Khoa KHĐC 15 2 Khoa công nghệ in 26 3 Khoa CNKT cơ khí 5 4 Khoa THƯD 8 5 Khoa QTKD 5 Tổng cộng 58

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

2.5.3.3.Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo trình độ học vấn

Trong tình hình hiện nay, sự thay đổi công nghệ luôn đòi hỏi thay đổi nhiều về kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành và cách thức học tập của sinh viên thì trình độ học vấn của ĐNGV là một trong những yêu cầu và tiêu chuẩn phản ánh chất lượng ĐNGV. Qua số liệu bảng 2.7 ta thấy thời điểm hiện tại tỷ lệ GV có trình độ học vấn sau ĐH chiếm tỷ lệ 20.7%. Tỷ lệ cử nhân và kỹ sư là GV còn chiếm ở mức cao 79.3% điều này là một bất cập. Vì vậy để đảm bảo tỷ lệ GV có trình độ cao trong ĐNGV trường phải nỗ lực hơn nữa trong việc tạo điều kiện để ĐNGV tự hoàn thiện học vấn của mình, đáp ứng, mục tiêu yêu cầu đào tạo mà BGH đề ra trong giai đoạn đến 2015: Đó là tỷ lệ 5% tiến sĩ, 30% thạc sĩ. Đến năm 2020 có ĐNGV với tỷ lệ là trên 60% có trình độ sau đại học, trong đó có 15% là tiến sĩ, 50% là thạc sĩ;

Bảng 2.7. Trình độ học vấn của giảng viên cơ hữu tại các khoa

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

Theo bảng 2.7, nhiều khoa có ĐNGV có trình độ học vấn cao tỷ lệ sau đại học chiếm tới 40% tổng số GV của khoa. Tuy vây, có những khoa như khoa CNKT cơ khí chưa có tiến sỹ và thạc sỹ, 100 % số GV của khoa có trình độ đại học và cao đẳng. Hiện tại nhà trường đang thiếu chức danh cao về học hàm học vị như Giáo sư, Viện sỹ, Phó giáo sư, TSKH.

Mặc dù nhiều GV hiện nay đang theo học sau đại học và NCS sẽ là nguồn bổ sung lực lượng có trình độ học vấn cao trong thời gian tới, nhưng để đạt được yêu cầu do BGH đặt ra cho lộ trình đến năm 2020 là trên 60% có trình độ sau đại học, BGH phải đề ra nhiều biện pháp khả thi hơn.

Tuy nhiên, có được kết quả như vậy là một sự nỗ lực rất lớn của nhà trường nói chung và từng GV nói riêng. Nếu như năm 2007 nhà trường mới có 29 GV có trình độ đại học và cao đẳng trở nên, thì đến thời điểm hiện tại (9/2013) trường có 58 GV với trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư và cử nhân.

Để bổ sung kịp thời cho tiến trình giảng dạy và đáp ứng mục tiêu yêu cầu chất lượng đào tạo. Trường đã mời thêm GV ở các trường Đại học có học vị học hàm cao tham gia giảng dạy. Tuy nhiên, tỷ lệ GV nói chung của nhà trường có học vị cao còn thấp, tỉ lệ GVCH có trình độ trên đại học mới chiếm 20.7%, điều này do đặc thù của nhà trường là giảng dạy gắn liền với truyền đạt kinh nghiệm. Đội ngũ GVCH bao gồm nhiều GV trẻ hiện nay đang tham gia

T T Khoa Tiến Tỷ lệ % Thạc Tỷ lệ % Kỹ sƣ & cử nhân Tỷ lệ % 1 Khoa KHĐC 0 0.0 02 13.3 13 86.7 2 Khoa công nghệ in 0 0.0 06 24.0 19 76.0 3 Khoa CNKT cơ khí 0 0.0 0 0.0 05 100 4 Khoa THƯD 0 0.0 02 25.0 06 75.0 5 Khoa QTKD 01 20.0 01 20.0 03 60.0 Tổng cộng 01 1.7 11 19.0 46 79.3

học tập và nâng cao tại các trường trong nước, cũng như nước ngoài cho nên thời gian tới số lượng GV có trình độ sau đại học của trường sẽ tăng.

2.5.3.4. Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo chức danh

Đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy theo chức danh và có kinh nghiệm công tác giáo dục trong trường được thống kê như sau:

Bảng 2.8. Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo chức danh đến 2012

TT Chức danh Năm 2007 Tỷ lệ % Năm 2009 Tỷ lệ % Năm 2012 Tỷ lệ % 1 GS.PGS 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 Giảng viên chính 2 7.4 5 13.5 10 19.60 3 Giảng viên 27 92.6 32 85.5 41 80.40 Tổng cộng 29 100.0 37 100.0 51 100.0

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

Bảng số liệu trên một lần nữa lại khẳng định chất lượng đội ngũ giảng viên của trường CĐCN In bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Tỷ lệ giảng viên chính chiếm tỷ lệ ngày càng cao; năm 2007 có 2 giảng viên, chiếm 7.4%; năm 2012 tăng lên là 10 giảng viên chiếm 19.6 % tổng số cán bộ làm công tác giảng dạy. Những yếu tố này đã khẳng định hướng đi trong quản lý phát triển ĐNGV của trường là có cơ sở và hợp lý trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm tới đây.

Bảng 2.9.Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo chức danh năm 2013

TT GV GS.PGS Giảng viên chính Giảng viên Tổng số SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 GVCH 0 0.0 10 17.2 48 82.8 58 2 GVTG 0 0.0 6 66.7 3 33.3 09

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

Bảng 2.9 cho thấy nhà trường trong năm 2013 chưa quan tâm đến việc tổ chức thì nâng bậc cho ĐNGV. Việc tổ chức diễn ra thường xuyên đúng chế

độ, chính sách của nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho GV và đây cũng là một trong những biện pháp nhằm thu hút, động viên đội ngũ GVCH phấn đấu và học tập không ngừng. Đối với việc mời GVTG nhà trường cũng đã quan tâm chức danh và thù lao cho GV cũng được quy định theo chức danh.

2.5.3.5. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo độ tuổi

Tính liên tục, tính kế thừa được phản ánh qua độ tuổi của ĐNGV. Tỷ lệ cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi GV sẽ đảm bảo nguồn cán bộ ổn định. Cơ cấu độ tuổi sẽ phản ánh những biến động về số lượng cán bộ trong tương lai. Đây là một trong những yếu tố cần thiết giúp cho BCH và lãnh đạo các khoa có kế hoạch xây dựng, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ. Hiện tại ĐN GVcơ hữu của trường có cơ cấu theo độ tuổi như sau:

Bảng 2.10. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo độ tuổi

Tổng số

Dƣới 30 tuổi Từ 30 đến dƣới 40 tuổi Từ 40 đến dƣới 50 tuổi Từ 50 đến dƣới 60 tuổi SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% 58 20 34.5 16 27.6 16 27.6 6 10.3

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

Bảng 2.10 cho thấy cơ cấu ĐNGV trường CĐCN In theo độ tuổi: Nhóm GV có độ tuổi dưới 30 chiếm 34.5%. Trong số giảng viên mới này 02 GV có trình độ thạc sỹ và 1 GV đang nghiên cứu sinh. Đây là lực lượng GV trẻ, có sức khỏe tốt được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng nhân thức, tiếp thu nhanh, hào hứng, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, do tuổi còn trẻ, thâm niên công tác ít, kinh nghiệm giảng và vốn sống thực tiễn chưa nhiều, nên việc học tập tu dưỡng đạo đức và nâng cao bản lĩnh chính trị đối với nhóm này là tập chung các nội dung về công tác quản lý dạy học, các quy trình kỹ thuật giao tiếp trong trường và ứng xử xã hội.

Nhóm GV ở độ tuổi từ 30 đến dưới 40: Trong nhóm này có đến 07 giảng viên có trình độ thạc sỹ và 1 GV đang nghiên cứu sinh. Các giảng viên đa phần đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn phong

phú cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học tốt, đã có ít nhất 5 năm thâm niên giảng dạy trở nên, tương đối ổn định về kinh tế gia đình. Các GV ở độ tuổi này vừa có sức lực của tuổi trẻ, vừa có độ chín nhất định, tự tin và có bản lĩnh nghề nghiệp. Lực lượng này có thể phát huy tốt nhất thế mạnh của mình để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Với nhóm này, việc tự học, bồi dưỡng, là vấn đề tự giác thường xuyên nhằm cập nhật tri thức mới để tiếp tục tích lũy kinh nghiệm trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.

Nhóm GV ở độ tuổi từ 40 đến 60: Trong nhóm này có 02 GV có trình độ thạc sỹ, 1 GV là tiến sĩ và 01 GV đang nghiên cứu sinh. Các GV trong nhóm này đã có từng trải và tích lũy nhiều kinh nghiệm cả trong đường đời và trong nghề nghiệp. Giảng viên ở độ tuổi này thường có bản lĩnh chính trị, học vị, học hàm có nhiều kết quả và thành tích trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do đã ở độ tuổi trung niên trở nên và đã đạt được hầu hết các nhu cầu, tiêu chuẩn chức danh của người GV, nên ở độ tuổi này thường có biểu hiện tư tưởng tự bằng lòng với bản thân, đôi khi lấy mình làm chuẩn mực, để không tiếp thu, chấp nhận cái mới, cái tiến bộ. Do bắt đầu xuất hiên những hạn chế cuẩ tuổi tác về sức khỏe, độ nhạy bén, độ dẻo dai, nên không tiếp tục phấn đấu sẽ trở nên trì trệ, bảo thủ ngại đổi mới, ngại áp dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới trong giảng dạy.

2.5.3.6. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo giới tính

Bảng 2.11. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo giới tính

Tổng số Nam Nữ

SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %

58 35 60.3 23 39.7

(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)

Cơ cấu ĐNGV theo giới tính của trường CĐCN In được phân bố không đều giữa nam và nữ. Số lượng giảng viên nam (chiếm 60.3%) đông hơn số lượng giảng viên nữ. Giữa các khoa tỉ lệ này cũng có sự chênh lệch rõ rệt.

Số lượng GV nam hiên nay so nữ đang mất cân đối, tuy nhiên số lượng GV nam chiếm đa số cũng có thuận lợi riêng của nó. Nhưng tỷ lệ này không phải phổ biên cho tất cả các khoa trong trường, khi tỉ lệ GV nữ chiếm số đông cũng đồng thời nhà trường phải đối mặt về việc các GV nữ nghỉ chế độ thai sản và con ốm sẽ rất khó khăn bố trí trong công tác giảng dạy. Yêu cầu cân đối tỉ lệ GV nam nữ đặt ra trong nhà trường nhiệm vụ tái cơ cấu ĐNGV và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ nữ vừa thực hiện tốt kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường vừa làm tốt được thiên chức của người phụ nữ đặc biệt là ở khoa KHĐC có đến 12 GV nữ, chiếm tỷ lệ 80%.

Để đánh giá về cơ cấu NNL đặc biệt là cơ cấu của ĐNGVCH của trường có đáp ứng được nhiệm vụ, tác giả đã dùng câu hỏi số 04 trong phần phụ lục 01 phiếu hỏi đối với 72 người là cán bộ QL, GVCH và GVTG. Theo bảng 2.12, phần lớn số người được hỏi đều cho rằng: cơ cấu giữa đội ngũ phục vụ đào tạo với ĐNGV (84.7 %), cơ cấu về trình độ ĐNGVCH (47.2 %), cơ cấu ĐNGVCH theo chức danh (44.4%), cơ cấu về theo giới tính ĐNGVCHV (68.0%) là chưa hợp lý. Chỉ riêng cơ cấu giữa cán bộ quản lý và GV và cơ cấu về theo lứa tuổi ĐNGVCH là có mức độ hợp lý và rất hợp lý cao. Điều này cho thấy cơ cấu NNL nói chung và cơ cấu ĐNGV nói riêng cần phải có kế hoạch quản lý và phát triển hợp lý hơn trong gia đoạn mới.

Bảng 2.12. Đánh giá cơ cấu NNL trường Cao đẳng Công nghiệp In

TT Mức độ Tiêu chí Rất hợp lý (%) Hợp lý (%) Chƣa hợp lý (%)

1 Cơ cấu giữa đội ngũ phục vụ đào tạo với ĐNGV 0.0 15.3 84.7 2 Cơ cấu giữa cán bộ quản lý và GV 18.1 61.2 20.7 3 Cơ cấu về trình độ ĐNGV CH 13.9 38.8 47.2 4 Cơ cấu ĐNGVCH theo chức danh 15.3 40.3 44.4 5 Cơ cấu về theo lứa tuổi ĐNGVCH 55.6 33.4 11.0 6 Cơ cấu về giới tính ĐNGVCH 0.0 32.0 68.0

2.6. Thực trạng công tác quản lý phát triển ĐNGV trƣờng CĐ CN in

2.6.1. Kế hoạch hóa công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

Kế hoạch tổng thể quản lý phát triển ĐNGV trường CĐCN In được xây dựng dựa trên sự tính toán và phát triển quy mô đào tạo các lọai hình trong thời gian từ 5 đến 10 năm thậm chí là 15 năm căn cứ theo số lượng SV, về cơ cấu nghành nghề, cơ cấu loại hình, trình độ đào tạo, về CSVC…Ngoài ra hàng năm cần tính đến số cán bộ đủ điều kiện nghỉ hưu để xác định số lượng GV cần tuyển để đảm bảo ổn định ĐNGV nhằm đáp ứng quy mô đào tạo.

Việc xây dựng kế hoạch tổng thể quản lý phát triển ĐNGV là tạo ra cho trường một ĐNGV đủ cả về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu trình độ và độ tuổi, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đào tạo các loại hình và nâng cao dần chất lượng theo mục tiêu đề ra của nhà trường. Kế hoạch quản lý phát triển ĐNGV phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ mà Bộ GD&ĐT đã nêu ra trong quyết định thành lập trường và kế hoạch này phải xuất phát từ thực trạng ĐNGV hiện có và có tính đến sự kế tiếp hợp lý của các hệ thống trong đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm đáp ứng được nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài. Để thực hiện tốt kế hoạch này trong những năm qua nhà trường đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng học tập trong nước và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn nhiệm vụ và đạt chuẩn bằng cấp.

2.6.2. Về quản lý công tác tuyển dụng, sử dụng giảng viên

2.6.2.1. Công tác tuyển dụng

Căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch và nguồn tài chính trường xây dựng kế hoạch tuyển dụng. Mục đích của việc thông báo tuyển dụng là cung cấp một nhóm đầy đủ lớn các ứng cử viên nhằm tạo điều kiện cho tổ chức có thể lựa chọn những thành viên có kỹ năng cần thiết. Trong công tác quản lý ĐNGV về số lượng và cơ cấu, hàng năm trường đều lập kế hoạch khảo sát, đánh giá về số lượng, cơ cấu đội ngũ GV, căn cứ vào số lớp, số ngành, tỷ lệ sinh viên/GV, từ đó xác định GV cần có, dự báo số GV về hưu và chuyển công tác. Lập kế hoạch tuyển dụng ngắn hạn, dài hạn. Trong khâu tổ chức chỉ đạo đã chú trọng việc tuyển chọn, sàng lọc, sắp xếp, phân công bố

trí GV đúng với ngành nghề đào tạo, đúng với năng lực sở trường từng

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 49 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)