Biện pháp 5: Xây dựng văn hóa quản lý phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 100 - 103)

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng, phát triển văn hóa quản lý và việc xử lý các mối quan hệ nội bộ của trường nhằm xây dựng cho mọi người một nếp sống và làm theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, theo quy chế của Bộ GD&ĐT, theo quy chế của trường để tạo ra kỷ cương trong chấp hành nhiệm vụ và đoàn kết nội bộ. Văn hóa quản lý làm cho mọi thành viên trong trường có thiện chí với nhau, tin cậy nhau, sống có tình thương, bao dung và trách nhiệm, gắn kết mọi người trong một đội hình chặt chẽ; mỗi cảm nhận được vai trò trách nhiệm của bản thân trong viêc xây dựng đơn vị, xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng nghiệp trong công tác, học tập, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo của Bộ GD&ĐT và mục tiêu chiến lược đào tạo của sự phát triển Trường CĐCN In trong giai đoạn 2010 - 2015.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Văn hóa quản lý được hình thành từ phạm trù văn hóa và phạm trù quản lý. Đó là giá trị văn hóa của một chủ thể quản lý, Thủ trưởng đơn vị và đối tượng quản lý, người chịu sự quản lý cùng xác định, cùng suy nghĩ hành động

nhằm đưa tiến trình quản lý vận động phù hợp với định hướng phát triển chung của đất nước.

Quản lý một tổ chức nhằm đạt đến sự ổn định và phát triển bền vững của một quá trình xã hội trong quá trình tồn tại một tổ chức đó. Quản lý một tổ chức phải nhằm vào lý tưởng, phát huy nhân cách các thành viên trong tổ chức để họ chính tâm thành ý tận tụy với bổn phận trách nhiệm, xây dựng tổ chức. Một sự quản lý như vậy đòi hỏi phải được đảm bảo các nhân tố có giá trị văn hóa.

Văn hóa là một sản phẩm của con người. Tổ chức giáo dục khoa học văn hóa của Liên hợp quốc (UNESSCO) định nghĩa về văn hóa “Văn hóa hôm nay

có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một thực thể chưa hoàn chỉnh đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt có ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên trên bản thân”

Văn hóa quản lý vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của quá trình quản lý mà bất cứ quá trình quản lý nào hướng tới sự tiến bộ hạnh phúc cho cộng đồng, xã hội đều có nghĩa vụ làm phong phú hơn viêc sáng tạo các giá trị văn hoá mới, trước hết là nâng cao giá trị nhân bản của những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý: Người thủ trưởng và người chụi sự quản lý. Để đạt thành quả đó, tư duy của họ phải giàu tính chân, thiện, mỹ, biết tôn trọng nhau, bao dung nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành bổn phận trách nhiệm bản thân trong phân công lao động.

3.3.5.3. Cách thức thực hiện của biện pháp

Trường CĐCN In là môi trường giáo dục và đào tạo các cử nhân cao đẳng, TCCN và TCN chất lượng cao của ngành TT&TT nên văn hóa quản lý phát triển ĐNGV của trường phải được xây dựng trên các cơ sở:

- Tin tưởng, mở rộng trách nhiệm, nghĩa vụ của các GV trong trường; - Phát huy tính dân chủ ở cơ sở: từ bộ môn đến khoa và trường;

- Xác định rõ nhiệm vụ từng khoa, từng bộ môn để khoa, bộ môn chủ động trong việc tự đánh giá, tự kiểm soát và phát huy vai trò sáng tạo của ĐNGV trong thực hiện nhiệm vụ GD- ĐT;

- Tạo các hình thức hoạt động để mọi người cùng làm việc, găn bó, sáng tạo và đoàn kết.

- Xây dựng thái độ nghiêm túc đối với công viêc, có phương pháp phong cách ứng xử tốt của người lãnh đạo quản lý trong quá trình làm nhiệm vụ;

- Xác định mục tiêu tổ chức trong từng giai đoạn để kết hợp yêu cầu của cấp trên và nguyện vọng của thành viên trong tổ chức trong việc xác định biện pháp tổ chức, quản lý thông qua việc nắm chắc diễn biến tâm lý, tâm tư, tình cảm của từng GV khi đề ra hướng giải quyết, khắc phục và giúp đỡ;

- Quá trình quản lý phát triển ĐNGV phải tính đến nhu cầu của từng giảng viên trong sinh hoạt, phấn đấu học tập trong quan hệ công tác và gia đình trong môi trường sống đang tác động trực tiếp đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Phương thức quản lý các khía cạnh tích cực như vậy chắc chắn sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho ĐNGV phấn đấu, trưởng thành tích cực trong học tập để đem lại sự tiến bộ của mình, phục cho sự phát triển của Trường đồng thời lấy, mục tiêu, sự phát triển của nhà trường để hoàn thiện cho bẳn thân mình.

Vận dụng phát triển văn hóa quản lý và việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể cần thể hiện qua những điểm sau:

- Văn hóa quản lý làm cơ sở để ĐNGV thực hiện đúng ý tưởng của Chi ủy, Ban giám hiệu, tuân thủ sứ mệnh và chiến lược phát triển của nhà trường thông qua việc xây dựng và xác định rõ ràng chức trách, nhiệm vụ của các

phòng, khoa, tổ bộ môn, chức trách nhiệm vụ của từng GV. Trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường cần tập trung và dồn nỗ lực vào những nhiệm vụ ưu tiên cho từng giai đoạn và cả quá trình; không chủ quan, lơ là, coi nhẹ vai trò và mục tiêu, yêu cầu đào tạo đối với giảng viên;

- Văn hóa quản lý phải giúp khẳng định khả năng làm việc hiệu quả của ĐNGV trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo.

3.3.5.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp

Nhà trường cần phát huy vai trò cá nhân của từng thành viên trong tổ chức để động viên, tạo điều kiện theo phương pháp tổ chức “Ngồi bên nhau” để họ tận tụy, hăng hái và nhiệt tình với trách nhiệm xây dựng nhà trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)