II. Phân tích tổng quan thị trường thanh long trong và ngoài nước: 1) Cung và cầu thanh long trên thế giới:
27 án Thanhlong Tiền Giang
Thuận cũng đang xúc triển khai xây dựng trang trại sản xuất và nhà đóng gói theo tiêu chuẩn GlobalGAP như Công ty TNHH Lộc Tú; Công ty Rau quả Bình Thuận28.
• Thiếu các cơ sở phục vụ sau thu hoạch: Kho lạnh ở Tiền Giang hiện có năng suất quá nhỏ so với nhu cầu (sức chứa 300 tấn)29. Tiền Giang cũng chưa có các nhà máy xử lý nhiệt hay chiếu xạ ở gần địa bàn, khiến việc vận chuyển đi xa làm ảnh hưởng đến chất lượng trái xuất khẩu. Bình Thuận do quy mô sản xuất lớn đã thu hút được công ty Hồng Ân đầu tư nhà máy gia nhiệt. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 (Cục Bảo vệ Thực vật) cho rằng, chưa bàn đến chi phí xử lý nhiệt cho thanh long…, nội chuyện cự ly vận chuyển gần, bảo đảm bảo quản trái vào trước và sau xửlý đã là thành công một nửa trong xuất khẩu30.
Không chỉ thua kém Bình Thuận là tỉnh đang dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, mà Tiền Giang đang có nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh có diện tích nhỏ hơn về chất lượng và độ chuyên nghiệp. Long An – tỉnh đứng thứ 3 trên cảnước về diện tích thanh long – cũng đã tiến hành thử nghiệm hướng trồng thanh long mới bền vững là thanh long hữu cơ và được cấp mã số vùng trồng đi Mỹ(đây là diện tích thanh long được Công ty cổ phần Nông nghiệp GAP hỗ trợ trồng thử nghiệm tại vườn ông Huỳnh Văn Tây ở ấp Mỹ Xuân, xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành)31. Các tỉnh đi sau như Vũng Tàu đã có trang trại Hoàng Long có 30ha thanh long ruột đỏ được Mỹ cấp mã số xuất khẩu, với sản lượng khoảng 300 tấn/năm. Ngoài ra các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, và nhiều tỉnh khác trên cả nước cũng bắt đầu tham gia trồng thanh long tập trung vào giống ruột đỏ với diện tích vườn tập trung hơn (trên 2 ha đối với mỗi vườn trồng).