Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)

- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo chính xác và công bằng, là ngườ

4 Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, NCKH, tổng kết rút kinh nghiệm.

3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên

3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa

NCKH là một trong hai nhiệm chính của giảng viên song song với hoạt động giảng dạy. Việc đẩy mạnh hoạt động NCKH sẽ giúp ĐNGV ngoại ngữ tạo ra tri thức, sản phẩm và giải pháp mới có thể ứng dụng vào công tác giảng dạy của chính mình, mà cụ thể ở đây là các sản phẩm nghiên cứu về ngôn ngữ ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Có uy tín về đào tạo ngoại ngữ, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa quốc tế, Trường ĐHNN - ĐHQGHN đang phát triển theo định hướng nghiên cứu. Vì vậy, việc huy động lực lượng tập trung nghiên cứu một số vấn đề trọng tâm, trọng điểm của nhà trường về đào tạo và QLGD là một trong những nhiệm vụ có tính chiến lược của nhà trường. Bên cạnh đó, Trường ĐHNN - ĐHQGHN là trường đào tạo sinh ngữ. Việc giảng dạy, rèn luyện các kỹ năng lời nói chiếm khá nhiều thời lượng và trí lực của cán bộ. Cán bộ giảng dạy của Trường thường tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực này và đây chính là điểm mạnh trong nghiên cứu khoa học của Trường. Tuy nhiên, chính đặc trưng này, ở mức độ nhất định, cản trở việc hình thành, nuôi dưỡng những đề tài có tầm vóc lớn, có khả năng giải quyết những vấn đề chiến lược trong dạy học ngoại ngữ và nghiên cứu quốc tế. Đây sẽ là một trong những tâm điểm nghiên cứu của nhà trường trong giai đoạn tới. Và để đẩy mạnh công tác NCKH của ĐNGV ngoại ngữ cần tiến hành các hoạt động sau:

- Căn cứ vào thực tiễn và hướng phát triển của Nhà trường trong những năm sắp tới, tổ chức một số chương trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ học, về lý luận và phương pháp giảng dạy các thứ tiếng như Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; đề tài về đào tạo sinh viên, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu về đội ngũ, nghiên cứu về hợp tác khoa

học trong và ngoài nước với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

- Xây dựng kế hoạch về NCKH đảm bảo yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Nội dung của NCKH phải thiết thực, hiệu quả đảm bảo định lượng và định tính vì NCKH cốt là để phục vụ công tác nâng cao tiềm lực khoa học ĐNGV ngoại ngữ và kết quả NCKH là để phục vụ công tác đào tạo, phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà trường.

- Phát động phong trào NCKH trở thành tiêu chí thi đua, đánh giá thi đua, đánh giá năng lực của ĐNGV ngoại ngữ. Xây dựng chế tài để thực hiện phong trào “Mỗi giảng viên là một nhà khoa học”.

- Tổ chức các hội thảo khoa học cấp khoa, cấp trường và liên trường để động viên ĐNGV ngoại ngữ nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu. Sau hội thảo, các bài viết có chất lượng được in vào kỷ yếu của hội thảo hoặc đăng trên các tạp chí khoa học.

- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị để công tác NCKH đạt hiệu quả. - Xây dựng một chu trình quản lý NCKH khép kín từ khâu đề xuất hệ thống đề tài, triển khai nghiên cứu, tổng kết đánh giá nghiệm thu đến việc triển khai kết quả NCKH vào thực tế đào tạo của nhà trường hoặc cung cấp các sản phẩm NCKH và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Tiến hành ứng dụng các đề tài NCKH đã được nghiệm thu vào thực tiễn, ít nhất là trong công tác đào tạo và quản lý của nhà trường tránh hiện tượng “đóng băng” các đề tài sau khi nghiệm thu, đánh giá. Có như vậy, NCKH mới có sức sống đối với ĐNGV ngoại ngữ.

- Mở rộng NCKH ra cả nước và quốc tế, hạn chế việc bó hẹp trong khuôn khổ nhà trường vì có hội nhập quốc tế thì NCKH mới phát triển, ĐNGV ngoại ngữ của trường mới được nâng cao trình độ, năng lực NCKH và nhiệm vụ chính trị của nhà trường nhờ đó mới được khẳng định.

- Đa dạng hóa các hoạt động NCKH để thúc đẩy ĐNGV ngoại ngữ tham gia NCKH như tổ chức các phong trào để phát huy sự học tập, sáng tạo của giảng viên về chuyên môn, nghiệp vụ: viết chuyên đề về chuyên môn, về giáo dục. Khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên thử nghiệm những phát minh của mình. Khi giảng viên có những sáng kiến tác động tích cự đến chất lượng đào tạo của nhà trường thì lãnh đạo nhà trường phải có chủ trương ủng hộ, động viên và tạo điều kiện (cả vật chất và tinh thần) để giảng viên thử nghiệm, có thể chấp nhận những rủi ro xẩy ra, phải coi rủi ro đó là bài học để thực hiện các giải pháp tiếp theo. Sự quan tâm động viên của lãnh đạo nhà trường sẽ làm cho giảng viên dựa vào sức mạnh của nhau và giúp nhau khắc phục được những yếu kém, sẵn sàng thực nghiệm các ý tưởng, phương pháp và các trang thiết bị mới.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)