Định hướng phát triển của Trường Cao đẳng CN In

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 75 - 78)

Theo Báo cáo tổng kết hoạt động in 2006 - 2011 (tháng 11/2011) “Nguồn

nhân lực ngành in Việt Nam vẫn trong tình trạng, vừa thiếu, vừa yếu, do đầu tư nguồn nhân lực không tương xứng với quá trình đầu tư thiết bị, số lao động không qua đào tạo chính quy chiếm tỉ trọng lớn (gần 60%). Theo thông kê của 717 cơ sở in thì số lao động được đào tạo đang làm việc tại các cơ sở in có trình độ thấp. Trên đại học: 0,7%; đại học, cao đẳng: 13,85%; trung cấp: hơn 16%; công nhân bậc 2 đến bậc 5: 32%; bậc 6 đến bậc 7: 8,64%”. “Hiện nay, cả nước có 7 cơ sở đào tạo tập trung tại hai Thành phố là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hàng năm cung cấp cho ngành in một số lượng lao động rất hạn chế. Đặc biệt, tỷ lệ lao động có tay nghề cao và nhân lực ngành thiết kế đồ họa cho in rất thấp, đang là vấn đề nan giải của nhiều cơ sở in” [7 tr. 29-35].

Công tác đào tạo: “ Chúng ta chưa quan tâm đúng mức đối với nguồn nhân lực, các cơ sở in chủ yếu dựa vào nhà cung cấp hướng dẫn các kỹ năng sử

dụng thiết bị, chưa thật sự có kế hoạch dài hạn cho công tác đào tạo và sử dụng lao động ” [7, tr. 34].

Ngành in hiện nay có khoảng 1.500 doanh nghiệp, tổng số lao động trong ngành khoảng 60.000 người, số đã qua đào tạo chiếm khoảng 40%, hàng năm lượng lượng lao động cần bổ sung khoảng 3.000 người (Nguồn: Tạp chí In &

Truyền thông số 15, tháng 11/2011). Vì vậy hằng năm phải đào tạo được 1.200

người ở các trình độ như sau: Trên đại đại học 1% (12 người); Đại học, cao đẳng 15% (180 người) và trung cấp 16% (khoảng 192 người), công nhân kỹ thuật 68% thì (khoảng 816 người). (Nguồn: Tạp chí In & Truyền thông số 15,

tháng 11/2011)

“Hiện nay cả nước có 7 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành in”,”với tổng số đội ngũ giáo viên cơ hữu là 153 người, giáo viên thỉnh giảng 57 người, trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 50%.” [7, tr. 40- 41].

Theo quy định về chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học và cao đẳng thì một giáo viên (đã qui đổi) chỉ được phép tuyển sinh không quá 30 học sinh và hệ số mặt bằng về cơ sở vật chất phải không nhỏ hơn 2m2/học sinh (Nguồn:

Thông tư 57/1011 của Bộ GDĐT). Với số lượng giáo viên cơ hữu là 153 người, trong đó 50% có trình độ đại học và trên đại học, thì số giáo viên qui đổi theo qui định tính bình quân cho các hệ đào tạo khoảng 100 người. Do đó, số học sinh có thể đào tạo là 3.000 học sinh.

Với số lượng người cần được đào tạo hàng năm hiện nay là 1.200 người và khả năng các cơ sở đào tạo là 3.000 người. Như vậy với số cơ sở vật chất và nhân lực của các cơ sở đào tạo chuyên ngành in như hiện nay đủ để thảo mãn đào tạo nguồn nhân lực cho ngành in.

Đối với trường CĐCN In, nơi chiếm khoảng 85% thị phần đào tạo nguồn nhân lực cho ngành in cả nước, thì mỗi năm trường phải đào tạo khoảng 1.000 người. Vì vậy lưu lượng học sinh trong một thời điểm tại trường trên 3.000 học sinh.

Ngoài ra xu hướng phát triển của công nghệ in hiện nay là tự động hóa và vi tính hóa các công đoạn sản xuất, các thiết bị máy móc chủ yếu là tự động

được điểu khiển bởi máy tính. Về tổng thể thì nhu cầu lao động sẽ giảm. Tuy nhiên với 40% lao động qua đào tạo hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu cho một ngành có trình độ phát triển nhanh về quy mô và thiết bị vì vậy xu hướng phải sử dụng lao động qua đào tạo tăng lên và trình độ lại đòi hỏi cao hơn. Đó là những căn cứ để trường CĐCN In xây dựng chiến lược phát triển cho mình từ nay đến 2020. Từ chiến lược phát triển của nhà trường sẽ xây dựng chiến lược phát triển NNL để thực hiện được chiến lược phát triển nhà trường. Từ thực tế đào tạo NNL cho ngành in 50 năm qua và căn cứ xu hướng phát triển của ngành in về NNL và công nghệ, Trường Cao đẳng Công nghiệp In đưa ra chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Ba định hướng lớn của trường CĐCN In trong 15 năm tới đã được Chi ủy, Ban lãnh đạo nhà Trường thông qua vào tháng 03 năm 2007 đó là:

Thứ nhất: Xây dựng Nhà trường vững mạnh trong công tác đào tạo công

nhân, cao đẳng chuyên ngành in, cũng như nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Thứ hai: Mở rộng quy mô đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu về cán bộ có trình độ cao đẳng kỹ thuật, công nhân bậc cao cho ngành công nghiệp in.

Thứ ba: Phấn đấu đến năm 2015 nâng cấp thành trường đại học trên cơ

sở trường CĐCN In hiện nay.

Để thực hiện mục tiêu phấn đấu đưa trường CĐCN In trở thành đại học trong thời gian ngắn nhất đạt trình độ các trường tiên tiến trong nước và khu vực. Nhà trường cần có kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV nhằm đáp ứng đủ yêu cầu đào tạo của xã hội đối với nhà trường. Điều này được thể hiện qua các quan điểm chỉ đạo sau đây:

- Tổ chức tốt các chương trình đào tạo phù hợp với các hệ đào tạo theo quy định của nhà nước, đặc biệt là chường trình đào tạo đại học về chuyên ngành in. Tổ chức đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành in;

- Phát triển trường CĐCN In trên cơ sở nâng cao nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông để mở rộng môi trường hoạt động và phát triển;

- Thực hiên triệt để phương pháp giảng dạy tích cực với phương châm lấy người học làm trung tâm, dạy cách học, phát huy tính chủ động của người học. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy và chuẩn hóa chương trình đào tạo;

- Phát huy sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, lấy nội lực là chính và ngoại lực là yếu tố quan trọng. Đẩy mạnh nghiên cứu KH-CN, gắn kết đào tạo và phục vụ cho xã hội. Hình thành một liên kết cơ bản giữa nhà trường với các doanh nghiệp in nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn;

- Tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ đào tạo, chuyển giao KH-CN, khai thác tối đa các lợi ích từ hợp tác quốc tế để phát triển;

- Có kế hoạch từng bước phát triển toàn diện, bền vững và ưu tiên đầu tư phát triển các hướng trọng điểm, nhằm nhanh chóng lấy chất lượng đào tạo đạt trình độ tiên tiến trong nước và khu vực trong một số lĩnh vực, chuyên ngành chọn lọc;

- Xây dựng tổng thể quy hoạch ĐNGV trong trường và cụ thể đến từng đơn vị để có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn đảm bảo quy mô hợp lý, đồng bộ cơ cấu trong các lĩnh vực chuyên môn (lĩnh vực chuyên ngành), trình độ (học hàm, học vị), độ tuổi và giới tính, đảm bảo tính kế thừa trong phát triển, trong đó đặc biệt quan tâm đến mô hình tạo nguồn;

- Thể hiện kiểm định chất lượng đào tạo và các giải pháp cụ thể để bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghiệp In trong giai đoạn mới (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)