Báo cáo Thực trạng Phát triển Thanhlong Bình Thuận Viện Cây ăn quả Miền Nam (2010).

Một phần của tài liệu BÁO cáo phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị thanh long tỉnh tiền giang (Trang 33 - 35)

II. Phân tích tổng quan thị trường thanh long trong và ngoài nước: 1) Cung và cầu thanh long trên thế giới:

48Báo cáo Thực trạng Phát triển Thanhlong Bình Thuận Viện Cây ăn quả Miền Nam (2010).

của người trồng thanh long Mỹ, và có thể kéo dài đến cuối năm dương lịch49. Do vậy đây là thời điểm cạnh tranh cao nhất trong năm. Công ty Alo Green cho biết họcó đơn đặt hàng 6 tấn/tuần cho thanh long vào Mỹ quanh năm, trừ thời điểm cùng mùa với thanh long Hoa Kỳ và Mexico (tháng 5 đến tháng 9 hàng năm).

Cạnh tranh: Hiện thanh long Việt Nam trên đất Mỹ phải cạnh tranh với thanh long từ các nước Mỹ La Tinh và trung Mỹnhư Colombia, Mexico, Nicaragua; từChâu Á như Thái Lan, Malaixia; và từ chính người trồng thanh long trên đất Mỹ tại Florida hay California. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Mỹ của Thái Lan, các nước vùng Trung Mỹ đang là các đối thủ mạnh nhất trên thị trường này. Nicaragua có diện tích khoảng 800-1.000 ha thanh long ruột đỏ, và xuất khẩu cả thanh long tươi và thịt/cơm thanh long để phục vụ các sản phẩm chế biến khác. Colombia xuất khẩu thanh long vàng được xử lý nhiệt, và Ecuador xuất khẩu cả hai loại vàng và đỏ. Mexico hiện vẫn là nước duy nhất có chứng nhận kiểm dịch thực vật an toàn cho thanh long vào Mỹ.50 Thái Lan cũng mới được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn để nhập khẩu vào cuối năm 201051. Đặc biệt, các chủ trang trại Mỹcũng đang mở rộng trồng thanh long cung cấp cho thịtrường tại chỗ, và đang dần chiếm lợi thếở phân khúc thanh long trái to. Điểm yếu của Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường Mỹ là khoảng cách địa lý quá xa trong khi chưa được hỗ trợ chi phí vận chuyển như chính sách của Thái Lan, dẫn đến chi phí vận chuyển cao hơn các đối thủ khác. Đồng thời cách xử lý chiếu xạ không chỉ làm tăng giá thành, giảm lợi nhuận mà còn khiến sản phẩm không bảo quản được lâu, nhanh bị nẫu52

.

Đặc điểm người tiêu dùng: Thanh long ruột trắng được tiêu thụ phổ biến trong cộng đồng Việt kiều, trong khi các nhóm dân số khác ở Mỹ ưa chuộng thanh long ruột đỏ hơn53. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, thanh long ruột đỏ được thị trường Mỹ đánh giá rất cao về chất lượng và tiếp nhận với số lượng không hạn chế54. Thanh long ruột đỏ của Việt Nam tuy không được đánh giá cao về màu sắc so với thanh long ruột đỏ nhập từ Mỹ La tinh, nhưng được đánh giá cao hơn hẳn về hương vị.

Đối với phân khúc thị trường dành cho người Châu Á và Việt Kiều, thanh long trái trung bình hoặc to thường được ưa chuộng. Đơn đặt hàng của công ty Alo Green đòi hỏi loại trái có trọng lượng 300 – 600 gram/trái. Tuy nhiên, do giá thanh long tại thị trường Mỹ hiện rất cao, và phân khúc trái to đã có các nhà sản xuất Mỹ chiếm lĩnh, nên về lâu dài nghiên cứu thị trường Mỹ của Thái Lan đánh giá thanh long nhập khẩu tại Mỹ nếu ở dạng trái nhỏ và giá thành thấp hơn sẽ tiếp cận được với đông đảo người tiêu dùng hơn.

49

World Perspectives, Inc. (2009). Thai Fruit Marketing Survey: Data and Analysis. Office of Agricultural Affairs Royal Thai Embassy DC.

50

World Perspectives, Inc. (2009). Thai Fruit Marketing Survey: Data and Analysis. Office of Agricultural Affairs Royal Thai Embassy DC.

51

Thai Dragon Fruit gain U.S. import approval. Theo http://www.freshfruitportal.com/2011/10/07/thailands-dragonfruit-gain-u-s- import-approval/

52 Nam Viên (2012). Long đong trái thanh long. Theo Sài Gòn Giải phóng Online http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2012/3/282303/ http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2012/3/282303/

53

World Perspectives, Inc. (2009). Thai Fruit Marketing Survey: Data and Analysis. Office of Agricultural Affairs Royal Thai Embassy DC

54

Quang Phát (2010). Thanh long ruột đỏ hút hàng. Theo Nông Nghiệp Việt Nam. Trích từ http://avp.vn/index.php?self=article&id=10178

Ngoài ra người tiêu dùng Mỹ cũng đang tiếp tục tìm kiếm nguồn cung thanh long “sạch” được trồng kiểu hữu cơ55

. Giám đốc công ty Cổ phần Nông Nghiệp GAP – bà Tú Anh – cho biết, 13 container thanh long hữu cơ trồng thử nghiệm của công ty bà xuất khẩu sang Mỹ đã được tiêu thụ hết sạch trong vòng 2 ngày sau khi đưa vào siêu thị, một điều chưa từng xảy ra với thanh long trước đây. Bà cho rằng việc đầu tư vào thanh long hữu cơ là một định hướng đúng đắn để chiếm lĩnh thịtrường này.

* Yêu cầu nhập khẩu:

Thanh long Việt Nam muốn được nhập khẩu vào Mỹ phải tuân thủ quy trình sau:

• Phía Mỹ thông báo cho các nhà nhập khẩu ở Mỹ tiến hành thủ tục xin giấy phép nhập (Import permit).

• Trao đổi thông tin giữa đối tác xuất (VN) và nhập (Mỹ).

• Phía Mỹ cử cán bộ KDTV Mỹđến lưu trú tại VN dài hạn để phối hợp với cán bộ KDTV VN thực hiện kiểm dịch (off-shore inspection) và giám sát chiếu xạ.

• Thủ tục xuất qua đường biển: cuối tháng 9/2008, lô hàng thanh long đầu tiên của Việt Nam do Công ty Sơn Sơn thực hiện xuất khẩu đã đến Mỹ vào hạ tuần tháng 10/2008, chất lượng đạt tiêu chuẩn tốt và chính thức được nhập vào thị trường Mỹ. Yêu cầu ở đây là, sau khi tiến hành chiếu xạ và xếp vào container, Hải quan Việt Nam phải tiến hành niêm phong container tại nhà máy chiếu xạ dưới sự chứng kiến của KDTV Việt Nam và Mỹ. Sau đó container phải được giữ nguyên trạng khi đến Mỹ.

• Thủ tục xuất qua đường hàng không: từ 18/5/09 bắt đầu triển khai xuất thanh long bằng đường hàng không. Hiện cả 2 phương thức biển và hàng không đều đang được triển khai hiệu quả.

Một phần của tài liệu BÁO cáo phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị thanh long tỉnh tiền giang (Trang 33 - 35)