Về phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)

- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo chính xác và công bằng, là ngườ

1.5.1. Về phương pháp giảng dạy

Thực tế, ĐNGV ngoại ngữ có vốn kiến thức về ngôn ngữ nước ngoài rất tốt nhưng hiện nay trình độ ngoại ngữ “đầu vào” của sinh viên tương đối cao bởi các em đã được học tiếng nước ngoài từ bậc tiểu học. Nếu ở bậc đại học, giảng viên tiếp tục trung thành với phương pháp dạy học truyền thống như ở

bậc tiểu học và phổ thông: đọc-chép, phát phiếu-chữa bài, dạy kỹ năng chỉ chú trọng vào đọc-viết thì e rằng không thu hút được sự chú ý của sinh viên, không tạo được không khí hăng say học tập, không khơi dậy được óc sáng tạo và khả năng NCKH của sinh viên. Sinh viên trở nên chán học bởi những kiến thức của giảng viên dạy đã quá xưa cũ vì các em đã tích lũy được từ phổ thông. Vốn tri thức về ngoại ngữ của sinh viên khá tốt là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với ĐNGV ngoại ngữ ở các cơ sở giáo dục đại học. Trình độ ngoại ngữ của các em cao đòi hỏi ĐNGV ngoại ngữ phải luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, phải luôn trao dồi các kỹ năng về tin học, ứng dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật trong giảng dạy, luôn cập nhật kiến thức mới nhất đem vào trong bài giảng để tăng thêm sự hứng thú cho sinh viên, phải biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong việc thiết kế bài giảng nhằm lôi cuốn sự chú ý, kích thích tư duy độc lập, sáng tạo ở sinh viên, làm cho các em sinh viên luôn tìm được cái mới sau mỗi giờ lên lớp. ĐNGV ngoại ngữ phải biết dùng phương pháp dạy học mới “lấy người học làm trung tâm”, tạo môi trường giao tiếp để cả thầy và trò cùng tư duy bằng ngôn ngữ nước ngoài. Với những phương pháp giảng dạy tích cực của ĐNGV ngoại ngữ, ngoài việc cung cấp các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ nước ngoài cho sinh viên, các giảng viên còn giúp hình thành cho sinh viên những kỹ năng sống cơ bản, quan trọng như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm thông qua các bài tập thực hành đóng vai, thảo luận nhóm. Thông qua đó, sinh viên tự hình thành cho mình những thái độ tích cực trong học tập, trong làm việc nhóm, trong việc thiết lập mối quan hệ với người khác. Ngoài những giờ học trên giảng đường, giảng viên ngoại ngữ có thể tổ chức những chuyến đi thực hành thực tế như làm hướng dẫn viên du lịch cho người nước ngoài, tham gia nhóm tình nguyện giảng dạy ngoại ngữ ở các trường học hoặc các cơ sở xã hội để sinh viên có cơ hội thực hành ngôn ngữ tiếng nước ngoài.

Như vậy, về phương pháp giảng dạy, giảng viên ngoại ngữ phải như một nghệ sỹ thực thụ vừa phải biết vận dụng khéo léo những kỹ năng và kiến thức

của mình, vừa phải biết lan truyền nguồn cảm hứng đến sinh viên bởi sinh viên ngoại ngữ thường cảm thấy chán nản trong học tập do thiếu động lực học tập. Giảng viên ngoại ngữ vừa là thầy, vừa là bạn đồng hành đáng tin cậy để thấu hiểu và chia sẻ với suy nghĩ của sinh viên. ĐNGV ngoại ngữ không chỉ dạy ngôn ngữ nước ngoài cho các em qua bốn kỹ năng nghe - nói - đọc - viết để hình thành năng lực ngoại ngữ mà còn là người dạy cho các em về đất nước, con người, nền văn hóa của đất nước và một số nước sử dụng ngoại ngữ các em đang học. Bên cạnh đó, giảng viên ngoại ngữ cũng phải là nhà khoa học biết dùng phương pháp dạy học tiên tiến để khơi dậy năng lực NCKH bằng ngôn ngữ nước ngoài mà các em đang được học. Đây là giá trị cốt lõi của một cơ sở giáo dục đại học tạo động lực học tập, phấn đấu đạt kết quả cao và trở thành những công dân tốt phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 38)