Thị trường Nhật và Hàn Quốc:

Một phần của tài liệu BÁO cáo phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị thanh long tỉnh tiền giang (Trang 35 - 38)

II. Phân tích tổng quan thị trường thanh long trong và ngoài nước: 1) Cung và cầu thanh long trên thế giới:

c) Thị trường Nhật và Hàn Quốc:

* Nhu cầu đối với sản phẩm thanh long:

Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường khá mới mẻ của trái thanh long. Rất nhiều người Nhật đến năm 2010 khi được hỏi vẫn không biết phải ăn trái thanh long như thế nào56

. Tuy nhiên, đây là các thịtrường có trình độ cao và quan tâm đến tác dụng sức khỏe của thực phẩm, nên dự báo có tiềm năng tăng trưởng tốt về nhu cầu. Năm 2010, Nhật nhập khẩu 420 tấn thanh long từ Việt Nam. Con số này ước tính tăng lên 600 tấn trong năm 201157

. Hàn Quốc từ cuối năm 2010 mới bắt đầu nhập khẩu thanh long của Việt Nam, nên sản lượng còn thấp nhưng đang có tốc độtăng nhanh. Tiềm năng của các thịtrường Nhật và Hàn Quốc còn rất lớn. Chủ tịch công ty Good Life cho biết, Good Life đã làm kỹ công tác nghiên cứu thị trường Nhật và dự tính sau khi nhà máy gia nhiệt của công ty chính thức đưa vào hoạt động tháng 4/2012, sản lượng Thanh long của công ty xuất khẩu sang Nhật năm 2012 sẽước đạt từ 500-700 tấn.

* Đặc điểm thị trường và người tiêu dùng:

Giá cả: Giá xuất khẩu Thanh long cho thị trường Nhật, Hàn Quốc (đặc biệt là thị trường Nhật) thường cao hơn hẳn so với các thị trường khác. Người Nhật được đánh giá là không quá coi trọng giá cả khi lựa chọn một sản phẩm mà sẵn sàng trả giá cao cho trái

55

World Perspectives, Inc. (2009). Thai Fruit Marketing Survey: Data and Analysis. Office of Agricultural Affairs Royal Thai Embassy DC

56

F.Hj.Hassan, R.Musa, J. M. Yusof, and J. Yahaya (2010). Towards Internationalization and Commercialization of Malaysian Fruits: Assessment of International Consumers’ Awareness, Acceptance, Attitude and Preferences (Japanese Market). Federal Agricultural Marketing Authority (FAMA) and Ministry of Agriculture and Agro-based Industry Malaysia

57Ngọc Long (2011). Để Thanh long tăng thị trường xuất khẩu. Trích từ http://www.baomoi.com/De-thanh-long-tang-thi-truong-xuat-khau/45/6404745.epi xuat-khau/45/6404745.epi

cây có chất lượng cao58. Vì vậy, nếu một kg thanh long tại Mỹ bán được với giá 11 USD thì có thể bán tại Nhật với giá hơn gấp đôi: 23USD59

. Nhật và Hàn Quốc cũng là các quốc gia có khoảng cách địa lý gần gũi với Việt Nam, giúp cho việc bảo quản sản phẩm và chi phí vận chuyển được giảm thiểu hơn nhiều so với các thị trường phát triển khác như Châu Âu, Mỹ. Do vậy, dù phải thực hiện gia nhiệt với chi phí hiện nay khoảng 3$/kg, nếu tạo được uy tín trên thịtrường Nhật thì tỉ suất lợi nhuận đem lại sẽ rất lớn.

Cạnh tranh: Hiện nay, ngoài Việt Nam, Thái Lan cũng đã xuất khẩu thanh long cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh sang Nhật. Đây có thểcoi là đối thủ mạnh nhất của Việt Nam tại thị trường này. Với quy cách tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường chuyên nghiệp, bài bản của Thái Lan, nếu Việt Nam không nhanh chóng thay đổi có thể sẽ mất thị trường.

Đặc điểm của người tiêu dùng: Trái cây tươi nói chung được coi là một hàng hóa xa xỉ và có vai trò quan trọng không chỉ trong ẩm thực mà trong đời sống tinh thần của người Nhật. Người Nhật thường dùng trái cây tươi để làm quà tặng. Đồng thời, người Nhật vốn rất cầu kỳ trong việc trình bày, bao gói, nên trái cây sẽ trở nên hấp dẫn người tiêu dùng hơn nếu có hình thức đặc sắc, và lại được bao gói có tính nghệ thuật.

Một đặc điểm khác của người tiêu dùng Nhật trong việc sử dụng trái cây là tuy thích thưởng thức trái cây tươi, nhưng người Nhật cũng ngại phải bóc vỏ nên thường chọn trái cây đã sơ chế và/hoặc các sản phẩm từ trái cây mà vẫn giữ được hương vị của trái tươi, nếu sản phẩm đó có hạn sử dụng đủ lâu. Vì vậy, sản phẩm nước ép thanh long, hay món tráng miệng với vị thanh long có thể sẽ hấp dẫn người tiêu dùng Nhật. So với các loại trái cây khác, trái thanh long chưa được nhiều người Nhật ưa chuộng vì vị nhạt hoặc thường hơi chua, nếu tăng cường độ ngọt của trái cũng có thể khiến cầu đối với sản phẩm thanh long tăng lên. Một điểm quan trọng khác là người Nhật rất coi trọng thương hiệu, và thương hiệu ảnh hưởng lớn đến quyết định tiêu dùng của họ. Do vậy, việc xây dựng một thương hiệu địa phương mạnh được coi là chìa khóa để tồn tại và phát triển ở thị trường này60. Đồng thời, để tồn tại trong mối quan hệ với đối tác Nhật, nhà cung cấp phải chứng minh được khả năng cung ứng đều đặn cả về số lượng và chất lượng61.

* Yêu cầu nhập khẩu:

• Thịtrường Nhật: Về mặt kỹ thuật, muốn vào được thịtrường Nhật, sản phẩm thanh long phải qua được các thủ tục sau:

58F.Hj.Hassan, R.Musa, J. M. Yusof, and J. Yahaya (2010). Towards Internationalization and Commercialization of Malaysian Fruits: Assessment of International Consumers’ Awareness, Acceptance, Attitude and Preferences (Japanese Market). Federal Fruits: Assessment of International Consumers’ Awareness, Acceptance, Attitude and Preferences (Japanese Market). Federal Agricultural Marketing Authority (FAMA) and Ministry of Agriculture and Agro-based Industry Malaysia

59Báo cáo Thực trạng Phát triển Thanh long Bình Thuận. Viện Cây ăn quả Miền Nam (2010).

6060

F.Hj.Hassan, R.Musa, J. M. Yusof, and J. Yahaya (2010). Towards Internationalization and Commercialization of Malaysian Fruits: Assessment of International Consumers’ Awareness, Acceptance, Attitude and Preferences (Japanese Market). Federal Agricultural Marketing Authority (FAMA) and Ministry of Agriculture and Agro-based Industry Malaysia

61 F.Hj.Hassan, R.Musa, J. M. Yusof, and J. Yahaya (2010). Towards Internationalization and Commercialization of Malaysian Fruits: Assessment of International Consumers’ Awareness, Acceptance, Attitude and Preferences (Japanese Market). Federal Fruits: Assessment of International Consumers’ Awareness, Acceptance, Attitude and Preferences (Japanese Market). Federal Agricultural Marketing Authority (FAMA) and Ministry of Agriculture and Agro-based Industry Malaysia

(i) Được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra và cấp giấy chứng thực kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh hại, đặc biệt ghi rõ không bị nhiễm ruồi đục quả.

(ii) Được Cục bảo vệ thực vật chứng nhận thanh long đã được tiến hành khử trùng tại nơi sản xuất bằng hơi nước nóng theo đúng nhiệt độ và quy trình phía Nhật yêu cầu.

(iii)Đóng gói: Thanh long đã được khử trùng sẽ được đóng gói căn cứ trên tài liệu công nhận không bị ruồi đục quả xâm nhập. Việc đóng gói phải được thực hiện tại nơi được công nhận là không có loài Ruồi đục quả xâm nhập và sau đó được Cục bảo vệ thực vật đóng dấu, dán giấy niêm phong.

(iv)Bao bì sản phẩm: phải ghi rõ thanh long đã được Cục Bảo vệ Thực vật kiểm tra chứng thực, và đềnơi di chuyển đến là Nhật (For Japan)

Việc xuất khẩu thanh long xử lý hơi nước nóng vào Nhật Bản cũng dựa trên nền hệ thống quản lí hàng hóa tốt mà chương trình tiền thanh thỏa cho thanh long tiến hành với phía Mỹđã và đang tạo dựng một tiền đề chung cho cả 2 thịtrường.

• Thị trường Hàn Quốc: Thanh long nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc đòi hỏi phải tuân thủ các thủ tục sau:

(i) Đăng kí vườn cây ăn quả xuất khẩu và nhà đóng gói: Vườn sản xuất và nhà đóng gói, phân loại thanh long tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc phải đăng kí với Cục bảo vệ thực vật Việt Nam mỗi năm. Nhà đóng gói, phân loại trái thanh long xuất khẩu sang Hàn Quốc phải được đăng kí với Cục bảo vệ thực vật mỗi năm, và thường xuyên trải qua khử trùng kiểm tra. Các nhân viên bảo vệ thực vật

Việt Nam phải thông báo cho cơ quan Dịch vụ kiểm dịch quốc gia Hàn

Quốc danh sách vườn trái cây, nhà đóng gói và các thiết bị xử lí nhiệt hơi đã được đăng kí trước khi bắt đầu xuất khẩu thanh long.

(ii) Xử lí nhiệt hơi: Sau khi thanh long được phân loại bằng cách làm sạch với nước và được nén không khí sạch sẽ được xử lý nhiệt. Các thiết bị xử lí nhiệt hơi phải được đăng kí với Cục bảo vệ thực vật và được Cục giám sát và kiểm tra thường xuyên. Việc xử lí nhiệt được thực hiện trên từng chuyến hàng tại cơ sở đăng kí với sự tham dự của thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam.

(iii)Đóng gói và dán nhãn: Các nhà đóng gói trái thanh long đã xử lí phải được trang bị các thiết bị chống côn trùng và thường xuyên trải qua khử trùng. Trái thanh long đã được duyệt qua kiểm tra xuất khẩu phải được đóng kín trong mỗi thùng đóng gói theo quy định của Cục Bảo vệ Thực Vật và lô hàng phải được bao phủ bằng lưới chống côn trùng. Trên bao bì thùng đóng gói xuất khẩu và những tấm nâng hàng kí gửi (pallet) phải được dán nhãn (“For Korea”) và “tên” ( hoặc “ sốđăng kí”) của các vườn trái cây và nhà đóng gói.”

(iv)Việc kiểm tra thông quan: Cục bảo vệ thực vật Việt Nam gửi thư yêu cầu Cơ quan dịch vụ kiểm dịch thực vật Hàn Quốc yêu cầu nhân viên kiểm dịch thực vật Hàn Quốc kiểm tra thông quan 30 ngày trước khi bắt đầu xử lí nhiệt hơi. Thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc sẽ thực hiện kiểm tra xử lí nhiệt hơi và kiểm tra xuất khẩu cùng với thanh tra kiểm dịch xuất khẩu Việt Nam. Tất cả các chi phí liên quan đến việc kiểm tra thông quan bởi thanh tra kiểm

dịch thực vật Hàn Quốc do phía Việt Nam thanh toán theo chi phí cho

chuyến du lịch nước ngoài của Hàn Quốc.

(v) Chứng nhận và kiểm tra xuất khẩu: Việc kiểm tra xuất khẩu sẽ được thực hiện trên 2% cùng mẫu đại diện bởi Thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt

Nam và một giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được phát hành trên các lô hàng thông qua việc kiểm tra xuất khẩu. Trên giấy chứng nhận sẽ kê khai rõ các chi tiết truy nguyên xuất xứ(nhà vườn, nhà đóng gói, cơ sở xử lý nhiệt và quy trình xử lý) cùng các chi tiết về kiểm tra giám sát khác.

(vi)Kiểm tra nhập khẩu: các lô hàng thanh long đến hải quan Hàn Quốc sẽ được thanh tra kiểm dịch thực vật Hàn Quốc kiểm tra giấy chứng nhận kê khai của Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam. Nếu một thùng đóng gói đó thiếu các nhãn theo quy định của mục (iv) thì toàn bộ hoặc những phần vi phạm của lô hàng sẽ bị tiêu hủy hay trả lại. Nếu không tìm thấy vấn đề nào từ việc kiểm tra nhập khẩu nêu trên, thì việc kiểm tra nhập khẩu sẽ được thực hiện để phát hiện ruồi đục trái và các sâu hại khác.

Một phần của tài liệu BÁO cáo phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị thanh long tỉnh tiền giang (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)