6. Kết cấu của luận văn
4.1. Định hƣớng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc
4.1.1. Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020
Thực hiện Nghị Quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22/08/2012 của Hội đồng Quản trị BIDV về Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển của BIDV đến năm 2020 và Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2015” với các nội dung cơ bản nhƣ sau:
Nội dung cơ bản của chiến lƣợc phát triển đến năm 2020 - Sứ mệnh:
BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính-ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.
-Tầm nhìn:
Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lƣợng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Là một trong 5 ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á. - Giá trị cốt lõi:
“Hƣớng đến khách hàng - Đổi mới Phát triển - Chuyên nghiệp Sáng tạo - Trách nhiệm xã hội - Chất lƣợng, Tin cậy”
- Định hƣớng giá trị sản phẩm dịch vụ:
Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thƣờng nhƣ các ngân hàng khác trên thị trƣờng.
- Mười mục tiêu ưu tiên:
1) Hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành NHTMCP đại chúng niêm yết; hoàn thành kế hoạch Cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lƣợc) và hƣớng đến
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cƣờng năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.
2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững;
3) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;
4) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hƣởng của BIDV trên thị trƣờng tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;
5) Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
6) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trƣờng về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
7) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động;
8) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;
9) Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;
10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hoá Doanh nghiệp và phát triển thƣơng hiệu BIDV;
- Hệ thống chỉ tiêu chiến lƣợc giai đoạn 2011-2015
Các chỉ tiêu chiến lƣợc đƣợc xây dựng trên cơ sở lƣợng hóa các mục tiêu chiến lƣợc theo 04 phƣơng diện gồm Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Đào tạo và Phát triển.
- Phƣơng diện tài chính bao gồm 05 nội dung: Chủ động cải thiện các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, cải thiện mức độ và sự ổn định của thu nhập, đa dạng hóa và mở rộng đầu tƣ, kiểm soát rủi ro và tỷ lệ rủi ro theo quy định; nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn.
- Phƣơng diện khách hàng bao gồm 05 nội dung: Tăng trƣởng doanh thu từ khách hàng, tăng thị phần, phát triển thị trƣờng và sản phẩm, phát triển thƣơng hiệu và dịch vụ chất lƣợng cao, tăng cƣờng bán chéo.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Phƣơng diện quy trình nội bộ bao gồm 05 nội dung: Tăng cƣờng quản lý rủi ro, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải tiến quy trình kinh doanh, phát triển hệ thống thông tin quản lý.
- Phƣơng diện Đào tạo và Phát triển bao gồm 04 nội dung: Tăng cƣờng kỹ năng chuyên môn của cán bộ nhân viên, tăng cƣờng động lực và sự hài lòng về công việc, Sự gắn kết của chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực với kế hoạch chiến lƣợc, phát triển văn hóa bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Kế hoạch kinh doanh từ năm 2011 – 2015 đƣợc BIDV thể hiện qua các chỉ tiêu ƣớc tính nhƣ sau:
Bảng 4.1. Kế hoạch kinh doanh từ năm 2011-2015
TT Chỉ tiêu Thực hiện
2011
Giai đoạn 2011-2015
I Tăng trưởng quy mô (bình quân giai đoạn)
1 Tổng tài sản 11% 18%-19%/năm
2 Huy động vốn -3% 19%-20%/năm
3 Dƣ nợ tín dụng 15,6% 17%-18%/năm
II Cơ cấu (đến cuối kỳ)
1 Cơ cấu dƣ nợ ròng/Tổng tài sản 72,4% ≤ 68%
2 Dƣ nợ trung dài hạn/Tổng dƣ nợ 44,9% ≤ 35%
3 Dƣ nợ bán lẻ/Tổng dƣ nợ 13,9% ≥ 19%
4 Cơ cấu huy động vốn dân cƣ/ Huy động vốn 53,6% ≥ 60%
III Chất lượng - an toàn (đến cuối kỳ)
1 Tỷ lệ Thu ngoài lãi /Tổng thu nhập hoạt động 18% đạt 23%-26%
2 Tỷ lệ nợ xấu 2,96% ≤ 2,5%
3 Tỷ lệ nợ nhóm 2 11,8% < 8%
4 CAR (theo qui định hiện hành) 10,59% ≥ 10%
IV Hiệu quả
1 Tăng trƣởng bình quân lợi nhuận trƣớc thuế -8,7% ≥ 24%/năm 2 Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động 43,2% ≤ 45%
3 ROA 0,83% 1,0%-1,1%
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(Nguồn:Nghị Quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22.08.2012 của BIDV Việt Nam về việc: phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 và KHKD 2011-2015)
Các chương trình giải pháp chiến lược:
Để thực hiện Hệ thống chỉ tiêu chiến lƣợc kinh doanh giai đoạn 2011-2015, mƣời hai (12) chƣơng trình giải pháp chiến lƣợc đƣợc xây dựng nhằm đảm bảo BIDV sẽ thực hiện thành công các nội dung chiến lƣợc cốt lõi nhƣ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu ƣu tiên đã đƣợc lƣợng hóa thành các chỉ tiêu chiến lƣợc trên các phƣơng diện tài chính, khách hàng, quản trị nội bộ, đào tạo và phát triển. Các chƣơng trình giải pháp chiến lƣợc này bao gồm:
i) Giải pháp chiến lƣợc nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động NH. ii) Giải pháp chiến lƣợc về tín dụng.
iii) Giải pháp chiến lƣợc về huy động vốn. iv) Giải pháp chiến lƣợc về hoạt động đầu tƣ.
v) Giải pháp chiến lƣợc về quản trị rủi ro và giám sát tuân thủ. vi) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển ngân hàng bán lẻ.
vii) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển ngân hàng bán buôn.
viii) Giải pháp chiến lƣợc về Thƣơng hiệu và phát triển mạng lƣới. ix) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển tổ chức và nhân sự.
x) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển Công nghệ thông tin. xi) Giải pháp chiến lƣợc về hoạt động kinh doanh Vốn và tiền tệ. xii) Giải pháp chiến lƣợc về cải cách quy trình nội bộ.
4.1.2. Định hướng phát triển nguồn vốn huy động vốn tại BIDV
4.1.2.1. Tăng trưởng quy mô bền vững
Định hƣớng mục tiêu đến năm 2015, BIDV sẽ trở thành Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ và là một trong 5 Ngân hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lƣợng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu; Có thị phần và quy mô Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Nền khách hàng bán lẻ năm 2012 chiếm khoảng trên 5% dân số (khoảng 4,8 triệu KH) và chiếm khoảng trên 8% dân số Việt Nam (khoảng 7,3 triệu KH) vào năm 2015. Quy mô hoạt động đứng trong tốp ba Ngân
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hàng bán lẻ có quy mô lớn nhất Việt Nam về tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cƣ và hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.
Tập trung xây dựng đồng bộ và hoàn thiện các cơ chế, chính sách khách hàng hƣớng tới khách hàng tiền gửi mục tiêu. Trong chính sách khách hàng cụ thể hóa tối đa chính sách cho từng phân đoạn khách hàng mục tiêu, tiếp tục hoàn thiện cơ chế FTP để phát huy hiệu quả cao nhất.
Nâng cao chất lƣợng, nhạy bén trong công tác phân tích, dự báo diễn biễn thị trƣờng tài chính tiền tệ, chỉ số giá tiêu dùng và các thị trƣờng hàng hóa liên quan mật thiết đến công tác nguồn vốn, lãi suất tiền gửi nhƣ vàng và ngoại tệ.. để kịp thời có giải pháp quản trị điều hành nguồn vốn hiệu quả.
4.1.2.2. Gia tăng các nguồn vốn có kỳ hạn dài
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác huy động vốn thông qua các kênh huy động vốn dài hạn nhƣ: Phát hành giấy tờ có giá trung dài hạn, vay thƣơng mại định chế tài chính nƣớc ngoài, vay qua hiệp định khung, vay cơ cấu vốn trung dài hạn bằng đối ứng tiền gửi ngắn hạn.
Đẩy mạnh phát hành trái phiếu (trong nƣớc và quốc tế) để tăng nguồn vốn trung dài hạn và phát triển các sản phẩm huy động vốn khác trên thị trƣờng vốn.
Tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế, các bộ ngành của chính phủ để tiếp nhận nguồn vốn vay của chính phủ từ nguồn tài chính quốc tế, các định chế tài chính quốc tế….
Nâng cao tính ổn định của nguồn vốn theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn, cải thiện sự cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.
4.1.3. Định hướng phát triển huy động vốn tại BIDV Vĩnh Phúc
BIDV Vĩnh Phúc luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong điều hành kế hoạch kinh doanh, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trƣởng tín dụng, cân đối và cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo an toàn thanh khoản trong hoạt động kinh doanh. Tiếp tục tìm kiếm và đẩy mạnh phát triển công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế, định chế tài chính trong và ngoài địa bàn tỉnh, quan tâm chăm sóc đặc biệt các định chế tài chính có số dƣ và hiệu quả huy động vốn cao nhƣ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Kho bạc Nhà nƣớc,….bên cạnh đó tập trung nghiên cứu đƣa ra các cơ chế chính sách phù hợp với thị trƣờng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đảm bảo hiệu quả cho Ngân hàng và khách hàng để tiếp tục tăng cƣờng mở rộng huy động vốn từ dân cƣ tạo nền vốn ổn định, vững chắc.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn theo hƣớng tăng trƣởng huy động vốn trung, dài hạn. Tăng tính ổn định, hiệu quả nền khách hàng, đẩy mạnh và gia tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cƣ, tăng cƣờng công tác tuyên truyền quảng bá các sản phẩm huy động vốn đến các tầng lớp dân cƣ trên địa bàn, chủ động phối hợp giữa các bộ phận xây dựng phƣơng án marketing cụ thể, hiệu quả.
Thực hiện cơ chế động lực để khuyến khích tăng trƣởng huy động vốn đến từng cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Thực hiện giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng Phòng/ Tổ nghiệp vụ, Phòng Giao dịch, Quỹ Tiết kiệm để tăng tính chủ động trong tiếp cận khách hàng và phát huy hiệu quả hơn nữa trong công tác huy động vôn. Tích cực và chủ động hơn nữa trong việc vận dụng và thực thi đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách lãi suất trong công tác huy động vốn nhằm giữ vững và gia tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn.
Quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp giao dịch/quan hệ khách hàng nhằm đổi mới và nâng cao phong cách giao dịch, chất lƣợng phục vụ khách hàng.
Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách chăm sóc khách hàng theo chỉ đạo của BIDV và nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình chăm sóc khách hàng quan trọng riêng của Chi nhánh.
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốntại BIDV Vĩnh Phúc
Với những kết quả đạt đƣợc trong thời gian qua tại BIDV Vĩnh Phúc cho thấy sự nỗ lực cố gắng, quyết tâm phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, thể hiện qua kết quả hoạt động hàng năm đều có lãi và luôn nằm trong tốp dẫn đầu của hệ thống BIDV, các mặt đều đạt tỷ lệ tăng trƣởng tốt, phát triển bền vững và có tính ổn định cao, mạng lƣới hoạt động không ngừng đƣợc mở rộng, hàng năm đều đƣợc các cấp chính quyền khen thƣởng và đặc biệt năm 2010 đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam xếp doanh nghiệp hạng I. Tuy nhiên để phát huy hiệu quả hơn nữa thì chi nhánh cần phải thực hiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý công tác huy động vốn tại Chi nhánh. Một số giải pháp cu thể nhƣ sau:
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mạng lƣới ngân hàng là một nhât tố hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng. Đây là một lợi thế đang đƣợc các ngân hàng khai thác triệt để trong quá trình cạnh tranh. Mạng lƣới ngân hàng càng rộng thì khả năng mở rộng thị phần khách hàng của ngân hàng càng lớn, và nếu có mạng lƣới rộng thì khi xảy ra các sự cố thiếu hụt thanh khoản hay các biến động khác ... các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau nhanh chóng, kịp thời.
Đóng góp không nhỏ vào hiệu quả hoạt động chung của toàn Chi nhánh trong suốt thời gian hoạt động vừa qua là sự hoạt động tƣơng đối hiệu quả tại một số Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh. Tỷ trọng cũng nhƣ cấu phần các mặt hoạt động của các Phòng luôn chiếm một tỷ trọng tƣơng đối lớn trong Tổng các mặt hoạt động chung của Chi nhánh.
Chính vì vậy thời gian qua BIDV Vĩnh Phúc đã không ngừng khảo sát thị trƣờng và mở mới thêm các Phòng giao dịch. Tính đến hết năm 2012 số lƣợng Phòng giao dịch của Chi nhánh là 05 Phòng trong đó tại địa bàn thành phố Vĩnh Yên là 02 Phòng và tại các huyện có hoạt động giao thƣơng sầm uất, tiềm năng phát triển và có các cụm/khu công nghiệp hoạt động nhƣ; Phòng giao dịch Yên Lạc tại thị trấn Yên Lạc - huyện Yên Lạc, Phòng giao dịch Vĩnh Tƣờng tại thị trấn Thổ Tang - huyện Vĩnh Tƣờng, Phòng giao dịch Bình Xuyên tại thị trấn Hƣơng Canh - huyện Bình Xuyên. Hiện tại Chi nhánh chƣa thực hiện mở rộng mạng lƣới hoạt động sang các huyện Tam Đảo, Tam Dƣơng, Lập Thạch, Sông Lô do đây là các huyện miền núi, kinh tế phát triển thấp.
Tuy nhiên tại một số Phòng giao dịch hiệu quả hoạt động đạt thấp nhƣ Phòng giao dịch Đồng Tâm đặt tại Phƣờng Đồng Tâm - thành phố Vĩnh Yên (khu vực phía bắc thành phố), Phòng giao dịch Vĩnh Tƣờng đặt tại thị trấn Thổ Tang - huyện Vĩnh Tƣờng. Tại những vị trí này có mật độ các Phòng/điểm giao dịch của các Ngân hàng khác khá dày đặc và có thời gian hoạt động lâu năm hơn so với các Phòng giao dịch mới mở trong năm 2011 và 2012 của BIDV Vĩnh Phúc. Chính vì vậy nền tảng khách hàng truyền thống cũng nhƣ thƣơng hiệu và hình ảnh của các Ngân hàng bạn đã đƣợc thói quen khách hàng sử dụng không những thế lợi thế cạnh tranh về các mặt hoạt động (lãi suất/phí/Phong cách và không gian làm việc,…) thì BIDV Vĩnh Phúc chƣa vƣợt trội và hơn hẳn đƣợc các tổ chức tín dụng vì vậy cũng chƣa đủ sức