II. Phân tích tổng quan thị trường thanh long trong và ngoài nước: 1) Cung và cầu thanh long trên thế giới:
b) Nhu cầu tiêu thụ thanh long trong nước:
Khối lượng tiêu thụ: Khoảng 15-20% tổng sản lượng thanh long của Việt Nam được tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Kênh tiêu thụ: có 2 kênh tiêu thụ chính đối với sản phẩm thanh long trong nước:
• Một là, các chủ vựa, người kinh doanh bán lẻ trái cây tại các chợ nhỏ: là nơi tiêu thụ toàn bộ thanh long “loại 2”, tức là thanh long có kích cỡ trái nhỏ (dưới 300gr/trái) hoặc trái có hình thức xấu, méo mó, màu không đều, tai xấu… Các chợ miền Tây là nơi tiêu thụ phần lớn loại thanh long này với giá rất rẻ, có khi chưa tới một nửa giá so với thanh long loại 1.
• Siêu thị và các nhà phân phối trái cây tại các thành phố lớn: đây là kênh tiêu thụ thanh long “loại 1” với kích cỡ to, hình thức đẹp.
Đặc điểm người tiêu dùng: Người tiêu dùng ở Việt Nam chia làm 2 nhóm:
• Người tiêu dùng ở các thành phố lớn, đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc: ngày càng ưa chuộng thanh long do sự hiểu biết ngày càng tăng về công dụng cho sức khỏe của loại trái cây này. Đặc biệt, người tiêu dùng ở các thành phố lớn rất ưa chuộng và sẵn sàng trả giá cao cho thanh long loại to, thậm chí cao hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Thanh long nặng trên 500gr/trái thường được bán cho đối tượng khách hàng loại này, thông qua hệ thống các siêu thị lớn ở Việt Nam. Thanh long ruột đỏcũng được ưa chuộng hơn thanh long ruột trắng.
28Báo cáo Thực trạng Phát triển Cây Thanh long Bình Thuận(2010). Viện Cây ăn quả Miền Nam29Đề án Thanh long Tiền Giang.