Nhà trường có hệ thống phòng học, phòng học đa năng trang bị đầy đủ máy móc, thư viện, hệ thống xưởng thực hành, các phương tiện kĩ thuật... phục vụ thiết thực cho hoạt động dạy và học. Trường cũng có Kí túc xá, Trạm y tế phục vụ cho nhu cầu nhà ở, sinh hoạt và chăm sóc sức khoẻ cho sinh viên. Thống kê cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Bảng 2.1. Cơ sở vật chất của trường Cao đẳng Công nghiệp In
TT CSVC Số lƣợng (Phòng) sàn (mDiện tích 2)
1 Giảng đường lớn 03 1.016
2 Phòng học 32 1.920
3 Xưởng thực hành + Xưởng SX thực nghiệm 10 2.620 4 Phòng máy tính + Phòng multimedia 05 + 01 448 5 Khu công cộng 7.148 6 Phòng làm việc 12 360 7 Phòng khách+ Phòng họp 06 288 8 Ký túc xá 82 1.476 9 Phòng thí nghiệm 2 120 10 Thư viện 1 78 11 Hội trường 1 300
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
- Tổng diện tích mặt đất gần: 10.000m2 ;
- Số phòng học lý thuyết là: 32 phòng, có thể bố trí cho 30 - 50 học sinh mỗi phòng;
- Ký túc xá: 82 phòng, có thể bố trí được trên 650 học sinh sinh viên ở nội trú;
- Xưởng thực hành: 10 xưởng phụ vụ cho các chuyên ngành đào tạo khác nhau;
- Phòng máy tính: 5 phòng với tổng số máy 178 chiếc;
- Hội trường: 01 có sức chức 450 chỗ ngồi với đầy đủ thiết bị âm thanh, ánh sáng.
Để đánh giá về CSVC của trường có đáp ứng được nhiệm vụ đào tạo hiện tại và định hướng cho tương lai, tác giả đã dùng phiếu hỏi đối với 72 người là cán bộ QL, GVCH và GVTG nhận được kết quả trả lời cho câu hỏi số 08 trong phần phụ lục 01. Theo bảng 2.2, chỉ có rất ít số người được hỏi (< 20%) cho rằng phù hợp với tương lai, đặc biệt là trang thiết bị phục vụ đào tạo có đến 76.4% người được hỏi cho rằng không phù hợp với nhiệm vụ đào tạo ngay cả ở hiện tại. Như vậy CSVC của trường cần phải tăng cường đầu tư trang thiết bị và diện tích mặt bằng cần được mở rộng để đáp ứng cho chiến lược phát triển của trường.
Bảng 2.2. Đánh giá CSVC của trường Cao đẳng Công nghiệp In
2.5. Thực trạng NNL của Trƣờng CĐCN In (tính đến tháng 9 năm 2013)
2.5.1. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Qua nghiên cứu số liệu ở bảng 2.3 cho thấy cơ cấu độ tuổi của trường được phân bổ tương đối đều ở các độ tuổi, đổ tuổi có tỷ lệ phần trăm lớn nhất là độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi, đây là điều kiện thuận lợi cho việc kế thừa.
TT Mức độ Tiêu chí Phù hợp với hiện tại (%) Phù hợp với TL (%) Không Phù hợp (%) 1 Diện tích sàn và số lượng phòng học 58.4 16.7 24.9 2 Trang thiết bị phục vụ đào tạo 15.3 8.3 76.4 3 Trang thiết bị phục vụ quản lý… 27.8 15.3 56.9
Bảng 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
TT Độ tuổi Lao động Ghi chú SL Tỷ lệ %
1 Từ 20 đến dưới 30 28 26.42 04 người mới nhận vào trong năm 2013 2 Từ 30 đến dưới 40 39 36.79 01 người mới nhận vào trong năm 2013 3 Từ 40 đến dưới 50 20 18.87
4 Từ 51 đến dưới 60 19 17.92 03 người sẽ về hưu vào tháng 12/2013
Tổng 106 100
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In
2.5.2. Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ
TT Trình độ Lao động Ghi chú
SL Tỷ lệ %
1 Tiến sỹ 1 0.94
2 Thạc sỹ 11 10.37 03 đang làm nghiên cứu sinh 3 Đại học 56 52.83 08 đang học cao học 4 Cao đẳng 10 9.43 06 đang học đại học
5 Khác 28 26.42
Tổng 106 100
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In) 26% 37% 19% 18% Từ 20-dưới 30 Từ 30- dưới 40 Từ 40 - dưới 50 Từ 51-dưới 60
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo trình độ
Bất kỳ một cơ sở đào tạo nào đội ngũ lao động có trình độ đào tạo càng cao càng tốt, đặc biệt đối với các trường ĐH, CĐ điều này còn cần thiết hơn. Tuy nhiên, lao động có trình độ cao của Nhà trường tương đối thấp, Trường chỉ có khoảng 11.3% lao động có trình độ sau ĐH, còn lại lao động chủ yếu có trình độ đại học, chiếm 52.83 %.
2.5.3. Thực trạng về đội ngũ giảng viên
2.5.3.1. Số lượng và trình độ giảng viên
Để đáp ứng nội dung chương trình, mục tiêu yêu cầu đào tạo của trường, ĐNGV trong thời gian qua được cải thiện về số lượng và chất lượng. Hiện nay toàn trường có 58 là GVCH (chiếm 86.6%) và 9 GVTG (chiếm 13.4 %). 100% số GVCH có trình độ cao đẳng và đại học trở nên, nhiều giảng viên có hai bằng đại học hoặc đang theo học cao học. Trình độ thực tế ĐNGV của trường hiện nay được thống kê như sau:
Bảng 2.5. Trình độ đội ngũ giảng viên của trường hiện nay
Trình độ GVCH GVTG Ghi chú SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % Đại học & cao đẳng 43 & 3 79.3 03 33.3 7 GV đang học cao học 03 đang học đại học Thạc sỹ 11 19.0 05 55.6 3 GV đang nghiên cứu sinh
Tiến sỹ 1 1.7 01 `11.1% PGS& GS 0 0.0 0
Tổng số 58 100.0 09 100
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
Trong 58 GVCH có 51 người trực tiếp giảng dạy tại các khoa, tổ
1% 8% 9% 26% 56% Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học Cao đẳng Khác 53% 10 %
chuyên môn trực thuộc; 7 người làm công tác quản lý lãnh đạo, kiêm nhiệm giảng dạy tại các phòng, khoa, trung tâm (chiếm 12.1%). Có 03 GV dạy thực hành đang học liên thông đại học. Căn cứ vào thông tư số 57/2011/TT- BGDĐT ngày 02 tháng 12 năm 2011của Bộ GDĐT xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cho thấy số lượng GV quy chuẩn là 58.8 GV trên số HSSVlà 1.659 HSSV chính quy. Tỷ lệ số lượng HSSV và GV đã quy đổi là: 28,2 HSSV /GV. Như vậy tỷ lệ này phù hợp với thông tư trên.
2.5.3.2. Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo các khoa
Bảng 2.6. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo khoa
TT Khoa Số lƣợng Ghi chú 1 Khoa KHĐC 15 2 Khoa công nghệ in 26 3 Khoa CNKT cơ khí 5 4 Khoa THƯD 8 5 Khoa QTKD 5 Tổng cộng 58
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
2.5.3.3.Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo trình độ học vấn
Trong tình hình hiện nay, sự thay đổi công nghệ luôn đòi hỏi thay đổi nhiều về kỹ năng, kỹ xảo trong thực hành và cách thức học tập của sinh viên thì trình độ học vấn của ĐNGV là một trong những yêu cầu và tiêu chuẩn phản ánh chất lượng ĐNGV. Qua số liệu bảng 2.7 ta thấy thời điểm hiện tại tỷ lệ GV có trình độ học vấn sau ĐH chiếm tỷ lệ 20.7%. Tỷ lệ cử nhân và kỹ sư là GV còn chiếm ở mức cao 79.3% điều này là một bất cập. Vì vậy để đảm bảo tỷ lệ GV có trình độ cao trong ĐNGV trường phải nỗ lực hơn nữa trong việc tạo điều kiện để ĐNGV tự hoàn thiện học vấn của mình, đáp ứng, mục tiêu yêu cầu đào tạo mà BGH đề ra trong giai đoạn đến 2015: Đó là tỷ lệ 5% tiến sĩ, 30% thạc sĩ. Đến năm 2020 có ĐNGV với tỷ lệ là trên 60% có trình độ sau đại học, trong đó có 15% là tiến sĩ, 50% là thạc sĩ;
Bảng 2.7. Trình độ học vấn của giảng viên cơ hữu tại các khoa
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
Theo bảng 2.7, nhiều khoa có ĐNGV có trình độ học vấn cao tỷ lệ sau đại học chiếm tới 40% tổng số GV của khoa. Tuy vây, có những khoa như khoa CNKT cơ khí chưa có tiến sỹ và thạc sỹ, 100 % số GV của khoa có trình độ đại học và cao đẳng. Hiện tại nhà trường đang thiếu chức danh cao về học hàm học vị như Giáo sư, Viện sỹ, Phó giáo sư, TSKH.
Mặc dù nhiều GV hiện nay đang theo học sau đại học và NCS sẽ là nguồn bổ sung lực lượng có trình độ học vấn cao trong thời gian tới, nhưng để đạt được yêu cầu do BGH đặt ra cho lộ trình đến năm 2020 là trên 60% có trình độ sau đại học, BGH phải đề ra nhiều biện pháp khả thi hơn.
Tuy nhiên, có được kết quả như vậy là một sự nỗ lực rất lớn của nhà trường nói chung và từng GV nói riêng. Nếu như năm 2007 nhà trường mới có 29 GV có trình độ đại học và cao đẳng trở nên, thì đến thời điểm hiện tại (9/2013) trường có 58 GV với trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư và cử nhân.
Để bổ sung kịp thời cho tiến trình giảng dạy và đáp ứng mục tiêu yêu cầu chất lượng đào tạo. Trường đã mời thêm GV ở các trường Đại học có học vị học hàm cao tham gia giảng dạy. Tuy nhiên, tỷ lệ GV nói chung của nhà trường có học vị cao còn thấp, tỉ lệ GVCH có trình độ trên đại học mới chiếm 20.7%, điều này do đặc thù của nhà trường là giảng dạy gắn liền với truyền đạt kinh nghiệm. Đội ngũ GVCH bao gồm nhiều GV trẻ hiện nay đang tham gia
T T Khoa Tiến sĩ Tỷ lệ % Thạc sĩ Tỷ lệ % Kỹ sƣ & cử nhân Tỷ lệ % 1 Khoa KHĐC 0 0.0 02 13.3 13 86.7 2 Khoa công nghệ in 0 0.0 06 24.0 19 76.0 3 Khoa CNKT cơ khí 0 0.0 0 0.0 05 100 4 Khoa THƯD 0 0.0 02 25.0 06 75.0 5 Khoa QTKD 01 20.0 01 20.0 03 60.0 Tổng cộng 01 1.7 11 19.0 46 79.3
học tập và nâng cao tại các trường trong nước, cũng như nước ngoài cho nên thời gian tới số lượng GV có trình độ sau đại học của trường sẽ tăng.
2.5.3.4. Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo chức danh
Đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy theo chức danh và có kinh nghiệm công tác giáo dục trong trường được thống kê như sau:
Bảng 2.8. Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo chức danh đến 2012
TT Chức danh Năm 2007 Tỷ lệ % Năm 2009 Tỷ lệ % Năm 2012 Tỷ lệ % 1 GS.PGS 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 Giảng viên chính 2 7.4 5 13.5 10 19.60 3 Giảng viên 27 92.6 32 85.5 41 80.40 Tổng cộng 29 100.0 37 100.0 51 100.0
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
Bảng số liệu trên một lần nữa lại khẳng định chất lượng đội ngũ giảng viên của trường CĐCN In bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản. Tỷ lệ giảng viên chính chiếm tỷ lệ ngày càng cao; năm 2007 có 2 giảng viên, chiếm 7.4%; năm 2012 tăng lên là 10 giảng viên chiếm 19.6 % tổng số cán bộ làm công tác giảng dạy. Những yếu tố này đã khẳng định hướng đi trong quản lý phát triển ĐNGV của trường là có cơ sở và hợp lý trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong những năm tới đây.
Bảng 2.9.Cơ cấu giảng viên cơ hữu theo chức danh năm 2013
TT GV GS.PGS Giảng viên chính Giảng viên Tổng số SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 GVCH 0 0.0 10 17.2 48 82.8 58 2 GVTG 0 0.0 6 66.7 3 33.3 09
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
Bảng 2.9 cho thấy nhà trường trong năm 2013 chưa quan tâm đến việc tổ chức thì nâng bậc cho ĐNGV. Việc tổ chức diễn ra thường xuyên đúng chế
độ, chính sách của nhà nước, đảm bảo quyền lợi cho GV và đây cũng là một trong những biện pháp nhằm thu hút, động viên đội ngũ GVCH phấn đấu và học tập không ngừng. Đối với việc mời GVTG nhà trường cũng đã quan tâm chức danh và thù lao cho GV cũng được quy định theo chức danh.
2.5.3.5. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo độ tuổi
Tính liên tục, tính kế thừa được phản ánh qua độ tuổi của ĐNGV. Tỷ lệ cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi GV sẽ đảm bảo nguồn cán bộ ổn định. Cơ cấu độ tuổi sẽ phản ánh những biến động về số lượng cán bộ trong tương lai. Đây là một trong những yếu tố cần thiết giúp cho BCH và lãnh đạo các khoa có kế hoạch xây dựng, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ. Hiện tại ĐN GVcơ hữu của trường có cơ cấu theo độ tuổi như sau:
Bảng 2.10. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo độ tuổi
Tổng số
Dƣới 30 tuổi Từ 30 đến dƣới 40 tuổi Từ 40 đến dƣới 50 tuổi Từ 50 đến dƣới 60 tuổi SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ% 58 20 34.5 16 27.6 16 27.6 6 10.3
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
Bảng 2.10 cho thấy cơ cấu ĐNGV trường CĐCN In theo độ tuổi: Nhóm GV có độ tuổi dưới 30 chiếm 34.5%. Trong số giảng viên mới này 02 GV có trình độ thạc sỹ và 1 GV đang nghiên cứu sinh. Đây là lực lượng GV trẻ, có sức khỏe tốt được đào tạo cơ bản, có kiến thức chuyên môn tốt, có khả năng nhân thức, tiếp thu nhanh, hào hứng, nhiệt tình với công việc. Tuy nhiên, do tuổi còn trẻ, thâm niên công tác ít, kinh nghiệm giảng và vốn sống thực tiễn chưa nhiều, nên việc học tập tu dưỡng đạo đức và nâng cao bản lĩnh chính trị đối với nhóm này là tập chung các nội dung về công tác quản lý dạy học, các quy trình kỹ thuật giao tiếp trong trường và ứng xử xã hội.
Nhóm GV ở độ tuổi từ 30 đến dưới 40: Trong nhóm này có đến 07 giảng viên có trình độ thạc sỹ và 1 GV đang nghiên cứu sinh. Các giảng viên đa phần đã tích lũy được những vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn phong
phú cả về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học tốt, đã có ít nhất 5 năm thâm niên giảng dạy trở nên, tương đối ổn định về kinh tế gia đình. Các GV ở độ tuổi này vừa có sức lực của tuổi trẻ, vừa có độ chín nhất định, tự tin và có bản lĩnh nghề nghiệp. Lực lượng này có thể phát huy tốt nhất thế mạnh của mình để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Với nhóm này, việc tự học, bồi dưỡng, là vấn đề tự giác thường xuyên nhằm cập nhật tri thức mới để tiếp tục tích lũy kinh nghiệm trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Nhóm GV ở độ tuổi từ 40 đến 60: Trong nhóm này có 02 GV có trình độ thạc sỹ, 1 GV là tiến sĩ và 01 GV đang nghiên cứu sinh. Các GV trong nhóm này đã có từng trải và tích lũy nhiều kinh nghiệm cả trong đường đời và trong nghề nghiệp. Giảng viên ở độ tuổi này thường có bản lĩnh chính trị, học vị, học hàm có nhiều kết quả và thành tích trong nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên do đã ở độ tuổi trung niên trở nên và đã đạt được hầu hết các nhu cầu, tiêu chuẩn chức danh của người GV, nên ở độ tuổi này thường có biểu hiện tư tưởng tự bằng lòng với bản thân, đôi khi lấy mình làm chuẩn mực, để không tiếp thu, chấp nhận cái mới, cái tiến bộ. Do bắt đầu xuất hiên những hạn chế cuẩ tuổi tác về sức khỏe, độ nhạy bén, độ dẻo dai, nên không tiếp tục phấn đấu sẽ trở nên trì trệ, bảo thủ ngại đổi mới, ngại áp dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ mới trong giảng dạy.
2.5.3.6. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo giới tính
Bảng 2.11. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu theo giới tính
Tổng số Nam Nữ
SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
58 35 60.3 23 39.7
(Nguồn: Phòng TCHC- Trường CĐCN In)
Cơ cấu ĐNGV theo giới tính của trường CĐCN In được phân bố không đều giữa nam và nữ. Số lượng giảng viên nam (chiếm 60.3%) đông hơn số lượng giảng viên nữ. Giữa các khoa tỉ lệ này cũng có sự chênh lệch rõ rệt.
Số lượng GV nam hiên nay so nữ đang mất cân đối, tuy nhiên số lượng GV nam chiếm đa số cũng có thuận lợi riêng của nó. Nhưng tỷ lệ này không phải phổ biên cho tất cả các khoa trong trường, khi tỉ lệ GV nữ chiếm số đông cũng đồng thời nhà trường phải đối mặt về việc các GV nữ nghỉ chế độ thai