Công tác đánh giá đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 75)

- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo chính xác và công bằng, là ngườ

2.3.4.Công tác đánh giá đội ngũ giảng viên

4 Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, NCKH, tổng kết rút kinh nghiệm.

2.3.4.Công tác đánh giá đội ngũ giảng viên

Việc kiểm tra, đánh giá, phân loại giảng viên là một nội dung quan trọng trong việc tạo động lực lao động cho từng CBGD cũng như cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tiếp theo của mỗi giảng viên trong nhà trường. Việc đánh giá giảng viên phải dựa trên cơ sở pháp lý về hệ thống các văn bản quy định về đánh giá công chức, viên chức; chuẩn nghề nghiệp đối với giảng viên và các quy định về chế độ kiểm tra đánh giá hiện hành. Qua khảo sát, chúng tôi thu được số liệu sau:

Bảng 2.15. Kết quả đánh giá công tác đánh giá ĐNGV ngoại ngữ Trường ĐHNN-ĐHQGHN

Mức độ đánh giá Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Tốt 3 2,3

Tương đối tốt 123 93,2

Chưa tốt 6 4,5

Như vậy, 2,3% ý kiến được hỏi cho rằng công tác đánh giá ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường tốt, 93,2% tương đối tốt và 4,5% chưa tốt. Thực tế hiện nay, việc đánh giá ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường còn mang tính hình thức, chưa sát thực, chưa có quy trình chặt chẽ, chưa khai thác hết phương pháp đánh giá nguồn nhân lực dẫn đến xu hướng chạy theo thành tích. Công tác đánh giá ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường chủ yếu theo phương pháp hành chính như việc chấp hành giờ giấc lên lớp, coi thi, chấm thi, sinh hoạt chuyên môn, NCKH. Tập thể, đồng nghiệp và sinh viên đánh giá giảng viên thông qua phiếu hỏi và phiếu bình bầu không có sự phân tích, trao đổi dẫn đến kết quả đánh giá mang tính chủ quan, chiếu lệ, hình thức, né tránh không muốn làm mất lòng nhau. Việc tự đánh giá được giảng viên kiểm điểm theo các mục ghi sẵn, chung chung nên không đem lại thông tin chuẩn, đầy đủ làm giảm hiệu quả đánh giá. Các tiêu chí đánh giá thiếu tính định lượng, nặng về định

tính, chưa phân loại đối tượng đánh giá và được đánh giá, chưa quy chuẩn các chỉ số đánh giá một cách hệ thống. Kết quả đánh giá dựa trên cơ sở xếp hạng, so sánh, bình bầu theo các chỉ tiêu % và theo chỉ số điểm trên các mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, kết quả hoàn thành nhiệm vụ, ý thức học tập, bồi dưỡng, NCKH. Nhà trường chưa có quy định riêng về đánh giá giảng viên chuyên ngoại ngữ mà sử dụng chung quy định của Bộ Nội vụ điều đó chỉ phù hợp với viên chức hành chính nên việc phân loại, đánh giá đúng từng giảng viên khó đạt được độ chính xác cao. Thêm vào đó, các nguồn thông tin đánh giá chưa đa dạng, chưa có sự đánh giá tổng hợp của trưởng khoa, trưởng bộ môn, đồng nghiệp và người học nhằm đảm bảo tính khách quan và công bằng. Kết quả đánh giá chưa được sử dụng làm căn cứ cho việc sàng lọc, sắp xếp, sử dụng, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên mà mới chỉ dùng vào các tiêu chí để bình xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cuối năm học.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 74 - 75)