Vai trò của huy động vốn trong hoạt động Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 131)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Vai trò của huy động vốn trong hoạt động Ngân hàng

Vốn phản ánh năng lực tài chính của một doanh nghiệp, là thƣớc đo cho “sức khỏe” của một “cơ thể” doanh nghiệp, quyết định khả năng cạnh tranh trong kinh doanh. Riêng đối với Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt là “tiền tệ” với đặc thù hoạt động kinh doanh là “đi vay để cho vay” nên nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng có vai trò hết sức quan trọng. Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Ngoài vốn ban đầu cần thiết tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình, việc đầu tiên mà ngân hàng phải làm là huy động vốn. Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tƣ... để thu lợi nhuận. Nói cách khác, nguồn vốn mà ngân hàng huy động đƣợc nhiều hay ít quyết định đến khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Nguồn vốn huy động đƣợc nhiều thì cho vay đƣợc nhiều và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, không bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng đƣợc uy tín cho ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng quyết định đến khả năng cạnh tranh. Nếu nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh rằng qui mô, trình độ nghiệp vụ, phƣơng tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại.

Các ngân hàng thực hiện cho vay và nhiều hoạt động khác đều chủ yếu dựa vào vốn huy động. Còn vốn tự có chỉ sử dụng trong những trƣờng hợp cần thiết. Vì vậy, khả năng huy động vốn tốt sẽ là điều kiện thuận lợi đối với ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế cả về qui mô, khối lƣợng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay, thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng. Điều đó sẽ thu hút ngày càng nhiều khách hàng, doanh số hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên nhanh chóng và ngân hàng sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo uy tín và năng lực trên thị trƣờng.

Với những vai trò hết sức quan trọng đó, các ngân hàng luôn tìm cách đƣa ra những chính sách quản lý nguồn vốn từ khâu nhận vốn từ những ngƣời gửi tiền và những ngƣời cho vay khác nhau đến việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quả. Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoàn thiện chúng cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết đƣa ngân hàng đến thành công.

1.2.3. Các hình thức huy động vốn đối với Ngân hàng Thương mại

1.2.3.1. Huy động tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi của khách hàng đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp cơ quan Nhà nƣớc và các định chế tài chính trung gian cùng cá nhân trong và ngoài nƣớc có quan hệ gửi tiền tại ngân hàng. Tiền gửi của khách hàng đƣợc chia làm hai bộ phận:

a.Tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng, thực chất đó là khoản tiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán. Tiền gửi đảm bảo thanh toán đƣợc ký uỷ thác vào ngân hàng để thực hiện các khoản chi trả khác phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách thuận tiện và tiết kiệm. Đây là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi chờ thanh toán mà không phải để dành. Bởi vậy đối với khách hàng đây là một tài sản mà họ ký thác uỷ nhiệm cho ngân hàng bảo quản và thực hiện các nghiệp vụ liên quan theo yêu cầu của khách hàng. Do vậy khách hàng không mất quyền sở hữu, cũng nhƣ quyền sử dụng số tiền đó. Họ có quyền lấy ra hoặc chuyển nhƣợng cho bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào. Khách hàng đƣợc sử dụng số tiền của mình bằng các phƣơng tiện thanh toán dùng để chi trả nhƣ séc, uỷ nhiệm chi, thƣ chuyển tiền…

Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện lệnh thanh toán chi trả cho ngƣời thụ hƣởng loại tiền gửi này, lãi suất thƣờng thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác.Nhƣng khi khách hàng mở và sử dụng các loại tài khoản này thì đƣợc ngân hàng cung ứng các loại dịch vụ miễn phí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lƣợng tiền vốn ở tài khoản thanh toán thƣờng chiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng.

Nhƣ vậy các tài khoản này đã đem lại cho khách hàng sự an toàn trong việc bảo quản vốn và trong qúa trình thanh toán trả tiền hàng hoá dịch vụ, ngoài ra khách

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng còn đƣợc hƣởng một khoản tiền lãi nhỏ và một số dịch vụ miễn phí. Còn đối với ngân hàng phải bỏ ra một số chi phí cho bộ máy kế toán theo dõi và ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, chi phí phát hành séc và một số dịch vụ kèm theo. Chi phí này khá lớn, nhƣng nó đƣợc bù đắp lại bởi vì trên thực tế do lƣợng tiền gửi vào và số lƣợng tiền rút ra không cùng một lúc và chủ tài khoản thƣờng không sử dụng hết số tiền của mình trên tài khoản. Do đó luôn tồn tại một số tiền trên tài khoản trong một thời gian dài, số dƣ ấy đƣợc ngân hàng dùng để đầu tƣ cho vay đối với một số doanh nghiệp, cá nhân thiếu vốn sản xuất, kinh doanh để thu lợi nhuận. Nhƣ vậy đối với tài khoản tiền gửi thanh toán số dƣ trên tài khoản giao dịch không những bù đắp đƣợc chi phí mà còn có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ mới đƣợc ứng dụng vào hoạt động ngân hàng. Vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lƣợng tiền gửi này ngày càng gia tăng. Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan trọng của ngân hàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày càng tăng.

Tiền gửi có kỳ hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của doanh nghiệp, chƣa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà khoảng thời gian này đƣợc xác định trƣớc. Do đó các doanh nghiệp thƣờng gửi vào ngân hàng dƣới hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Phần lớn các nguồn tiền gửi này xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có. Về nguyên tắc khách hàng chỉ đƣợc rút tiền ra khi đến hạn và đƣợc hƣởng số tiền lãi trên số tiền gửi đó. Nhƣng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền ra trƣớc thời hạn. Trong trƣờng hợp này khách hàng không đƣợc hƣởng lãi hoặc chỉ đƣợc hƣởng theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.

Do tính chất của loại tiền vốn tƣơng đối ổn định, ngân hàng có thê sử dụng phần lớn số dƣ loại nguồn vốn này để cho vay trung và dài hạn. Nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động sẽ tạo điều kiện thuận lợi, chủ động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh, các NHTM thƣờng đƣa ra nhiều loại kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tiền gửi của khách hàng. Hiện tại các NHTM có các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm, 2 năm.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với mỗi một kỳ hạn khác nhau thì ngân hàng áp dụng một loại lãi suất khác nhau. Thông thƣờng thì thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Các NHTM thƣờng khuyến khích khách hàng gửi tiền với thời hạn dài, vì loại tiền này tƣơng đối ổn định, ngân hàng sẽ chủ động trong kinh doanh. Để thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn dài hạn thì tốc độ phát triển nền kinh tế phải ổn định, giá trị đồng tiền đƣợc đảm bảo, lạm phát vừa phải (thƣờng là một con số một năm) và tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng có hiệu quả.

b. Tiền gửi tiết kiệm dân cư

Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân đƣợc gửi vào Ngân hàng, nhằm hƣởng lãi suất theo qui định. Tiền gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền gửi của cá nhân chƣa sử dụng đƣợc gửi vào tổ chức tín dụng. Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu dùng cá nhân. Khi gửi tiền ngƣời gửi tiền đƣợc giao một sổ tiết kiệm coi nhƣ một giấy chứng nhận tiền gửi vào Ngân hàng. Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra đƣợc nhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tiết kiệm. Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là:

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.

Loại tiền gửi này ngƣời gửi tiền có thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất kỳ lúc nào. Nhƣng khác với loại tiền gửi thanh toán, ngƣời gửi tiền không đƣợc sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho ngƣời khác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thƣờng cao hơn và phần lớn những ngƣời gửi tiền tiết kiệm là do chƣa xác định đƣợc nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tƣơng lai, nhƣng lại hƣởng mức lãi trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên cơ sở thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về thời hạn gửi, lãi suất theo qui định và khách hàng chỉ đƣợc rút tiền ra khi đến hạn. Nhƣng trong thực tế ở nƣớc ta hiện nay để khuyến khích ngƣời gửi tiền các NHTM vẫn cho khách hàng rút ra trƣớc thời hạn và đƣợc hƣởng lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn (thông thƣờng bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn).

Do nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này mang tính ổn định, cho nên các NHTM thƣờng đƣa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhƣ loại 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng… nhằm thu hút càng nhiều nguồn vốn với lãi suất của các kỳ hạn khác nhau. Thông thƣờng kỳ hạn ngày càng dài thì lãi suất huy động ngày càng cao

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(lãi suất tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán). Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ có số lƣợng lớn thứ hai trong tổng số các loại tiền gửi vào ngân hàng và nó phụ thuộc rất lớn vào thu nhập bình quân theo đầu ngƣời, tỷ lệ tiết kiệm trên tổng thu nhập của dân cƣ, chất lƣợng phục vụ của NHTM, sự ổn định đồng tiền và nền kinh tế tăng trƣởng vững chắc.

1.2.3.2. Huy động vốn thông qua phát hành chứng từ có giá

Huy động vốn thông qua phát hành chứng từ có giá là hình thức huy động vốn thông qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…Đó là các công cụ nợ của ngân hàng.

Đặc điểm của loại vốn này là lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Mục đích huy động dùng để đáp ứng cho các dự án đầu tƣ lớn. Nguồn vốn này đƣợc huy động theo nhiều thời hạn khác nhau nhƣ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Hiện nay ở Việt nam các NHTM thƣờng huy động nguồn vốn này dƣới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích và trái phiếu trung, dài hạn.

a. Phát hành kỳ phiếu

Khi các NHTM có nguồn vốn tài chính dồi dào để tài trợ cho các nguồn vốn có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa phƣơng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế mà các nguồn vốn tự có chƣa đáp ứng đƣợc, NHTM trình ngân hàng Nhà nƣớc xin phép phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn tín dụng tƣơng đối lâu dài cho các hoạt động này.

Nhƣ vậy kỳ phiếu là một chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, ngƣời sở hữu có thể chuyển nhƣợng cho ngƣời khác qua chứng nhận của ngân hàng, vì trên sổ kỳ phiếu có ghi tên ngƣời hƣởng. Kỳ phiếu ngân hàng đƣợc phát hành nhằm huy động vốn trong dân cƣ một cách linh hoạt có tác dụng thu hút các nguồn tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị của đồng tiền, tạo nguồn vốn trung dài hạn để đầu tƣ cho các dự án phát triển kinh tế.

b. Phát hành trái phiếu

Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của ngân hàng đối với những ngƣời mua trái phiếu (nhà đầu tƣ). Trái phiếu đƣợc các NHTM hay các tổ chức tín dụng phát hành nhằm huy động vốn cho chính bản thân ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng có liên quan. Thời hạn của trái phiếu thƣờng lớn hơn một năm. Lãi suất của trái phiếu thƣờng cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu. Các NHTM phát hành trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn thông qua các dự án đầu tƣ của các doanh nghiệp mà ngân hàng cam kết cho vay.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huy động vốn thông qua việc phát hành các chứng từ có giá nhƣ kỳ phiếu, trái phiếu là một hình thức mới trong công tác huy động vốn của NHTM ở các nƣớc đang phát triển. Vốn đƣợc huy động từ hình thức này dùng để đầu tƣ cho các dự án trung và dài hạn.

Ở nƣớc ta hình thức này đƣợc Ngân hàng sử dụng từ năm 1992. Nhƣng cho đến nay khối lƣợng vốn huy động của NHTM qua hình thức này vẫn còn thấp so với các hình thức huy động vốn truyền thống khác. Để phát huy đƣợc thế mạnh của công cụ huy động vốn này đòi hỏi phải có thị trƣờng vốn hoàn chỉnh (thị trƣòng chứng khoán). Ở nƣớc ta thị trƣờng này mới đƣợc thành lập cho nên hoạt động của nó chƣa ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

1.2.3.3. Huy động vốn từ các NH khác và NHTW

Khi các NHTM có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn, xảy ra hiện tƣợng thiếu vốn đột xuất.

Để đảm bảo khả năng thanh toán của mình, các tổ chức tín dụng vay vốn của nhau qua thị trƣờng liên ngân hàng. Thị trƣờng này giúp cho NHTM bổ sung nguồn vốn cho nhau, nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn trong thanh toán. Hoạt động của thị trƣờng này nhằm tận dụng đến mức cao nhất các khả năng sẵn có một cách triệt để của các tổ chức tín dụng, trƣớc khi có nhu cầu vay vốn của ngân hàng Trung ƣơng.

Việc thực hiện quan hệ tín dụng giữa các NHTM phải đƣợc tiến hành theo nguyên tắc đi vay để cho vay và phải đƣợc thoả thuận trên cơ sở hợp đồng tín dụng, vốn vay phải đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố (tiền mặt tại quĩ và các chứng từ có giá trị), hay NHTM đi vay có thể xin ngân hàng Nhà nƣớc bảo lãnh để vay vốn các ngân hàng khác. Các ngân hàng đi vay phải chấp hành đầy đủ các quy chế dự trữ bắt buộc và an toàn vốn, phải có tài khoản tiền gửi thanh toán hoạt động thƣờng xuyên tại NHTW.

Khi các NHTM đã hết khả năng vay mƣợn của nhau mà vẫn thiếu vốn hoặc mất khả năng thanh toán, các NHTM thực hiện vay vốn tại ngân hàng Trung ƣng để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)