Mục tiêu đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 78 - 129)

2.7.2.1. Quan điểm phát triển

- Gắn kết hữu cơ nhà trường với ngành in, biến nhà trường thành cơ cở cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu;

- Mở rộng quy mô đào tạo gắn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nhân lực phục vụ ngành in và một phần cho xã hội;

- Đa dạng hóa phương thức, ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập, tiếp cận nghề nghiệp của HSSV cũng như doanh nghiệp;

- Mở rộng cơ sở hạ tầng, đảm bảo quy mô HSSV học tập, sinh hoạt theo tiêu chuẩn quy định; bổ sung và trang bị mới thiết bị kỹ thuật phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, học tập các ngành nghề theo nhu cầu của ngành in;

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà trường theo đặc trưng loại hình trường “của ngành”; phát triển đội ngũ CBQL, ĐNGV đảm bảo yêu cầu phẩm chất chính trị, đạt chuẩn trình độ chuyên môn và đồng bộ với quy mô trình độ đào tạo;

- Nhiệm vụ trung tâm của nhà trường “đảm bảo chất lượng quá trình giáo dục - đào tạo” vì phát triển bền vững của ngành in.

2.7.2.2. Sứ mạng của trường Cao đẳng Công nghiệp In

Đào tạo NNL, nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu NNL và chuyển giao khoa học - công nghệ cho ngành in.

2.7.2.3. Tầm nhìn đến năm 2020

Xây dựng trường CĐCN In là cơ sở đào tạo chất lượng, hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực phục vụ chiến lược phát triển của ngành in. Phát triển trường thành cơ sở đào tạo bậc đại học đa ngành thuộc ngành công nghiệp truyền thông.

2.7.2.4. Mục tiêu cụ thể đến 2015

- Đến năm 2015 nâng cấp thành trường đại học trên cơ sở trường CĐCN In hiện nay;

- Phát triển đội ngũ: Quy mô GV của Nhà trường đến năm 2015 sẽ là 80 GV; với 100% có trình độ đại học và sau đại học; trong đó có 5% tiến sĩ, 30% thạc sĩ;

- Chuyên ngành đào tạo: Đến năm 2015, Nhà trường sẽ đào tạo 8 chuyên ngành cao đẳng, 5 chuyên ngành TCCN, 10 ngành TC nghề và các ngành nghề đào tạo ngắn hạn khác;

- Quy mô đào tạo: Đến năm 2015 quy mô đào tạo của nhà trường là 3.000 HSSV tất cả các hệ, các loại hình, phương thức đào tạo. Trong đó, HSSV chính quy là 2.500.

- Về cơ sở vật chất: hoàn thành đề án đầu tư thiết bị và xây dựng trường tại cơ sở hiện nay;

- Chuẩn chất lượng đầu ra: HSSV tốt nghiệp CĐ và TCCN phải có:

+ Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu công việc;

+ Ngoại ngữ, tin học: đạt ở trình độ A

2.7.2.5. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Phát triển đội ngũ: Quy mô giảng viên của Nhà trường đến năm 2020 sẽ là 160 giảng viên với 65% có trình độ sau đại học, trong đó có 15% là tiến sĩ, 50% là thạc sĩ; 100% GV sử dụng tốt 01 ngoại ngữ phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy.

- Số lượng chuyên ngành đào tạo: Đến 2020, Nhà trường sẽ đào tạo 10 chuyên ngành cao đẳng, 5 chuyên ngành TCCN, 10 nghề cho TC nghề.

- Quy mô đào tạo: Đến năm 2020, quy mô đào tạo của Nhà trường sẽ là: 5.000 HSSV ở tất cả các hệ, các loại hình đào tạo (kể cả liên kết đào tạo với nước ngoài). Trong đó, HSSV chính quy là 4.000. SV.

- Về cơ sở vật chất: hoàn thành việc xin đất mới để mở rộng trường theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Chuẩn chất lượng đầu ra: HSSV tốt nghiệp có:

+ Kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp phải đảm bảo chất lượng cao và cập nhật quốc tế;

+ Ngoại ngữ, tin học: đạt ở trình độ B

Kết luận chƣơng 2

Nghiên cứu thực trạng ĐNGV của nhà trường CĐCN In để hiểu tổng thể của quá trình hình thành phát triển của nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đã cho thấy rõ ràng mặt mạnh và các hạn chế, cùng với nguyên nhân dẫn đến hạn chế đó việc đã đề ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao nhất nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng ĐNGV của trường là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn hiên nay.

Căn cứ vào các phân tích ở chương 2, ĐNGV của trường CĐCN In hiện nay cần phải được bổ sung về số lượng và điều chỉnh về cơ cấu (GVTG, GVCH, độ tuổi, chuyên môn…). Để giải quyết được vấn đề này rõ ràng trường cần xây dựng và thực hiên một cách hệ thống các biện pháp quản lý mới. Như một phác thảo đầu tiên, tác giả luận văn đã nghiên cứu tìm ra các biện pháp quản lý ĐNGV của trường CĐCN In trong giai đoạn trước mắt và các biện pháp này cũng sẽ là nội dung của chương 3 trong luận văn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP IN

3.1. Định hƣớng chung phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn mới

Để thực hiện các quan điểm chỉ đạo trên nhà trường cần xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV bao gồm:

- Định hướng phát triển ĐNGV từ nguồn tiến sỹ đang được đào tạo trong và ngoài nước. Chủ động tạo nguồn GV dựa vào các đối tượng có khả năng đào tạo thành tiến sỹ trong các năm tiếp theo. Tập trung mọi giải pháp và nguồn lực thực hiện thành công chương trình bổ sung ĐNGV;

- Tăng số lượng tuyển dụng để cân đối với nhu cầu đào tạo;

- Đảm bảo chất lượng tuyển chọn theo các tiêu chí: Có học vị tiên sĩ hoặc các kỹ sư, cử nhân thủ khoa xuất sắc của các ngành học đang có nhu cầu. Đối với các ngành mới thành lập hoặc có khó khăn về nguồn tuyển dụng. Hiệu trưởng nhà trường có thể xem xét và quyết định việc tuyển các đối tượng có yêu cầu tốt hơn;

Việc xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV phải đảm bảo các yêu cầu sau đây của kế hoạch phát triển ĐNGV:

- Phải xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ GDĐT và thực trạng ĐNGV để xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch tạo nguồn;

- Quy hoạch tổng thể dài hạn phải phù hợp với kế hoạch hàng năm;

- Quy hoạch phát triển ĐNGV có sự kế tiếp hợp lý cho các loại GV ở từng khoa và trong toàn trường nhằm đảm bảo tỷ lệ giữa số lượng tuyển vào, số lượng nghỉ hưu và số cử đi đào tạo, chuyển công tác, thôi việc…

- Quy trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất và đạt hiệu quả.

3.2. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.2.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Biện pháp quản lý ĐNGV là một hệ thống đa dạng, năng động không có biện pháp nào là vạn năng, mỗi biện pháp cố ưu, nhược điểm và có những hạn

chế nhất định, vì vậy khi thực hiện phải đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp. Tùy tình hình, điều kiện thực tế mà sắp xếp theo thứ tự, vị trí ưu tiên khác nhau cho từng biện pháp, không nên thực hiện đơn lẻ từng biện pháp một. Mỗi biện pháp đều có mặt mạnh và mặt yếu, nên phải biết phối hợp giữa các biện pháp để đạt được kết quả tốt nhất. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý ĐNGV.

3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa

Tính kế thừa có chọn lọc là yêu cầu bắt buộc cho mọi hoạt động nên đối với các biện pháp xây dựng ĐNGV cần đảm bảo tôn trọng những truyền thống và nguyên tắc đã có để đảm bảo không có sự xáo trộn lớn trong quá trình phát triển. Các biện pháp kế thừa bao gồm: Kết hợp chặt chẽ giữa ĐNGVCH và ĐNGVTG, giữa ĐNGV cũ với ĐNGV mới tuyển dụng….

3.2.3. Đảm bảo tính cấp thiết

Các biện pháp phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo nói chung và mục tiêu đào tạo nói riêng. Cụ thể hóa chủ chương, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước phù hợp với nguyên tắc của ngành giáo dục và đào tạo trong quá trình quản lý ĐNGV. Trong luật giáo dục, điều 2 nêu rõ “Mục tiêu

của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25, tr. 32]. Các biện pháp xuất phát từ những bài học thực tế công tác

quản lý ĐNGV ở trường CĐCN In, để thực hiện tốt công tác quản lý ĐNGV, nhà trường phải có biện pháp cụ thể cho quản lý ĐNGV của mình.

3.2.4. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tế công tác quản lý đội ngũ giảng viên Trường CĐCN In một cách hiệu quả, góp phần đào tạo ra những người thừa kế xây dựng CHXH vừa “hồng”vừa “chuyên” đồng thời nâng cao chất lượng toàn diện trong nhà trường.

3.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên

3.3.1. Biện pháp 1: Dự báo và xây dựng kế hoạch quản lý phát triển đội ngũ giảng viên đến 2015 và 2020 giảng viên đến 2015 và 2020

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Để quản lý ĐNGV của trường CĐCN In một cách có hiệu quả và đúng hướng thì việc dự báo là yêu cầu đầu tiên mà nhà trường cần phải làm. Chỉ có làm tốt công tác dự báo thì Chi ủy, BGH mới có thể căn cứ để lập quy hoạch và trên cơ sở đó kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, sàng lọc… đội ngũ giảng viên.

Bên cạnh đó quy hoạch cần đảm bảo ĐNGV đủ về số lượng, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu có tính kế hoạch và chiến lược của trường, của từng khoa để có thể bù đắp tối đa những biến động, những nhiệm vụ bất thường ngoài kế hoạch. Quy hoạch dài hạn dành cho kỳ hạn từ 10 đến 20 năm, quy hoạch trung hạn từ 5 đến 10 năm, quy hoạch ngắn hạn từ 1 đến 5 năm.

Việc xây dựng quy hoạch tổng thể ĐNGV của trường cần căn cứ vào định hướng phát triển chiến lược giai đoạn 2010-2015 và đến 2020, quy hoạch phát triển ĐNGV của các khoa để đảm bảo việc xây dựng phát triển ĐNGV của trường CĐCN In diễn ra trình tự, có tổ chức, có hiệu quả và có thể quản lý được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đảm bảo cơ cấu tổ chức của Nhà trường phù hợp với từng giai đoạn, có sự kế thừa và phát triển vững chắc thực hiện tốt các nhiệm vụ của nhà trường.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

Việc dự báo phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, yêu cầu đào tạo, các định hướng phát triển, chỉ tiêu tuyển sinh và kế hoạch đào tạo của nhà trường cũng như của từng khoa, nhằm đưa ra những tính toán và dự báo cụ thể.

Muốn như vậy phải tiến hành các bước điều tra, khảo sát, thu thập thông tin số liệu; so sánh các yêu cầu trong định hướng phát triển để đưa ra dự báo rõ ràng về số lượng GV, trình độ chuyên môn và môn học mà GV sẽ phải đảm nhiệm. Kế hoạch định hướng của trường trong thời gian tới là tăng cường đội

ngũ GVCH có phẩm chất, năng lực chuyên môn, đáp ứng được nhu cầu đào tạo của các khoa.

Hoạch định biện pháp đảm bảo cơ cấu tổ chức và thỏa mãn về nhu cầu nguồn lực theo kế hoạch đã được hoạch định.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Thành lập hội đồng giáo dục nhà trường với đủ các thành phần Chi ủy, BGH, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Trưởng khoa, Tổ chuyên môn;

- Phân tích môi trường xã hội và xác định mục tiêu phát triển nhà trường; - Đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ: thống kê số lượng; đánh giá chất lượng; số lượng; cơ cấu trình độ…ĐNGV trong trường từ đó đưa làm căn cứ để đưa ra dự báo;

- Dự báo nhu cầu và yêu cầu ĐNGV của nhà trường: lập quy hoạch và kế hoạch phát triển GV trong tương lai về số lượng, cơ cấu, chất lượng…

- Lập kế hoạch phát triển ĐNGV: căn cứ vào quy hoạch dài hạn và kế hoạch chiến lược của nhà trường để lập kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV.

Để phù hợp với hoàn cảnh nhà trường đến 2015 và định hướng tới 2020 BGH cần xác định nhu cầu GV theo những nội dung sau:

Dựa trên cơ sở các đơn vị chức năng và số lao động tối thiểu để hoàn thành công việc dựa theo bản mô tả công việc. Đối với ĐNGVcần mô tả môn học cần dạy và khả năng phục vụ tối đa với số nhân sự tối thiểu. 1. Khoa .... TT Tên môn học Số tiết dạy/ năm* Chuyên môn Trình độ Số người Quy mô phục vụ 1 Môn 1 2 Môn 2 ... ... Tổng số

Ghi chú: * số tiết dạy/năm tính theo chương trình đào tạo của từng

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT mỗi khoa đào tạo thuộc trường cao đẳng cần phải có tối thiểu 4 GV có trình độ thạc sỹ trở lên. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra giải pháp nhân lực cụ thể cho các khoa đào tạo của trường để tham khảo như sau:

- Về số lượng và cơ cấu

1- Khoa KHĐC: số người tính đến năm 2015 là 20 GV

Tổng số giáo viên cần có là 20 người. Hiện nay khoa có 15 GV, có 2 GV trình độ thạc sỹ. Số lượng GV của khoa thiếu 05 người, và thiếu ít nhất là 02 GV có trình độ thạc sỹ nên và trong khoa mất cân đối tỷ lệ giữa GV nam và GV nữ vì vậy tốt nhất nên tuyển các GV nam. Hơn nữa là cần yêu cầu các GV trong khoa đi học thạc sỹ để đảm bảo số lượng thạc sỹ tối thiểu theo quy định.

2- Khoa Công nghệ in: số người tính đến năm 2015 là 28 GV

Hiện nay khoa có 25 GV, trong đó có 06 người có trình độ thạc sỹ, 19 người trình độ đại học và cao đẳng. Giảng viên của khoa trực tiếp giảng dạy cho các môn cơ sở ngành và chuyên ngành cho khoa công nghệ in và các khoa khác có các môn thuộc khoa công nghệ in phụ trách. Nhân lực của khoa công nghệ in là cân 03 người nữa nhưng nên ưu tiên cho các GV có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà nhà trường còn thiếu và yếu như : Thiết kê bao bì tem nhãn và in kỹ thuật số. Còn lại là cần cần khuyến khích nhân sự trong khoa đi học để nâng cao trình độ đặc biệt là các GV trẻ.

3- Khoa CNKT cơ khí: Số người tính đến năm 2015 là 12 GV

Tổng số GV cần có là 12 người. Hiện nay khoa có 05 người chưa có ai có trình độ thạc sỹ. Do đó, khoa cần tuyển thêm 04 giáo viên dạy lý thuyết và 03 giáo viên dạy thực hành. Khoa cần tuyển thạc sỹ hoặc yêu cầu nhân sự trong khoa đi học thạc sỹ để đảm bảo số thạc sỹ tối thiểu.

4- Khoa Tin học ứng dụng: Số người tính đến năm 2015 là 12 GV Hiên nay khoa có 08 GV, có 2 người người trình độ thạc sỹ, 1 người đang đi học thạc sỹ. Do đó, khoa cần tuyển thêm 04 GV trong đó 01 người trình độ thạc sỹ hoặc yêu cầu các GV trong khoa đi học thạc sỹ để đảm bảo số thạc sỹ tối thiểu theo quy định.

Hiện nay khoa có 05 người, có 01 người trình độ thạc sỹ và 01 người trình độ tiến sỹ. Do đó, khoa cần tuyển thêm 03 GV trong đó 2

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 78 - 129)