6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Những nhân tố khách quan
1.4.2.1. Thu nhập của khách hàng
Thu nhập ảnh hƣởng rất lớn đến tích lũy của ngƣời dân, từ đó cũng tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Huy động vốn của ngân hàng không phải luôn tỷ lệ thuận với thu nhập của khách hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, đặc biệt là tâm lý tiêu dùng của khách hàng. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của ngƣời dân tăng thì những chi tiêu thiết yếu giảm, khi đó sẽ nẩy sinh ra nhu cầu tiết kiệm để đầu tƣ hay tiêu dùng trong tƣơng lai. Đặc biệt khi ngƣời dân có niềm tin vào ngân hàng sẽ tập trung gửi tiền với quy mô lớn hơn.
1.4.2.2. Tâm lý số đông và tin đồn
Hai nhân tố này thƣờng rất dễ gây rủi ro cho ngân hàng khi không có biện pháp kiểm soát phù hợp. Thực tế khi có thông tin thất thiệt về khả năng hoạt động yếu kém của ngân hàng hay Ban lãnh đạo ngân hàng, sẽ gây hoang mang cho khách hàng và ngân hàng sẽ mất lòng tin với khách hàng, khách hàng thông tin cho nhau và tác động mang tính dây truyền, mang tính số đông, đồng loạt bảo nhau đi rút tiền ngân hàng, từ đó sẽ làm ngân hàng mất khả năng thanh toán. Hoạt động huy động vốn sẽ đạt hiệu quả thấp. Ngƣợc lại thông tin tốt về ngân hàng đƣợc truyền trên thông tin đại chúng thì tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng đến gửi tiền ngân hàng, theo đó Ngân hàng đạt hiệu quả huy động vốn cao.
1.4.2.3. Chính sách kinh tế vĩ mô
Một nền kinh tế tăng trƣởng, lạm phát hợp lý, các nhà doanh nghiệp mở rộng sản xuất, khi đó nhu cầu về vốn tăng cao, lãi suất cho vay tăng, thu nhập dân cƣ cao và ổn định, nguồn tiền vào và ra các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động đƣợc dồi dào và cơ hội đầu tƣ cũng đƣợc mở rộng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, giá cả hàng hoá tăng, các doanh nghiệp kinh doanh không có lãi dẫn đến thu hẹp sản xuất, thu nhập của dân cƣ và các doanh nghiệp giảm, ngân hàng sẽ gặp khó
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khăn trong hoạt động huy động vốn. Thông thƣờng, chi phí huy động vốn của ngân hàng sẽ tăng nếu tỷ lệ lạm phát cao hơn mức lãi suất huy động, do ngân hàng phải tăng lãi suất huy động để đảm bảo lãi suất thực dƣơng.
1.4.2.4. Môi trường cạnh tranh
Hiện nay theo thống kê của Ngân hàng Nhà nƣớc thì ở Việt Nam có 6 Ngân hàng Quốc Doanh và 36 ngân hàng cổ phần và hơn 10 ngân hàng nƣớc ngoài. Trong điều kiện nền kinh tế đang đƣợc hội nhập thì sức ép trong việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt và quyết liệt về lĩnh vực huy động vốn và cung ứng các dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng nƣớc ngoài cũng dần đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ các ngân hàng trong nƣớc với ƣu thế về quy mô và công nghệ ngân hàng hiện đại, ngày càng có khả năng thu hút khách hàng trong và ngoài nƣớc. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng luôn phải tính đến điều kiện môi trƣờng kinh doanh, nhƣ có bao nhiêu cơ hội đầu tƣ tiềm tàng ở những khu vực thuộc địa bàn hoạt động của ngân hàng, có bao nhiêu ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác cũng tham gia trên địa bàn đó để tiến hành cạnh tranh với các đối thủ, ngân hàng buộc phải cải tiến chất lƣợng phục vụ, ấn định một lãi suất phù hợp với thị trƣờng, nghiên cứu kỹ hơn các điều kiện thị trƣờng… Nhƣ vậy, cạnh tranh vừa là một thách thức vừa là một nhân tố thúc đẩy các ngân hàng nâng cao chất lƣợng hoạt động, trong đó có hoạt động huy động vốn.