Mối quan hệ giữa các biện pháp để phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 112 - 113)

- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo chính xác và công bằng, là ngườ

4 Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, NCKH, tổng kết rút kinh nghiệm.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp để phát triển đội ngũ giảng viên

Các biện pháp phát triển ĐNGV ngoại ngữ nêu trên đều có vị trí, vai trò, khả năng tác động và tầm quan trọng nhất định. Mỗi biện pháp là bộ phận cấu thành của toàn bộ một hệ thống nhất có quan hệ tương tác với nhau, hỗ trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy và nâng cao hiệu quả phát triển ĐNGV ngoại ngữ của Trường ĐHNN - ĐHQGHN. Các biện pháp tuy độc lập nhưng không tách rời nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau tạo thành dòng liên kết chặt chẽ. Trong hệ thống các biện pháp nêu trên, biện pháp “Nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNGV” tuy là biện pháp có tính truyền thống, song trong hoàn cảnh hiện nay nó lại có vai trò then chốt, chi phối các biện pháp còn lại, tạo động lực cho sự phát triển, là chìa khoá giúp thực hiện thành công các biện pháp khác.

Đưa ra các biện pháp phát triển ĐNGV ngoại ngữ Trường ĐHNN - ĐHQGHN là rất quan trọng nhưng nó chỉ thực sự phát huy tác dụng và đạt hiệu quả khi các biện pháp này được triển khai và thực hiện một cách đồng bộ cùng một lúc cả 8 biện pháp. Không thể phát triển ĐNGV ngoại ngữ đạt yêu cầu cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu nếu thực hiện riêng lẻ từng biện

pháp. Mỗi một biện pháp đều có điều kiện khởi đầu và khởi đầu của biện pháp này chính là kết thúc của biện pháp kia và theo chu kỳ liên hoàn khép kín, nó bổ sung cho nhau, khắc phục những tồn tại cho nhau.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 112 - 113)