II. Phân tích tổng quan thị trường thanh long trong và ngoài nước: 1) Cung và cầu thanh long trên thế giới:
76 Báo cáo Chuỗi Giá trị Thanhlong Bình Thuận (2005)
chức sản xuất chuyên nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn GAP. Tuy nhiên sản lượng và quy mô trồng thanh long của các nước này đều còn nhỏ bé so với VIệt Nam, nên bản thân họ vẫn phải nhập Thanh long từ Việt Nam.
• Đặc điểm người tiêu dùng: Singapore, Malaixia thường thích thanh long cỡ nhỡ, khoảng 300 – 480gr/trái. Riêng Hồng Kông và Đài Loan lại yêu thích loại trái to từ 480gr trở lên77. Thanh long ruột đỏ cũng được ưa chuộng hơn thanh long ruột trắng, đặc biệt đối với cộng đồng người Hoa chiếm số đông trên các thị trường này.
* Yêu cầu nhập khẩu:
Các nước ASEAN, Hồng Kông,Đài Loan là các thị trường ít có các rào cản khắt khe về VSATTP và nhãn mác bao bì hơn so với các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, đồng thời lại gần với Việt Nam về mặt địa lý nên khắc phục được tình trạng vận chuyển xa nâng chi phí lên cao. Bên cạnh thị trường chính ngạch của Trung Quốc, đây là các thị trường được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là thích hợp nhất đối với khả năng sản xuất trình độ thấp của Việt Nam hiện nay78
.
Tuy nhiên, trước tình hình cạnh tranh tăng lên, các thị trường này cũng ngày càng siết chặt hơn các quy định nhập khẩu của mình và đưa ra các hệ thống tiêu chuẩn riêng. Ví dụ điển hình là việc Đài Loan ra sắc lệnh cấm thanh long Việt Nam từ năm 2009 sau khi phát hiện ruồi đục qủa. Chỉ một phát hiện có thể khiến quy trình thương thảo nối lại thị trường kéo dài tới hàng năm. Do vậy, cần đảm bảo tránh rủi ro tương tự khi xuất khẩu sang các thị trường khác.