III. Phân tích chuỗi giá trị thanh long: 1) Giới thiệu:
c) Đối với công ty xuất khẩu:
Phải nói các công ty xuất khẩu thanh long nói riêng hay nông sản nói chung gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu bên mua, hay nhữngrủi ro khác liên quan đến thu mua và xuất khẩu ra nước ngoài. Khảo sát tại một số công ty cho thấy, các công ty xuất khẩu có một số khó khăn sau:
Khó khăn đầu tiên là giá cả xuất khẩu bấp bênh, thay đổi liên tục và các doanh nghiệp cũng khá bị động bởi các nhà nhập khẩu. Ngay cả đối với thị trường Trung Quốc năm 2011 thì giá cả có thểgiao động từ 14.000đ/kg đến 30.000đ/kg. Bên cạnh đó, với một số thịtrường khác như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, EU giá cả thị trường ổn định hơn nhưng yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Mặc dù đã theo yêu cầu chiếu xạ, nhiệt nhưng xuất khẩu đôi khi bị trả lại do các nhà xuất khẩu không kiểm soát được đầu vào. Liên quan đến những hoạt động này thì việc chí phí dịch vụ (lưu kho, vận chuyển, chiếu xạ, nhiệt) cũng là khó khăn rất lớn đối với các nhà xuất khẩu. Hiện tại chi phí chiếu xạ là 1đô la Mỹ/kg, còn chi phí gia nhiệt lên tới 3 đô la Mỹ/kg.
Bên cạnh đó thì các dịch vụ khác hỗ trợchưa phát triển. Hiện nay chưa có công nghệ và dịch vụ kiểm tra dư lượng thuốc BVTV, kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản đạt yêu cầu. Vì vậy các công ty phải chuyển hàng sang đến nơi mới kiểm tra thử tại nước bạn, tốn chi phí hơn rất nhiều. Nhiều khi bị loại bỏ hàng hóa.
Cơ sở hạ tầng (xe lạnh, kho lạnh) còn rất hạn chế. Một số công ty như Long Việt, Hoàng Huy mới đầu tư kho lạnh nhưng công suất còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu. Bên cạnh đó, đường vào các xã thu mua còn nhỏ, không đủ đểcho xe công tơ nơ lớn vào để thu mua sản phẩm. Một sốđiểm chưa có điện ba pha để chạy kho lạnh.
Đối với những công ty xuất khẩu, nhất là các công ty của tỉnh thì phần lớn là khách hàng (nhà nhập khẩu) tựtìm đến. Các công ty này muồn bán trực tiếp cho nước ngoài nhưng không có đầu mối. Một số công ty cũng đã có ý định sang Trung Quốc, Hồng Kông để tìm kiếm khách hàng nhưng cũng chưa biết bắt nguồn từ đâu, thiếu sự hướng dẫn kết nối hay các chương trình xúc tiến thương mại. Đây cũng là một hạn chế rất lớn, không chỉ đối với các nhà xuất khẩu thanh long mà kể cả các nhà xuất khẩu chè, cà phê, xoài, vải hay một số nông sản khác. Trong quá trình hội nhập, sự xâm nhập mạnh mẽ của các thương gia nước ngoài cũng là một điều tốt giúp tăng bạn hàng cho đối tác của phía Việt Nam nhưng mặt khác sẽ làm mất đi tính chủ động của các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, việc chủ động kết nối sẽ giúp họđàm phán giá một cách có lợi nhất cho họ. Trong khi đó, do hiện nay thịtrường thanh long vẫn chưa có sự điều tiết hay kết hợp giữa các công ty xuất khẩu.
Bên cạnh những khó khăn trên thì nhu cầu vốn vay đối với doanh nghiệp xuất khẩu cũng là cần thiết. Doanh nghiệp thường bị thiếu vốn trong việc thu mua thanh long và đầu tư những vùng sản xuất. Hiện nay cũng có một số công ty đang cố gắng xây dựng những vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo chất lượng xuất vào những thị trường khó tính nhưng có lợi nhuận lớn. Đây là hướng đi rất tốt nhằm phát triển thanh long sạch, bền vững và có thể kiểm soát chất lượng thanh long từ gốc. Tuy nhiên những mô hình này hầu như vẫn chưa được thực hiện. Hiện nay, đã có một số khách hàng yêu cầu các công ty (Công ty TNHH Long Việt) cung cấp thanh long VietGap nhưng Công ty chưa có.
Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ: Cẩn trọng với những “chiêu” gây khó dễ Năm 2012, nông sản xuất khẩu sang Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn
Theo đánh giá của giới chuyên gia, trong thời gian tới, hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi Mỹ sẽ thực hiện kiểm tra chất lượng các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Mỹ theo Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA) mới được Chính phủ nước này ban hành. Cụ thể, theo đạo luật, từ năm 2012, Mỹ sẽ thực hiện quy trình kiểm tra hết sức ngặt nghèo đối với các sản phẩm hàng hóa của tất cả các nước khi xuất khẩu vào thị trường này, bao gồm nông sản, đồăn, đồ uống. Cũng theo FSMA, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ có quyền ra lệnh kiểm tra hoặc thu hồi sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ nếu không đảm bảo chất lượng đồng thời tính phí cho chủ hàng xuất khẩu sản phẩm đó. Từnăm 2009 trở lại đây, Mỹđã lợi dụng những đạo luật thương mại đểđưa ra các “chiêu” nhằm tạo lực cản cho các mặt hàng xuất khẩu của ta vào thị trường này. Chúng ta không còn lạ gì khi nghe đến các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà phía Mỹ cố tình gây khó dễcho ta đối với những mặt hàng như túi nhựa PE, ống thép, thủy sản…Và nay lại đến các mặt hàng nông sản.
Tháng 11 – 2011, quả thanh long – một mặt hàng nông sản có lượng xuất khẩu khá lớn của Việt Nam – bỗng dưng bị Mỹ cấm thông quan vì cho là có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép. Tuy nhiên, theo đại diện một doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt hàng này, mặc dù kết luận có lượng tồn dư thuốc nhưng FDA (cơ quan quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ) lại không quy định rõ giới hạn tỷ lệbao nhiêu. Điều đáng nói là, trước đó Mỹ không hề có quy định này… Sự việc này đã khiến nhiều doanh nghiệp của ta chọn giải pháp ngừng xuất khẩu thanh long.
http://giacaphe.com/27215/xuat-khau-nong-san-vao-thi-truong-my-can-trong-voi-nhung- chieu-gay-kho-de/
Bên cạnh những khó khăn trên thì một trong những yếu tố làm đau đầu các nhà xuất khẩu thanh long cũng như các nhà xuất khẩu nông sản của Việt Nam là đòi hỏi ngày càng tăng về chất lượng đối với hàng đi vào nước họ. Trong thời gian qua, Việt Nam đã bị Mỹ, EU loại nhiều những lô hàng không đảm bảo các tiêu chuẩn nhập khẩu vào nước họ. Những điều này không những làm mất mát cho doanh nghiệp mà ảnh hưởng rất lớn tới uy tín của hàng Việt Nam. Theo Unido (2010), thì số lần EU loai bỏ hàng nhập từ Việt Nam chưa có xu hướng giảm xuống hẳn và hiện nay số lần EU loại bỏ lô hàng nhập từ Việt Nam còn rất cao, cao hơn nhiều so với Thái Lan. Trung bình khoảng 250-270 lô hàng trên 1 năm.
Hình 15: Số lần EU loại bỏ lô hàng thực phẩm nhập từ Việt Nam và Thái Lan 428 332 478 350 300 378 306 280 258 351 307 216 233 212 0 100 200 300 400 500 600 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Việt Nam Thái Lan Nguồn: Unido (2010)
Các nguyên nhân đối với từng nhóm sản phẩm khi Việt Nam xuất sang EU, Mỹ là khác nhau. Tuy nhiên nhiều nhất là dư lượng thuốc thú y, do có mầm nấm độc hại, chất gây ô nhiễm vi sinh, có tạp chất kim loại nặng, dư lượng thuốc trừ sâu…Về mặt lý thuyết những nguyên nhân này rất quan trọng đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam để giúp họ có được những biện pháp để hạn chế việc giảm số lần bị các thị trường lớn như EU, Mỹ loại bỏ. Tuy nhiên với hệ thống sản xuất nhỏ lẻ như ở Việt Nam, sản xuất không gắn kết với chế biến, việc đảm bảo ATVSTP chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý thì những vấn đề này rất khó giải quyết. Và đây cũng chính là lý do giải thích tại sao chúng ta vẫn phải xuất khẩu thanh long sang những thị trường chất lượng thấp và giá xuất khẩu rất bèo so với xuất khẩu sang nước có tiêu chuẩn cao.
Hình 16: Nguyên nhân EU loại bỏ các sản phẩm thực phẩm nhập từ Việt Nam
(2002-2008)
Phần 3: ĐỀ XUẤT CÁC CAN THIỆP NÂNG CẤP CHUỖI THANH LONG
Trên cơ sở các phân tích chuỗi và thị trường, cũng như các bài học thành công đúc kết từ các chuỗi khác đã và đang thực hiện tại Việt nam, nhóm chuyên gia đề xuất 6 nhóm giải pháp chiến lược có liên hệ chặt chẽ với nhau (xin xem bảng tóm tắt dưới đây). Mục tiêu chính là giúp giải quyết các vấn đề đã được xác định để nâng cấp chuỗi giá trị thanh long tại Tiền Giang trong thời gian tới, 2012-2015 và góp phần đạt mục tiêu tổng quát của đề án đầu tư phát triển thanh long huyện Chợ Gạo – tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 là: “Đẩy mạnh phát triển cây thanh long trên địa bàn huyện theo hướng tập trung, đầu tư thâm canh với năng xuất và chất lượng sản phẩm cao, nhằm có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng hàng hóa xuất khẩu, tiến tới thực hiện trồng thanh long theo tiêu chuẩn GAP, EUREPGAP để phục vụ xuất khẩu, góp phần tăng giá trị xuất khẩu, gia tăng thu nhập cho nông hộ.”
Bảng # - Tóm tắt các nhóm vấn đề chính và chiến lược hỗ trợ nâng cấp chuỗi thanh long
Vấn đề Chiến lược
Doanh nghiệp còn gặp khó khăn đầu tư kinh doanh với nông dân do quy mô sản xuất của hộ còn nhỏ, phân tán, và còn phá hợp đồng, cũng như các chính sách thu hút đầu tư và hỗ trợ DN của chính phủ còn nhiều hạn chế.
Hỗ trợ kết nối và phát triển liên kết dọc đặc biệt là giữa các DN đầu tầu với các tổ nhóm của người trồng thanh long để đảm bảo đầu ra ổn định và tạo vùng sản xuất lớn chất lượng cao
Tăng cường liên kết ngang giữa các hộ trồng thanh long để mở rộng quy mô sản xuất thanh long theo quy trình V-GAP và quy hoạch chung của tỉnh
Tăng cường phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các tác nhân trong chuỗi như chia sẻ thông tin và đối thoại chính sách giữa các tác nhân trong chuỗi thanh long với chính quyền và Sở ngành liên quan để tháo gỡ các khó khăn phát sinh
Chất lượng sản phẩm chưa ổn định để đáp ứng nhiều thị trường xuất khẩu cao cấp do chưa áp dụng tốt quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, đặc biệt là còn lạm dụng thuốc BVTV và chất kích thích tăng trưởng.
Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho nông dân và doanh nghiệp để áp dụng triệt để và đăng ký quy trình sản xuất Thanh long chất lượng cao như V-GAP/G- GAP, áp dụng phân bón hữu cơ và giống mới được thị trường ưu chuộng
Tiếp cận thị trường xuất khẩu với chất lượng cao còn hạn chế do chưa có hệ thống nghiên cứu và cập nhật thông tin về thị trường. Hoạt động phát triển và duy trì thương hiệu cũng như quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm chưa thực sự hiêu quả.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận và phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường đòi hỏi chất lượng cao, để đa dạng hóa thị trường
Hệ thống hạ tầng cơ sở hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầusản xuất và kinh doanh (xử lý ra hoa trái vụ, vận chuyển, và chế biến thanh long)
Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ phát triển sản xuất, vận chuyển và chế biến thanh long theo quy hoạch của tỉnh
Sau đây, chúng tôi xin trình bày chi tiết các nhóm giải pháp chiến lược này: