Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 113 - 116)

- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo chính xác và công bằng, là ngườ

4 Có khả năng tự học, tự bồi dưỡng, NCKH, tổng kết rút kinh nghiệm.

3.4. Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Vì không có điều kiện tiến hành thực nghiệm sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi tiến hành kiểm chứng thông qua phương pháp thăm dò ý kiến của 102 CBGD và 30 CBQL, trong đó có 05 chuyên gia trong lĩnh vực QLGD; 8 trưởng phó khoa đào tạo; 17 trưởng phó bộ môn. Sau khi dùng phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học SPSS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp phát triển ĐNGV ngoại ngữ Trường ĐHNN - ĐHQGHN

Các biện pháp đề xuất Mức độ

Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiêt

Biện pháp 1 70,5% 29,5% 0% Biện pháp 2 77,3% 22,7% 0% Biện pháp 3 54,6% 40,9% 4,5% Biện pháp 4 56,8% 43,2% 0% Biện pháp 5 61,4% 38,6% 0% Biện pháp 6 40,9% 59,1% 0% Biện pháp 7 84,1% 15,9% 0% Biện pháp 8 68,2% 31,8% 0%

Nhìn vào Bảng 3.1 chúng ta thấy việc đánh giá mức độ cấp thiết của 8 biện pháp đề xuất để phát triển ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường là tương đối cao, mặc dù mức độ đánh giá đối với từng biện pháp là khác nhau. Biện pháp 3

“Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên” có 4,5% được hỏi cho rằng ít cấp thiết. Điều đó phản ánh đúng thực tế của nhà trường bởi lẽ công tác tuyển dụng của nhà trường được thực hiện tương đối tốt, chặt chẽ, tuân thủ đúng theo Chuẩn quy định tại các văn bản của các cấp có thẩm quyền. Việc bố trí, sử dụng ĐNGV ngoại ngữ rất hợp lý. Vì vậy, việc “Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên” trở nên ít cấp thiết đối với họ. Trong khi đó, có tới 84,1% được hỏi cho rằng Biện pháp 7 “Đảm bảo chế độ, chính sách đãi ngộ và thực hiện các biện pháp thu hút đội ngũ giảng viên” là rất cấp thiết bởi lẽ “có thực mới vực được đạo”. Để ĐNGV ngoại ngữ của nhà trường cống hiến hết mình cho sự phát triển bền vững của một trường đại học đứng đầu cả nước về giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ và quốc tế học chất lượng cao, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, đảm bảo cho ĐNGV ngoại ngữ sống được bằng chính nghề dạy ngoại ngữ và nghiên cứu ngoại ngữ của mình.

Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV ngoại ngữ Trường ĐHNN - ĐHQGHN

Các biện pháp đề xuất Mức độ

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi

Biện pháp 1 40,9% 59,1% 0% Biện pháp 2 45,5% 54,5% 0% Biện pháp 3 27,3% 70,5% 2,3% Biện pháp 4 54,5% 43,2% 2,3% Biện pháp 5 38,6% 56,8% 4,6% Biện pháp 6 54,5% 45,5% 0% Biện pháp 7 29,5% 70,5% 0% Biện pháp 8 40,9% 59,1% 0%

Kết quả trên cho thấy 8 biện pháp chúng tôi đưa ra có tính khả thi nhưng ở mức độ khác nhau. Chỉ có một số lượng nhỏ người được hỏi cho rằng tính khả thi của Biện pháp 3, 4 và 5 không cao. Cụ thể, 4,6% phiếu trả lời rằng Biện pháp 5 “Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên” ít khả thi. Điều đó phản ảnh đúng thực tế của nhà trường bởi công tác NCKH mang tính đặc thù ứng dụng ngoại ngữ tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng nó không mang lại nhiều ích lợi về vật chất như công tác giảng dạy nên dù có đẩy mạnh công tác NCKH thì cũng khó có kết quả như mong muốn.

Như vậy, qua khảo sát về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, mặc dù có những ý kiến khác nhau nhưng đại đa số người được khảo sát cho rằng các biện pháp đề xuất trong đề tài là cấp thiết và khả thi.

Tiểu kết chƣơng 3

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã nghiên cứu, tác giả đề xuất 8 biện pháp phát triển ĐNGV ngoại ngữ Trường ĐHNN - ĐHQGHN. Các biện pháp trên chưa phải là một hệ thống đầy đủ nhưng là biện pháp chủ yếu làm nền tảng cho hệ thống các biện pháp khác nhằm phát triển ĐNGV ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu mới để thực hiện thành công sứ mệnh của nhà trường: “Trường ĐHNN - ĐHQGHN là trung tâm đào tạo và nghiên cứu có uy tín về giáo dục ngoại ngữ, ngôn ngữ học, quốc tế học và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có liên quan. Trường đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của xã hội theo chuẩn quốc tế. Trường coi trọng tính năng động, sáng tạo, trung thực, tinh thần trách nhiệm, khả năng sống và làm việc trong môi trường cạnh tranh đa văn hóa”. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cấp thiết và có tính khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn. Trong quá trình thực thi, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp để đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 113 - 116)