Phương pháp phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

- Với vai trò là người đánh giá: Giảng viên là người cuối cùng đánh giá kết quả học tập của sinh viên, đảm bảo chính xác và công bằng, là ngườ

1.3.5. Phương pháp phát triển đội ngũ giảng viên

Phương pháp là cách thức tiến hành để có hiệu quả cao. [25, tr.1351]. Phương pháp phát triển ĐNGV là cách thức tiến hành để quản lý hiệu quả sự phát triển của ĐNGV, làm cho ĐNGV của cơ sở giáo dục đại học tăng lên về số lượng, đảm bảo về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu vì xét cho cùng chức năng chủ yếu của quản lý là tạo ra sự ổn định và phát triển. Trong quản lý

hiện đại, phương pháp quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và khoa học hành vi. Phương pháp quản lý rất phong phú, đa dạng. Hoạt động quản lý chỉ có thể đạt được mục tiêu, hiệu quả khi người quản lý sử dụng các phương pháp quản lý phù hợp, phát huy được những điểm mạnh ở từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để thành công trong quản lý. Có bốn phương pháp quản lý phát triển đội ngũ cơ bản sau đây:

1.3.5.1. Phương pháp thuyết phục

Là phương pháp dùng lý lẽ để tác động đến nhận thức của ĐNGV, làm cho người giảng viên nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với các yêu cầu đó.

1.3.5.2. Phương pháp kinh tế

Là phương pháp khuyến khích quyền lợi vật chất nhằm tác động đến ĐNGV bằng quyền lợi kinh tế. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, nhưng nếu cực đoan sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng làm giảm tính chủ động, sáng tạo, tự nguyện của ĐNGV.

1.3.5.3. Phương pháp hành chính tổ chức

Là phương pháp chủ thể quản lý dùng quyền lực đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ yêu cầu khách thể hiện thông qua văn bản đã được pháp lý hoá. Phương pháp này thể hiện quyền lực, sức mạnh của chủ thể quản lý. Song, nếu lạm dụng, phương pháp này sẽ hạn chế quyền dân chủ, quyền sáng tạo của cấp dưới và có thể nảy sinh tư tưởng áp đặt, quan liêu, tiêu cực của cấp trên.

1.3.5.4. Phương pháp tâm lý, giáo dục

Là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua đời sống tâm lý cá nhân bằng cách sử dụng các tác động tâm lý vào tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng quản lý. Nhà quản lý dùng phương pháp này nhằm khai khác tiềm năng con người, kích thích ý thức tự giác, sự say mê của con người để họ chủ động sáng tạo trong hoạt động của mình. Đây là một trong

các phương pháp không thể thiếu đối với một nhà quản lý. Nếu sử dụng tốt phương pháp này sẽ đạt lợi ích về hiệu quả công tác, thực hiện tốt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)