III. Phân tích chuỗi giá trị thanh long: 1) Giới thiệu:
3) Sơ đồ chuỗi giá trị thanh long tại Tiền Giang:
Hiện nay có hai kênh chủ yếu trong chuỗi giá trị: kênh xuất khẩu và kênh tiêu thụ trong nước. Nghiên cứu này tập trung sâu hơn vào nghiên cứu chuỗi giá trị phục vụ xuất khẩu (chiếm khoảng 80% lượng thanh long) hơn là tiêu thụ trong nước.
Nghiên cứu hệ thống cung cấp thanh long xuất khẩu ở Chợ Gạo cho thấy kênh tiêu thụ chủ yếu là từ nhà vườn, đến thương lái, sau đó là chủ vựa và đến công ty xuất khẩu ở tỉnh và công ty xuất khẩu ở Thành phố HCM. Chuỗi giá trị thanh long tại chợ gạo được mô tả ở Hình 7.
Nhìn chung theo kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 90% lượng thanh long từ nhà vườn được cung cấp trực tiếp cho các thương lái. Tuy nhiên cũng có tỷ lệ nhỏ cung cấp trực tiếp cho những chủ vựa (7%) và công ty xuất khẩu (2.5%).
Hình 7: Chuỗi giá trị thanh long xuất khẩu tại Chợ Gạo
Nhà vườn
Thương lái
Vựa trái cây
Công ty thương mại, xuất khẩu
Xuất khẩu Tiêu dùngnộiđịa 22.9% 0.5% 90% 5.4% 36% 40.6% 48.6% 7% 2.5% 15% 2% 77.1%
Từ thương lái thì có sự phân phối đều hơn tới công ty xuất khẩu và vựa trái cây. Một số thương lái thì cung cấp cho các chủ vựa (chiếm gần 50% sản lượng thanh long) nhưng cũng có khoảng 36% lượng thanh long được sản xuất ra bán cho các công ty xuất khẩu tại Tiền Giang, Long An và công ty trên thành phố HCM.
Dù có sự phát triển mạnh về sản xuất trong những năm gần đây nhưng sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa mạnh. Nhìn chung sự gắn kết giữa công ty xuất khẩu và người sản xuất còn rất yếu. Các công ty xuất khẩu chưa xây dựng những vùng nguyên liệu cho mình mà chủ yếu thu mua thông qua trung gian.
Liên kết giữa thương lái và người sản xuất chặt chẽ hơn do quan hệ làm ăn lâu năm và rất nhiều thương lái là những người trong xã. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu thì có 55% số nhà vườn có ký hợp đồng với thương lái và chủ vựa. Tuy nhiên chủ yếu là hợp đồng miệng và có thời gian hiệu lực trong thời gian ngắn. Trước khi thanh long thu hoạch khoảng 5-7 ngày, thương lái đi qua và đàm phán giá cả sau đó đặt cọc tiền mua. Do tính pháp lý không chặt chẽ nên có nhiều khi nhà vườn tự phá vỡ hợp đồng và có nhiều khi người mua tựphá vỡ hợp đồng và không có bên nào đứng ra giải quyết. Tuy nhiên thì phần lớn các hộ đều bán cho một vài thương lái nhất định. Gần đây với sự phát triển thanh long ở Chợ Gạo thì cũng có khá nhiều thương lái hơn, kể cả những thương lái ngoài tỉnh. Sự phát triển này cũng có tác động tích cực với nhà vườn vì họ có thể có nhiều lựa chọn hơn. Tuy nhiên, việc làm ăn với những thương lái mới có thể cũng sẽ mang lại những rủi ro hơn. Không ít hộ đã bị những thương lái nợ kéo dài, hay bùng nợ.
Bảng 7: Ký hợp đồng với người mua thanh long của nhà vườn
Tần suất (trên tổng 80 hộ) Tỷ lệ (%)
Hộ có ký hợp đồng 44 55.0
Hộ tự phá vỡ hợp đồng 8 18.2
Khách hàng phá vỡ HĐ 13 29.5
Tuy nhiên theo khảo sát của nhóm nghiên cứu thì có một số chủ vựa cũng có những hỗ trợ tích cực trong việc cho nhà vườn vay tiền để mở rộng sản xuất thanh long hay để mua phân bón đầu vào hoặc tạm ứng trước cho những mục đích khác. Một thương lái thường mua từ 20-30 nhà vườn. Chủ vựa thì có thể mua nhiều hơn, có thể hàng trăm hộ và hàng chục thương lái khác nhau.
Tương tự liên kết giữa hộ và thương lái thì liên kết giữa chủ vựa và các công ty xuất khẩu trên cũng dựa trên từng lô hàng, hợp đồng phần nhiều cũng chủ yếu là hợp đồng miệng, thỏa thuận trên điện thoại. Sau khi đã thống nhất về lượng và giá thì các công ty sẽ chuyển tiền ứng trước cho chủ vựa và thương lái sau đó họ sẽ chuyển hàng lên và thanh toán sau.
Trong liên kết theo chiều dọc thì liên kết giữa các công ty xuất khẩu và nhà nhập khẩu là có những rằng buộc khá chặt chẽ nhất về mặt giấy tờ. Điều này cũng dễ hiểu vì các nhà nhập khẩu từ các nước khác đến và sự rủi ro sẽ là rất cao nếu không cẩn thận. Một số công ty của Việt Nam đã bị doanh nghiệp nước ngoài bùng nợ không trả tiền sau khi đã lấy hàng. Việc này xảy ra khá thường xuyên với cả các doanh nghiệp bên Bình Thuận và nó đã làm nhiều chủ vựa phá sản trong thời gian vừa qua.
Xuất thanh long qua Trung Quốc, nhiều chủ vựa phá sản
Cùng với sự phát triển của cây thanh long, các chủ vựa thanh long ở Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) mọc lên như nấm, với nhà xưởng rộng lớn, đồ sộ và mua sắm nhiều xe tải. Nhưng sau một thời gian kinh doanh,các chủ vựa thua lỗ, vỡ nợ hàng tỉ đồng, lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất, thậm chí không còn nhà để ở.
Từ chỗ bị “xù” nợ
Theo vợ chồng ông Trần Văn Bỗng và bà Nguyễn Thị Thu, ở xã Hàm Mỹ, Hàm Thuận Nam cho biết: Thấy nhiều người mua bán thanh long phát đạt, vợ chồng ông đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng và các hộ dân đầu tư hàng tỉ đồng xây dựng nhà xưởng có diện tích 450 m2, mua sắm xe ô tô tải hành nghề thu mua thanh long xuất khẩu.
Mới đầu, ông chỉ thu mua thanh long hàng dạt để tiêu thụ nội địa, thu lợi nhuận khá cao, tạo được mối quan hệ với nhiều khách hàng.
Sau đó, vợ chồng ông chuyển qua thu mua thanh long xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Hồng Công, Trung Quốc.
Những chuyến hàng thanh long đầu tiên vượt qua biên giới được các khách hàng Trung Quốc thanh toán tiền bạc sòng phẳng. Nhưng đến chuyến hàng thứ ba, thứ tư, các đối tác ở Trung Quốc lại tìm cách xù nợ, như giao hàng trước chuyển tiền sau, nhằm mục đích chiếm dụng vốn của các chủ vựa và đưa ra lý do thanh long bị hư hỏng nhiều để hạ giá.
Nhiều lô hàng thanh long xuất khẩu suốt cả năm vợ chồng ông vẫn không đòi được nợ, dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ cho các chủ vườn thanh long.
Buộc lòng vợ chồng ông phải chuyển tiền mua hàng của các hộ dân sang thành nợ vay tính lãi. Có những lúc thiếu vốn hoạt động ông phải vay nóng với lãi suất cao 9%/tháng. Càng
kéo dài thời gian kinh doanh vợ chồng ông càng đuối sức, không còn khả năng trả nợ cho các chủ vườn thanh long. Bởi vậy, họ đã khởi kiện vợ chồng ông, được Tòa án nhân dân huyện xử lý buộc phải trả nợ cho 27 công dân, với tổng số tiền trên 3,6 tỉ đồng.
Đến việc vỡ nợ hàng loạt
Tương tự như vậy còn có chủ vựa thanh long của vợ chồng ông Nguyễn Minh Hữu và bà Tô Thị Chí, ở xã Hàm Cường, với cơ sở nhà xưởng thu mua đồ sộ, có cả xe đầu kéo công-ten- nơ, nay bị vỡ nợ phải thi hành án cho 18 con nợ, với tổng số tiền trên 5,7 tỉ đồng.
Nhìn chung hiện nay sự liên kết trong chuỗi là không chặt chẽ và nhất là giữa nhà xuất khẩu với người sản xuất. Do đó việc kiểm soát chất lượng của nhà xuất khẩuđối với thanh long là bị hạn chế. Hiện nay do yêu cầu của một số thị trường như Mỹ, Nhật hay EU thì các nhà xuất khẩu bắt buộc phải gia nhiệt hay chiếu xạ. Tuy nhiên những chi phí này còn rất lớn và dịch vụ này chưa phát triển mạnh, tập trung chủ yếu ở một vài công ty trên thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay cũng bắt đầu có một vài công ty muốn tự phát triển từ khâu sản xuất để có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm công ty xuất khẩu (Good Life, Rồng đỏ).
Nhìn chung, những liên kết dọc trong chuỗi thanh long còn chưa chặt chẽ. Liên kết ngang (giữa những nhà vườn, thương lái, hay những nhà xuất khẩu) cũng không có gì hơn. Hiện nay đã có một số ít hộ tham gia vào hai THT (ở Mỹ Tịnh An và Qươn Long) tuy nhiên hoạt động của hai THT này chưa hiệu quả. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu thì có tới 75% số xã viên cho biết hầu như HTX là không có tác dụng gì. Tín hiệu khả quan hơn đối với nhóm sản xuất theo VietGap vì có tới 85% số hộ tham gia cho biết là có tác động tốt vì họ cho rằng khi tham gia họ được tập huấn, được hỗ trợ kỹ thuật. Tuy nhiên cũng có 15% số hộ cho biết là không hiệu quả vì họ đã phải thay đổi áp dụng nhiều kỹ thuật (sử dụng phân bón, thuốc trừsâu…), chấp hành tiêu chuẩn VietGap (không được chăn nuôi thả trên khu vực canh tác thanh long) nhưng giá bán thanh long theo chuẩn VietGap và thanh long khác vẫn không cao hơn. Thậm chí có đôi khi còn thấp hơn do trái thanh long theo VietGap không bóng, và không to bằng thanh long thường do sử dụng chất kích thích tăng trưởng ít hơn (phần này sẽ đề cập rõ hơn khi phân tích hiệu qủa sản xuất tiếp theo).
Bảng 8: Tham gia của các tổ chức của nhà vườn
Các tổ chức
Có tham gia
Đánh giá
Có tác động tốt Bình thường Không hiệu quả
Hiệp hội trái cây VN 3.6 60.0 40.0
Nhóm sản xuất theo Vietgap 40.7 85.0 15.0
Tổ hợp tác/HTX 53.6 25.9 29.6 44.4
Hội làm vườn 7.6 25.0 31.3 43.8
Hội nông dân 22.4 55.6 14.8 29.6
Mặc dù không có sự hỗ trợ nhiều từ thương lái hay công ty xuất khẩu, nhưng các nhà vườn cũng có những sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu. Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu thì có tới gần 85% nhà vườn được mua phân bón (là chủ yếu) và 30% thuốc trừ sâu trả chậm. Tỷ lệ mua thuốc trừ sâu trả chậm ít hơn so với phân bón do lượng chi phí cũng không nhiều. Có nhiều hình thức trả chậm khác nhau nhưng nhìn chung thì các nhà vườn sẽ không phải chịu lãi trong khoảng 1-2 tuần đầu và sau đó sẽ tính lãi suất ngang với lãi suất ngân hàng. Thời gian vay có thể 1 tháng, 2 tháng hay 3 tháng.
Hình 8: Tỷ lệ hộ mua phân bón, thuốc trả chậm 84.8 30.2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
Tỷ lệ mua phân bón trả chậm Tỷ lệ mua thuốc BVTV, tăng trưởng trả chậm
Do phát triển sau nên các hoạt động gắn kết giữa các tác nhân trong chuỗi kể cả liên kết dọc và ngang ở Tiền Giang vẫn còn rất yếu so với Bình Thuận. Hiện nay Bình Thuận cũng có Ban chuyên trách phát triển Thanh long, có rất nhiều tổ hợp tác, có nhiều liên minh giữa HTX và công ty nhưng ở Tiền Giang vẫn còn yếu. Hơn nữa việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu cũng chưa được đẩy mạnh. Thương hiệu phải là đi sâu vào đối với khách hàng chứ không chỉ là đặt ra và đăngký một cái tên như thanh long Chợ Gạo, thì chưa phải là thương hiệu.
Việc liên kết ngang giữa các nhà sản xuất là rất quan trọng giúp đẩy mạnh liên kết dọc. Một trong những nguyên nhân mà công ty không ký hợp đồng trực tiếp với các nhà vườn là quy mô của họ khá nhỏ, manh mún, khó quản lý và không có tư cách pháp nhân. Với việc liên kết tốt các hộ sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là tiền đềrất tốt cho việc thúc đẩy các liên kết giữa những tác nhân trong chuỗi.
Thanh long Bình Thuận được bảo hộ trên đất Mỹ
Binh Thuan Today cập nhật ngày 17.01.2012 07:29
Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận là đơn vị được Ủy ban Nhân dân tỉnh cho phép đứng đơn đăng ký và là chủ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu này. Nhãn hiệu được nộp đơn đăng ký ngày 14/12/2009, sau một thời gian xem xét, USPTO đã cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho “Thanh long Bình Thuận.”
Theo quy định của Luật Nhãn hiệu Mỹ, thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm nếu chủ văn
bằng bảo hộ tiến hành thủ tục gia hạn trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng hết hiệu lực theo kỳ hạn 10 năm.
Theo ông Hưng, hiện nay việc tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng nhiều. Việc bảo hộ nhãn hiệu cho Thanh long Bình Thuận tại Mỹ có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần để thanh long Bình Thuận có chỗ đứng trên thị trường có nhiều tiềm năng này. Đồng thời để bảo vệ uy tín, danh tiếng của thanh long Bình Thuận, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại Mỹ.
Thuận hiện là “thủ phủ” thanh long của cả nước với tổng diện tích trên 16.000 ha, sản lượng bình quân hàng năm hơn 400.000 tấn. Thanh long Bình Thuận đã được xuất sang thị trường Mỹ, châu Âu... Các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vừa chấp nhận cho thanh long Bình Thuận nhập vào. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là thị trường châu Á, trong đó Trung Quốc chiếm gần 70% thị phần.