Đánh giá chung công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 68 - 129)

Trải qua thời 5 năm từ khi có quyết định nâng cấp từ trường Trung học kỹ thuật In, trường CĐCN In đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý ĐNGV, hiệu quả của nó được phản ánh qua số lượng, chất lượng ĐNGV, chất lượng đào tạo, kết quả đào tạo nguồn NNL cho ngành in nói riêng và cho đất nước nói chung. Tuy nhiên, những kết quả đó chỉ dừng lại ở những giải pháp tình thế, chưa tìm được hướng đi lâu dài; công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng và tạo môi trường thuận lợi phát triển cho ĐNGV cũng có những điểm mạnh và những điểm yếu cần khắc phục.

2.6.6.1. Những thành tựu

Quán triệt Nghị quyết của Chi bộ, BGH về GD-ĐT của Nhà trường trong giai đoạn mới, phong trào thi đua nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của trường đã được toàn thể cán bộ GV hưởng ứng tạo ra đồng tâm hiệp lực của toàn thể CB, CNV, HSSV trong Trường, trong đó ĐNGV là lực lượng đi đầu.

Hầu hết CBQL và ĐNGV của trường đều nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của ĐNGV. Số lượng và chất lượng ĐNGV ngày càng tăng. Trường đang được UBND TP Hà Nội xem xét cấp diện tích khuôn viên rộng hơn 10 ha. Năm 2009 đã xây dựng các nhà đa chức năng và các công trình nhà hiệu bộ, giảng đường theo đề án quy hoạch tổng thể của trường. Đặc biệt năm 2012 trường đã được bộ TT&TT đồng ý đầu tư trang thiết bị học tập cho phòng TN chuyên ngành, thiết bị gia công xưởng CK, máy in flexo, máy in KTS và máy in offset với tổng giá trị đầu tư lên đến 61 tỷ đồng.

TT Mức độ Tiêu chí Rất tốt (%) Tốt (%) Chƣa tốt (%)

1 Lương, phụ cấp và thù lao của GV 15.3 59.8 24.9 2 Chính sách thi đua khen thưởng 9.7 22.2 68.1 3 Các chính sách đãi ngộ khác 7.0 34.8 58.2

Để đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiện nay, công việc triển khai công tác bồi dưỡng ĐNGV của Trường đã đạt được những thành tựu đáng kể

Đội ngũ GV đa số trẻ, năng động, đang rất quyết tâm và tích cực học tập, có thể đào tạo tốt để sớm trở thành những GV giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ. Có một số GV có kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức và học tập ở nước ngoài. Đa số cán bộ, GV của trường đều đăng ký năm đi học sau đại học để nâng cao trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Về số lượng ĐNGV, nhà trường thường xuyên tuyển dụng GV có năng lực chuyên môn cao đáp ứng tốt nhiệm vụ dạy - học và NCKH. Công tác phát triển ĐNGV đã tạo nên xu thế ngày càng giảm bớt, tiến tới chấm dứt tình trạng thiếu hụt ĐNGVCH. Đối với ĐNGV có trình độ cao (20.7% có trình độ trên ĐH) Chi ủy, BGH quyết tâm thực hiện các biện pháp mạnh để áp dụng cho phương pháp dạy - học tiên tiến. Trường CĐCN In phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt chất lượng đào tạo tiên tiến của hệ thống các trường ĐH trong nước và trình độ NCKH triển khai công nghệ ngang tầm với các trường trong khu vực để khẳng định vai trò cung cấp nhân lực trình độ cao của nhà trường đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Những SV tốt nghiệp loại giỏi sau khi tuyển dụng đều được đưa đi đào tạo ĐH và sau đại học đồng thời tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và cho đi thực tế để những GV tương lai này có đủ trình độ lý luận và thực tiễn trước khi bước vào giảng dạy môn học.

Về chất lượng, nhà trường đã áp dụng nhiều biện pháp đối với ĐNGV như khuyến khích đi học sau ĐH, bổ túc nghiệp vụ sư phạm, tổ chức hội thảo khoa hoc…Đối với cán bộ QL, SV tốt nghiệp loại giỏi, có bản lĩnh vững vàng hoặc đã làm cán bộ kiêm chức trong quá trình đào tạo ở các cấp CB được phân công QLSV phải đúng chuyên ngành đào tạo và bảo đảm cán bộ QLSV đủ khả năng phụ đạo và hướng dẫn học viên ôn luyện và thực hành một số môn chuyên ngành.

Dựa trên đánh giá toàn diện ĐNGV của trường CĐCN In đã xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nay là tăng cường năng lực ĐNGV (cả về

số lượng và chất lượng) giữ vững và nâng cao chất lượng dạy- học và nghiên cứu khoa học

Trong những năm gần đây nhà trường đang cố gắng tuyển dụng và khích lệ ĐNGV nâng cao trình độ về học hàm học vị từ tiến sĩ trở nên đặc biệt là PGS để bổ sung cho ĐNGV của trường. Hiệu quả sự liên kết trường với các trường quốc tế cũng đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao năng lực ĐNGV đảm bảo hiệu quả sự ưu tiên đầu tư của BGH đối với chất lượng dạy - học và triển khai công nghệ.

Qua phân tích số lượng chất lượng ĐNGV trường CĐCN In theo lĩnh vực trình độ và đào tạo cho thấy mặc dù số lượng GV hiện nay tạm thời đủ về số lượng, nhưng số cán bộ biên chế cơ hữu được cử đi học chiếm 22.4%. Song ĐNGV vẫn cố gắng đảm bảo chất lượng giảng dạy tốt và hoàn thành suất sắc nhiệm vụ. Kết quả của việc đó là hiện nay số lượng người học ngày một tăng, các doanh nghiệp in và đánh giá cao chất lượng của NNL khi tốt nghiệp các hệ đào tạo tại trường.

Trong thời gian qua nhà trường đã mở ra nhiều quan hệ mới về đối ngoại, khẳng định đúng hướng đi đúng trên các hướng nghiên cứu mạnh của các lĩnh vực công nghệ mới. Bên cạnh đó nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp sáng tạo, có chiến lược lâu dài khắc phục tình trạng hụt hẫng về ĐNGV, thông qua kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế cận trong các chính sách khuyến khích đã ban hành về tinh thần lẫn vật chất.

Các giảng viên của trường CĐCN In phần lớn đều có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn cao, tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình trong giảng dạy và say mê nghiên cứu khoa học. Hầu hết các thầy cô giáo đều là những tấm gương sáng cho sinh viên phấn đấu học tập và noi theo. Nhiều giảng viên đã khắc phục khó khăn về hoàn cảnh gia đình để phấn đấu học tập sâu về chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện bản lĩnh vững vàng và đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các khóa HSSV.

2.6.6.2. Những điểm hạn chế trong công tác quản lý phát triển ĐNGV

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ĐNGV và công tác quản lý phát triển ĐNGV của trường CĐCN In vẫn còn nhiều bất cập khắc phục và cần được giải quyết trong thời gian tới. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà bộ GD&ĐT đổi mới giáo dục là giải pháp trọng tâm và quản lý phát triển ĐNGV là khâu đột phá trong nâng cao chất lượng GDĐT, Trường CĐCN In đã cụ thể hóa những yếu kém cần khắc phục ngay.

Mặc dù đã nhận thức đúng tính cấp thiết của quản lý ĐNGV nhưng Chi ủy, BGH, công đoàn và trưởng các bộ phận của nhà trường vẫn chưa quan tâm đầy đủ, chưa thật sự đi vào chiều sâu, kế hoạch định hướng phát triển lâu dài chưa có. Chất lượng đội ngũ còn thấp so với yêu cầu, trình độ, ngành nghề đào tạo, giới tính còn chưa cân đối; thiếu những học hàm, học vị tiến sĩ trong cơ cấu tổng thể.

So với những 5 năm về trước, trường đã có số lượng ĐNGV tương đối lớn (gấp đôi), nhưng ĐNGV ở trình độ cao còn ít, mới chỉ có 11 thạc sĩ và 01 tiến sĩ. Có đến trên 1/3 ĐNGV còn rất trẻ, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác dù có một số họ đã có bằng và đang theo học thạc sĩ. Một số không nhỏ trong ĐNGV được đào tạo liên thông và đại học tại chức vì vậy thời gian học tập nghiên cứu không liên tục, kiến thức không đồng bộ, tuy nhiên họ lại có tay nghề tương đối tốt. Đội ngũ CBQL các phòng ban, khoa đều ít kinh nghiệm quản lý, chưa bài bản.

Những chính sách thu hút của nhà trường chưa thật sự tạo động lực thúc đẩy cho NNL trình độ cao yên tâm về trường làm việc. Thêm nữa, chế độ đãi ngộ và các chính sách đối với ĐNGV còn chưa thỏa đáng. Các chế độ dành cho đào tạo, bồi dưỡng đối với ĐNGV còn thấp nên việc thu hút GV giỏi và tâm huyết với nghề còn gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, tuy không phải là tất cả còn suy nghĩ ngại khó, không phấn đấu học tập nâng cao trình độ, không quan tâm đến việc tham gia NCKH, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm của người thầy và chưa thực sự là tấm gương cho HSSV noi theo; ý thức cán bộ GV chưa cao, việc áp dụng PP giảng dạy

mới lấy học sinh làm trung tâm chưa được áp dụng phổ biến, kiến thức thực tế không được cập nhật thường xuyên, ấn tượng trong sinh viên nhạt nhòa, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình đào tạo. Việc tuyển được số lượng GV trẻ có trình độ cao, có nhiệt huyết chưa đủ bổ sung cho sự thiếu hụt của ĐNGV khi số GV có trình độ cao nghỉ hưu, chuyển công tác ngày càng nhiều. Số lượng và đặc biệt là chất lượng ĐNGV của trường chỉ đáp ứng nhu cầu đào tạo ở thời điểm hiện tại. Theo định hướng phấn đấu để trở thành trường đại học trong năm 2015, hướng phát triển của trường phải là tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nhưng trên thực tế nhà trường mở rộng quy mô đào tạo, cấp độ đào tạo và đảm bảo liên thông các cấp đào tạo ở mức cao đẳng trở xuống. Như vây, nếu ĐNGV của trường không được nâng lên một bước cả về số lượng và chất lượng thì trường khó có thể hoàn thành tốt sứ mạng đào tạo đại học của mình.

Mặt khác đa số GV trong ĐNGV chỉ tốt nghiệp đại học (79.3 %), tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học còn thấp và phân bố không đều (có khoa không có GV trình độ sau đại học); những GV có trình độ học vấn cao chủ yếu tập trung vào những GV trung tuổi. Trong khi đa số ĐNGV trẻ với nhiệt tình ham học hỏi, chỉ dùng mức có trình độ học vấn đại học với sự thiếu hụt kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng sư phạm cũng như kiến thức thực tế. Việc thu hút, huy động các nhà khoa học và quản lý có trình độ tham gia các giảng dạy tại trường còn yếu.

Đội ngũ cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo của nhà trường chiếm 45.3 % nhưng lực lượng có học vị thạc sỹ trở nên còn ít, trình độ quản lý còn nhiều hạn chế. Số lượng GV và cán bộ quản lý có kỹ năng ngoại ngữ thông dụng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Ngoài những tồn đọng cần khắc phục vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy của trường cũng cần cải tiến thủ tục hành chính để tránh việc chỉ quản lý giờ giấc mà thiếu tập trung xây dựng cơ chế đánh giá năng lực, trình độ, kỹ năng sư phạm của ĐNGV một cách hiệu quả, khách quan, trung thực. Việc đánh giá

hiện nay mới chỉ dừng ở mức khen, chê mà thiếu phần định lượng mang tính chất xây dựng.

Về mặt CSVC hiện tại của nhà trường đang tồn tại một số vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và giải quyết nhanh chóng. Các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho việc giảng dạy bắt đầu cũ nát hoặc không sử dụng được (có những thiết bị in từ 1970s), đường dây mạng quá tải không đáp ứng được việc cung cấp thông tin cho GV. Hiện tại trường còn thiếu đặc biệt là các máy máy thiết bị cho xưởng cơ khí, máy in Flexo, máy in ống đồng, máy in kỹ thuật số và các máy thiết bị gia công bao bì. Trang thiết bị phục vụ cho đào tạo khác cho phòng thí nghiệm, máy chiếu cho phòng học, đầu sách thư viện còn thiếu nhiều.

Một số phòng học và ký túc xá (dãy nhà C và khu A ký túc xá) xuống cấp một cách trầm trọng, ảnh hưởng tới chất lượng day - học. Với mục tiêu trở thành trường đại học vào năn 2015 thì với diện tích đất hiên nay không đủ điều kiện để đáp ứng cho việc đào tạo.

Sự thiếu hụt về ĐNGV trình độ cao, cơ cấu ĐNGV ở một số khoa, bộ môn mất cân đối, ĐNGV giảng dạy theo kiểu lối mòn, CSVC xuống cấp và sự yếu kém do thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý đã hình thành những vật cản hữu hiệu trên con đường phát triển của nhà trường trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.6.6.3. Nguyên nhân

- Khách quan

+ Các cấp, các bộ, ngành QL còn chậm đổi mới, chưa chú trọng việc xây dựng ĐNGV và cán bộ QL các trường ngang tầm vị trí với chức năng nhiệm vụ. Việc đổi mới trong điều hành, chỉ đạo của bộ, ngành, hiệu quả trong QL còn hạn chế, ban hành chính sách còn chậm không theo kịp xu thế phát triển của KT-XH. Công tác dự báo và hoạch định nhu cầu NNL chưa thật sự chính xác. Chưa điều tra số lượng SV ra trường có việc làm, nên xảy ra hiện tượng mất cân đối GV, thừa thiếu GV khi ra trường giữa các ngành nghề.

+ Ngành in là một chuyên ngành hẹp, số lượng người trong nước tham gia học tập và nghiên cứu ở trong và ngoài nước hạn chế, do nhiều năm trước

đây ngành in được coi là ngành phục vụ công tác chính trị tư tưởng là chủ yếu vì thế người học phải xem xét lý lịch rõ ràng và toàn bộ người học là cử tuyển con em trong ngành. Trong suy nghĩ của đại đa số ngươì dân đây là ngành độc hại nguy hiểm do nhiều năm trước đây công nghệ lạc hậu, độc hại, số người mắc bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo cao.

+ Kinh phí đầu tư cho CSVC, thiết bị máy móc, thiết bị TN chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của trường về mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình, PP giảng dạy trong thời kỳ kinh tế hội nhập và cơ chế TT đặc biệt là khi nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực in ấn. Kinh phí cấp cho ĐT không đủ định mức, không đủ kinh phí cho hoạt động chi thường xuyên trong nhà trường.

- Chủ quan

+ Chi ủy, BGH nhà trường tuy có triển khai, quán triệt các văn bản, NQ của Trung ương, Bộ về công tác tổ chức cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhưng chưa thường xuyên. Do đó chưa tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức, tổ chức, chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, GV mang tầm chiến lược. Công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu cụ thể, chưa thật sự lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ về thước đo chủ yếu về phẩm chất và năng lực. Còn biểu hiện thiếu khách quan, toàn diện, có biểu hiện định kiến, bè phái, mất đoàn kết trong nội bộ. Cách quản lý của một số lãnh đạo còn mang tính chất chỉ đạo và lạm dụng chế độ thủ trưởng quá nhiều, không lắng nghe tiếng nói của CB, GV và sinh viên, vì vậy hiệu quả phát triển đội ngũ của nhà trường chưa cao. Trong 5 năm vừa qua trong BGH có sự thay đổi lớn, lần đầu tiên trong lịch sử nhà trường trong BGH không có ai có chuyên môn về ngành in;

+ Ban lãnh đạo nhà trường còn thụ động trong công tác chuyển đổi ngành nghề đào tạo và mở chuyên ngành mới, đặc biệt ngành sản xuất và gia công bao bì. Khi CNTT phát triển, báo mạng ra đời làm giảm đáng kể số lượng xuất bản sách, báo và tạp chí truyền thống. Trong khi đó kinh tế phát triển cao, nhu cầu hàng hóa tăng cao, như vậy yêu cầu một ngành nghề sản xuất khác

mở rộng hơn đó là ngành sản xuất và gia công bao bì. Tuy nhiên do không có kinh phí đầu tư máy và thiết bị cho chuyên ngành nói trên, cùng với tầm nhìn còn hạn chế nên không mở được mã ngành và tuyển được ĐNGV để đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 68 - 129)