I. Các nhóm giải pháp chiến lược để nâng cấp chuỗi thanh long
3. Chiến lược 3 Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực cho nông dân và doanh nghiệp để đăng ký và áp dụng triệt để quy trình sản xuất thanh long chất lượng cao
doanh nghiệp để đăng ký và áp dụng triệt để quy trình sản xuất thanh long chất lượng cao như V-GAP/G-GAP, áp dụng phân bón hữu cơ và giống mới được thị trường ưa chuộng
Như đề cập ở trên, hiện nay ở huyện Chợ Gạo mới chỉ có một HTX với 21 hộ đang áp dụng VietGap, với diện tích 19,74ha, sản lượng hàng năm 582,7 tấn và đã được Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu (Cục Bảo vệ thực vật) cấp mã số xuất khẩu thanh long sang thị trường Mỹ còn hầu hết các hộ hiện nay vẫn chưa áp dụng VietGap. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa được vận động, chưa hiểu kỹ về tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, có nhiều hộ đã được tập huấn, đã biết về VietGap nhưng áp dụng thấy khá phức tạp vì phải ghi chép sổ sách khá cẩn thận và bắt buộc một số điều kiện khắt khe hơn. Nếu so với Bình Thuận, tỉnh đứng đầu về phát triển thanh long của cả nước thì tốc độ áp dụng VietGap của Tiền Giang chậm hơn rất nhiều. Sau 02 năm triển khai chương trình sản xuất thanh long an toàn theo hướng VietGAP, đến năm 2011 diện tích sản xuất thanh long VietGAP tại Bình Thuận đạt được gần 3.000 ha, chiếm tỷ lệ 22,3% diện tích trồng thanh long cả tỉnh, với hơn 3.675 hộ tham gia và hình thành được 138 tổ hợp tác. Bên cạnh đó, có một số công ty bên Bình Thuận đã áp dụng tiêu chuẩn GGAP với tổng diện tích trên 150 ha.
Như vậy, để tăng cường mở rộng diện tích áp dụng VietGap, ngoài việc (i) tuyên truyền giáo dục cho cả người trồng và người sử dụng thanh long, tỉnh Tiền Giang vấn phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp đồng thời như: (ii) tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người trồng (hoặc các HTX/THT) để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thanh long với số lượng lớn và chất lượng cao theo quy trình đã thống nhất nhằm đáp ứng thị trường xuất khẩu cao cấp; (iii) tiếp tục hỗ trợ tập huấn cho người trồng áp dụng VietGAP, và đăng ký xuất sứ vườn với các nước nhập khẩu thông qua các công ty xuất khẩu; và (iv) tăng cường công tác đăng ký VietGAP và kiểm soát tốt việc sử dụng các thuốc BVTV và kích thích sinh trưởng theo đúng quy định hiện hành.
Để làm được việc này, Tiền Giang cần nhanh chóng thúc đẩy việc thực hiện các nhóm giải pháp đã được phê duyệt trong đề án đầu tư phát triển thanh long huyện Chợ Gạo, trong đó có giải pháp tăng cường công tác khuyến nông đối với người trồng Thanh long (giải pháp 3.2), giải pháp đầu tư hỗ trợ người trồng thanh long thông qua phát triển dịch vụ giống và cải tạo mở rộng vườn thanh long (giải pháp 4), và thành lập Trung tâm nghiên cứu và đầu tư phát triển Thanh long Chợ Gạo (giải pháp 5). Một quy trình chung về sản xuất thanh
long theo VietGAP cũng cần sớm ban hành để đảm bảo có sự thống nhất trong chuyển giao
cho các hộ trồng.
Bên cạnh việc áp dụng VietGAP, việc thử nghiệm áp dụng phân bón hữu cơ – phát triển thanh long hữu cơ và áp dụng các giống mới chất lượng cao (như thanh long ruột đỏ, ruột vàng và tím) được thị trường ưa chuộng để đa dạng cơ cấu giống cũng sẽ được khuyến khích. Tuy nhiên, để tránh tình trạng sản xuất không có thị trường cũng như đảm bảo kinh
doanh có lãi, các giải pháp sẽ phải dựa theo thị trường, trong đó sự hợp tác giữa các công ty xuất khẩu và người trồng để thử nghiệm và tiêu thụ là việc sẽ được khuyến khích phát triển. Đây cũng sẽ là cách làm giúp đảm bảo cơ cấu giống luôn gắn liền với thị hiếu người tiêu dùng trong nước và tại các thị trường xuất khẩu khác nhau.