Công ty xuất khẩu:

Một phần của tài liệu BÁO cáo phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị thanh long tỉnh tiền giang (Trang 50 - 52)

III. Phân tích chuỗi giá trị thanh long: 1) Giới thiệu:

d)Công ty xuất khẩu:

Thanh long được tiêu thụ trên thị trường ở dạng trái tươi, và tiêu thụ dưới 2 hình thức: tiêu thụ nội địa (khoảng 15 - 20% sản lượng) và xuất khẩu (khoảng 80 - 85% sản lượng). Trái thanh long đã được xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; bao gồm Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan,..), Châu Âu (Hà Lan, Anh, Pháp, Đức), Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Thị trườngtiêu thụ chủ yếu vẫn là các nước Châu Á (đặc biệt là Trung Quốc); việc mở rộng thị trường tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn do vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn, công tác xúc tiến, quảng bá chưa mạnh, do rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tại thị trường Châu Mỹ thì Việt Nam cũng phải chịu sự cạnh tranh của một số nước khác như Colombia, Mexico, Nicaragua.

Hiện nay ở Tiền Giang (và vùng Long An lân cận) cũng có một vài công ty xuất khẩu thanh long trực tiếp như Long Việt, Hoàng Huy, VinaGreen. Số lượng này thấp hơn nhiều so với Bình Thuận. Hiện nay Bình Thuận có trên 61 cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, 47 cơ sở chuyên thu mua thanh long và có khoảng 14 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp.

Bên cạnh những công ty xuất khẩu của tỉnh thì hiện nay phần lớn lượng thanh long của tỉnh được các doanh nghiệp trên thành phố Hồ Chí Minh thu mua qua chủ vựa, thương lái để xuất khẩu là chủ yếu.

Những doanh nghiệp xuất khẩu này không chỉ xuất khẩu thanh long mà họ có tham gia xuất khẩu một số trái cây khác như xoài, chôm chôm, nhãn, bưởi…

Sự phát triển thị trường phụ thuộc rất lớn vào các công ty xuất khẩu. Gần đây các công ty xuất khẩu đã đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các thị trường lớn hay những thị trường yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc. Tuy nhiên do những yêu cầu

tiêu chuẩn chất lượng cao và hơn nữa do chi phí vận chuyển khá lớn nên thị phần xuất khẩu sang những nước này vẫn còn rất khiêm tốn. Cũng đã có những hiện tượng Thanh long của Việt Nam xuất sang những thị trường này đã bị loại bỏ do không đáp ứng được các tiêu chuẩn của họ nhất là những tiêu chuẩn liên quan đến dư lượng thuốc trừ sâu, có thành phần thuốc cấm (chủ yếu do dùng chất kích thích tăng trưởng), và do có chưa nấm gây hại cho sức khỏe.

TRUY NGUỒN GỐC XUẤT XỨ THANH LONG

Thanh long Bình Thuận là thươnghiệuđãđược khẳngđịnh trên thị trường trong ngoài nước. Mỗi năm số lượng thanh long xuất khẩu ngày càng tăng và đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh. Quan trọng hơn, thanh long hiện được xem là cây làm giàu cho rất nhiều hộ dân. Ước tính toàn tỉnh có khoảng 200 ngàn dân có mối liên quan đến cây “rồng xanh” này và sống chủ yếu dựa vào thanh long.

Lợi ích kinh tế của trái thanh long mang lại mọi người đều biết, nhiều triệu phú xuất hiện từ đây mà ra. Tuy nhiên, những năm trở lại đây khi xuất khẩu có những lô hàng bịtrả lại, do không đạt yêu cầu chất lượng. Trong đó, vấn đề đơn giản nhất là truy nguồn gốc xuất xứ không được, do dó ít nhiều đã ảnh hưởng đến thương hiệu thanh long Bình Thuận. Bởi có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân mua hàng từ nhiều nơi (kể cả ngoài tỉnh), đóng gói nhưng không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này thực sự nguy hiểm, vì trên thịtrườnghiện không chỉ có thanh long Bình Thuận mà còn mộtsốtỉnh khác đã có loại trái cây này. Chính việcnhậpnhằng, không ghi rõ nguồngốcxuấtxứ nên bất cứ thanh long ở đâu được chủ thu mua đóng gói rồi gắn cho cái mác “made in Bình Thuận”. Và nếu để tình trạng này kéo dài, e rằng thương hiệu thanh long của tỉnh nhà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước tình hình trên, đểchấnchỉnhviệclộnxộn, bát nháo trong thu mua, đóng gói củanhững tổ chức, cá nhân. Cuối tháng 12/2010, UBND tỉnh đã ban hành công văn 6361 về quy trình truy nguyên nguồn gốc,xuất xứ lô hàng thanh long trên cơsở đềnghị củaSở Công Thương. Lâu nay quy trình thu mua - sơ chế - đóng gói gồmnhiều công đoạn; khâu then chốt nhất là quá trình từ khi thu hoạch đến bốc xếp, vận chuyển, nhập kho. Quá trình của bên bán với bên mua được thực hiện bằnghợp đồng mua bán xô (cả khu vườn); sau khi cắt thanh long xong cân ký tính tiền, không hề có việc ghi thông tin, tên chủ vườn… Việc mua bán như thế này kéo dài khá lâu và người trồng thanh long xem nhẹ chuyện ghi thông tin. Ở công đoạn này rất hay xảy ra việc nhầm lẫn sản phẩm (không rõ chủ vườn nào, hàng có pha trộn của nhiều lô

khác nhau…).

Theo tinh thần công văn 6361, để đảm bảo việc nhận biết, truy xuất nguồn gốc lô hàng thanh long, các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu mua, sơ chế, đóng gói cần thực hiện ghi phiếu theo dõi trong biểumẫu (bên thu mua cung cấp)cụthểnhư ngày thu hoạch, lô, họ tên người sản xuất (địa chỉ, quy trình sản xuất, loại hàng…), người vận chuyển, người thu mua, thời gian nhập kho, người quản lý. Đây là quy định mới, do đó các hộ dân trồng thanh long nên đề nghị phía thu mua phải thực hiện việc ghi thông tin trên phiếu. Bởi vì biết đâu sản phẩm của vườn mình sản xuất, nếu chỉ vì một nhầmlẫn nhỏ sẽ ảnh hưởngđến cả khu vườn. Ghi thông tin trên phiếu theo dõi sẽ là “bằng chứng” sau này chẳng may phát sinh chuyện. Một khi cả hai bên đều ký vào giấy khai báo xuất xứ lô hàng thì người bán càng yên tâm, trách nhiệmsẽ rõ ràng hơn.

Đây là việc làm rất thiếtthực,vớimụcđích bảovệthương hiệu thanh long Bình Thuận. Quy định này sẽ hạn chế tình trạng mua thanh long không rõ nguồn gốc, khi “đụng chuyện” bên thu mua sẽ đổlỗi cho ngườisản xuất. Có ý kiếntỏ ra lo ngại dân trồng thanh long sẽ chẳng mấymặn mà việc ghi phiếu theo dõi, bởihọchỉ quan tâm đếnnăngsuất,chấtlượng và giá cả. Nhưng suy cho cùng đấy chỉ là ý kiến riêng lẻ, không phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Về lâu dài trái thanh long của chúng ta sẽ tỏa đi đến nhiều nước trên thế giới và người dân cũng đang dần thích ứngvới điều kiện mới do các nước yêu cầu trong sản xuất thanh long. Chính vì vậy, không chỉ hộtrồng mà các doanh nghiệp,tổchức, cá nhân thu mua thanh long cũng nên thay đổi nếp nghĩ trong làm ăn. Việc làm ngay hiện nay là thực hiện nghiêm quy trình truy nguyên nguồngốc,xuấtxứ thanh long theo yêu cầucủatỉnh.Tấtcả vì thươnghiệu thanh long Bình Thuận.

http://www.concovang.com/news.php?id=601 (BaoBinhThuan)

Một phần của tài liệu BÁO cáo phân tích và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị thanh long tỉnh tiền giang (Trang 50 - 52)