I. Các nhóm giải pháp chiến lược để nâng cấp chuỗi thanh long
5. Chiến lược 5 Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận và phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường đòi hỏi chất lượng cao, để đa dạng hóa thị trường
thị trường, đặc biệt là các thị trường đòi hỏi chất lượng cao, để đa dạng hóa thị trường
Nghiên cứuthị trường: Những năm gần đây, thanh long Việt nam đã bắt đầu có mặt ở một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu, vv nhờ có sự hỗ trợ của nhà nước, và nỗ lực của các doanh nghiệp. Tuy vậy, số lượng thanh long vào các thị trường này còn khá khiêm tốn và chưa ổn định, đôi khi còn bị trả hàng về do chúng ta chưa hiểu hết yêu cầu của các thị trường này. Chính vì vậy, khi thâm nhập vào các thị trường khác nhau cần hiểu thật rõ nhu cầu, đặc điểm của thị trường, đồng thời tuân thủ “luật chơi” của các thị trường đó. “Chậm mà chắc” là điều quan trọng. Bài học của Bình Thuận cho thấy chỉ một lần mất tín có thể mất một thời gian rất dài và nhiều công sức để lấy lại lòng tin. Để làm được điều này cần tuân thủ luật chơi chung của kinh tế thị trường là hướng tới lâu dài, giữ chữ tín, không ngừng hoàn thiện để thỏa mãn khách hàng. Đồng thời, cần có một nghiên cứu thị trường sâu và toàn diện cho trái thanh long VIệt Nam. Các nước xuất khẩu trái cây lớn trên thế giới cũng như trong khu vực như Malaixia hay Thái Lan đã đầu tư rất nghiêm túc cho việc này. Đây sẽ là một nghiên cứu tốn kém, nhưng sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho việc xây dựng hiệu quả chiến lược sản xuất cũng như tiếp cận thị trường cho trái cây Việt Nam nói
chung và trái thanh long nói riêng đối với từng thị trường. Đây là việc làm có lợi cho đất nước và cho toàn ngành thanh long nói chung, vì vậy Sở Công Thương Tiền Giang hoàn toàn có thể đề xuất với chính phủ hỗ trợ thực nguồn lực để thực hiện nghiên cứu này.
Đa dạng hóa sản phẩm: không chỉ đầu tư cho chế phẩm từ thanh long, ngay cả sản phẩm Thanh long tươi cũng cần được đa dạng hóa để tạo ra nhu cầu mới và đáp ứng thị trường.Ví dụ, tăng cường trồng giống thanh long ruột đỏ hiện thị trường còn thiếu cung và có giá cả tốt hơn, đồng thời với giống thanh long ruột tím hồng đã được Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam lai tạo thành công. Tuy nhiên việc trồng mới các giống thanh long khác cũng nên tính toán và có kế hoạch phát triển cân đối tránh tình trạng xóa bỏ tràn lan Thanh long ruột trắng để thay thế bằng thanh long ruột đỏ, làm mất thế mạnh của địa phương trong khi thanh long ruột đỏ có thể sẽ vấp phải cạnh tranh ngày càng tăng do đang được rất nhiều địa phương trong cả nước tính đến phương án mở rộng sản xuất. Lợi thế của Tiền Giang làmột trong những vùng sản xuất thanh long tập trung lớn nhất cả nước, và có thương hiệu Chợ Gạo. Vậy nên nếu trồng giống ruột đỏ trên quy mô phù hợp sẽ tiện cho việc thu mua của các công ty lớn hơn là thu mua nhỏ lẻ ở các tỉnh khác. Do vậy cần kết hợp với các công ty xuất khẩu lớn trong và ngoài tỉnh, cho thấy lợi thế của tỉnh và tìm cơ hội hợp tác lâu dài. Đồng thời, khi trồng mới Thanh long ruột đỏ, rút kinh nghiệm từ phát triển thanh long ruột trắng, các cơ quan hữu quan cần vào cuộc ngay từ đầu hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng để đảm bảo Thanh long đạt tiêu chuẩn cao, tránh các nguy cơ sâu bệnh liên quan đến các giống mới này.
Việc phát triển nên tập chung vào “chất” hơn là vào “lượng”. Hiện giờ khi các thị trường truyền thống khó có khả năng tăng cầu đột biến, còn các thị trường tiềm năng cần nhiều biện pháp kích cầu mới phát triển, và cạnh tranh từ các nước ngày càng gay gắt thì việc tăng nguồn cung cần được tiến hành thận trọng và có quy hoạch kỹ. Bài học từ Bình Thuận cho thấy việc phát triển diện tích trồng thanh long quá nhanh khiến sản lượng vào mùa chính quá lớn, giá giảm mạnh, trong khi trái vụ cũng không tận dụng được hết diện tích do nhu cầu về điện trở nên quá lớn đối với khả năng cung cấp của ngành điện. Do vậy từ năm 2009 đến nay, Thường trực Tỉnh uỷ Bình Thuận đã hai lần nhắc nhở các địa phương không khuyến khích phát triển thêm diện tích thanh long. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương tiếp tục yêu cầu các địa phương, sở, ngành liên quan trong tỉnh kiên quyết chỉ đạo phát triển thanh long theo đúng quy hoạch, không để phát triển tràn lan, tiến hành lập bản đồ số hoá để quản lý chặt chẽ diện tích cây trồng này…85 Trong khi đó, sản lượng thanh long sạch và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng không tương ứng. Vậy nên cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm trên các vùng thanh long sẵn có trước, đảm bảo trái Thanh long sau khi thu hoạch có tỉ lệ được thị trường chấp nhận cao.
Hoạt động xúc tiến thương mại: Bên cạnh việc tham gia các hội chợ quốc tế (vốn chưa thực sự hiệu quả), cần có các cách tiếp cận mới như có kế hoạch “giáo dục và định hướng thị trường” đối với các thị trường mới và nhiều tiềm năng để kích cầu. Việc này có thể thực hiện kết hợp với các doanh nghiệp lớn và xin hỗ trợ từ tỉnh, từ trung ương. Nghiên cứu thị trường châu Âu và Nhật của Malaixia cũng đưa ra định hướng này đối với sản phẩm thanh long của họ. Tại thị trường Châu Âu việc quảng bá giá trị của trái thanh long với sức khỏe cũng như về nguồn gốc sản phẩm là rất cần thiết để tăng thị phần, và nên được làm qua các
85Sở KHCN Bình Thuận (2011). Bình Thuận phát triển sản phẩm Thanh long theo hướng an toàn bền vững. Trích từ
http://skhcn.binhthuan.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hnd0cPE3MfAwN_AzcLA09nC ws_V-
dAY78wM_2CbEdFAMkBKp4!/?WCM_PORTLET=PC_7_CGAH47L00GOF80ICOQNQCGJNL6_WCM&WCM_GLOB AL_CONTEXT=/sbn_khcn_vi/sbn_khcn/kho_noi_dung/tin_tuc/hoat_dong/ea249100492a1ce2933ddfc58c7e2172
siêu thị nơi tiếp cận với 65% người tiêu dùng86. Để đáp ứng sự quan tâm của người tiêu dùng các nước phát triển đối với thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, ngoài các chiến dịch quảng bá khuyến mãi đi kèm sản phẩm, trên nhãn mác của sản phẩm thanh long cần ghi rõ các thành phần dinh dưỡng của quả. Đây cũng là cách quảng bá tính ưu việt của trái thanh long trực tiếp nhất đến người tiêu dùng. Cách làm này cũng có thể áp dụng cho thị trường Mỹ, Nhật. Hiện nay nhiều siêu thị của các nước này thì không hề thấy tên trái thanh long của Việt Nam. Hay trên nhiều loại tạp chí quốc tế cũng chưa hề giới thiệu về trái thanh long Việt Nam, do đó khó có thể kích cầu được. Điều này chứng tỏ chương trình quảng bá thương hiệu trái thanh long của ta tại nước ngoàichưa có, thực tế mới chỉ “cầu may” mà thôi! Vì vậy với các thị trường lớn như Mỹ, Nhật ta cần phải có chính sách quảng bá sản phẩm thanh long hơn nữa87
. Bên cạnh đó, trong thời đại thông tin hiện nay, việc tìm kiếm đối tác qua các trang web thương mại quốctế cũng rất quan trọng. Ngành Thanh long của Việt Nam nói chung và Tiền Giang nói riêng không thể đứng ngoài xu thế này được. Đồng thời, nếu tham gia các hội chợ quốc tế, cần lập kế hoạch với mục tiêu cụ thể phải đạt được qua từng kỳ hội chợ, có cách tiếp cận tốt hơn với đối tác tiềm năng và có kế hoạch theo đuổi họ thay vì chỉ dừng ở việc mang sản phẩm đến hội chợ rồi ra về.
Tăng cường liên kết với các tỉnh khác trong nghiên cứu và xúc tiến thương mại: Đa số các tỉnh trồng Thanh long còn đang tiếp cận riêng lẻ, vừa tốn kém mà chưa hiệu quả. Việc tập hợp các doanh nghiệp Thanh long cả nước dưới một Hiệp Hội Thanh long Việt Nam sẽ giúp đảm bảo không có cạnh tranh theo kiểu “tự tiêu diệt lẫn nhau” mà ngược lại sẽ cùng nhau bảo vệ và nâng cao thương hiệu Thanh long Việt Nam. Theo một giám đốc công ty xuất khẩu rau quả của Thành phố Hồ Chí Minh, việc cạnh tranh lẫn nhau thay vì hợp tác chỉ dẫn đến việc giá bán ngày càng thấp hơn và bất lợi cho người sản xuất thay vì giúp tăng thị phần88
. Đồng thời việc liên kết có thể giúp tiết kiệm rất nhiều công sức và chi phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại và tận dụng được sự giúp đỡ của các công ty lớn, của nhà nước, ví dụ như quảng básản phẩm Thanh long Việt Nam vào các thị trường. Theo thông tin từ Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, hiện chi phí xử lý chiếu xạ và gia nhiệt cao (1.1$/kg và 3$/kg) là do các công ty chiếu xạ và gia nhiệt chính là nơi đang gánh chịu các chi phí mỗi khi có các đoàn đối tác từ các nước Âu, Mỹ, Nhật… sang tiến hành kiểm tra cấp chứng nhận chứng chỉ và tìm cách hợp tác nhập khẩu thanh long Việt Nam. Do chưa có cơ chế chung nào nên không doanh nghiệp nào dám tự bỏ tiền ra – sợ mình bỏ chi phí rồi tất cả cùng hưởng lợi, chỉ có doanh nghiệp dịch vụ bỏ tiền ra rồi tính lại vào giá thành dịch vụ. Nếu có Hiệp Hội Thanh long Việt Nam với cơ chế đóng góp phù hợp, khoản chi phí này sẽ được các thành viên cùng chi trả, cùng hưởng lợi.