LY TÂM TÁCH NƯỚCLY TÂM TÁCH NƯỚC

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 32 - 37)

- Tầm quan trọng của công việc

BỒN RỬA CỦ 1BỒN RỬA CỦ

LY TÂM TÁCH NƯỚCLY TÂM TÁCH NƯỚC

LY TÂM TÁCH NƯỚC PHÂN LY PHÂN LY TINH BỘT SẮN SẤY KHÔ TINH BỘT SẮN SẤY KHÔ

Bảng2.1: Tình hình lao động của nhà máy chế biến nông sản Sơn Long qua 3 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) SL Cơ cấu (%) +/- (%) +/- (%)

(người) (người) (người)

Tổng số lao động 240 100 260 100 265 100 20 8.33 5 1.92

1.Theo giới tính

Nam 147 61,25 158 60,77 158 59,62 3 20,00 0 0,00 Nữ 93 38,75 102 39,23 107 40,38 6 10,71 5 4,90 2.Theo độ tuổi Dưới 25 tuổi 33 13,75 39 15,00 39 11,72 6 15,38 0 0,00 Từ 25-40 tuổi 104 43,33 110 42,31 112 42,26 6 5,45 2 1,82 Từ 41-55 tuổi 80 33,33 82 31,54 85 32,28 2 2,44 3 3,66 Trên 55 tuổi 23 9,58 29 11,15 29 10,94 6 20,69 0 0,00

3.Theo chức năng

LĐ trực tiếp 200 83,33 218 83,85 223 84,15 18 9,00 5 2,29

LĐ gián tiếp 40 16,67 42 16,15 42 15,85 2 5,00 0 0,00

Lương bq/tháng (nghìn đ) 2.500 3.200 3.500 700 28,00 300 9,38

Dựa vào bảng ta thấy quy mô lao động của nhà máy chế biến nông sản Sơn Long biến động khá chậm, tăng nhẹ qua các năm. Năm 2010, tổng lao động của nhà máy là 240 người, năm 2011 nhà máy tuyển thêm 20 người, tương ứng với tốc độ tăng là 8,33%. Đến năm 2012, do tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp chỉ tuyển thêm 5 lao động so với 2011.

+ Xét về giới tính: Số lao động nam trong nhà máy chiếm đa số, năm 2010 số lao động nam là 147 người, chiếm 61,25%, lao động nữ gồm 93 người, chiếm 38,75%. Đến năm 2011, 2012 lao động nam tăng lên 158 người, chiếm tỷ lệ lần lượt là 60,77 % và 59,62%. Sở dĩ số lao động nam chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với lao động nữ của nhà máy là do bản chất công việc của nhà máy hầu hết là nặng nhọc, thiên về kĩ thuật nhiều, đòi hỏi nhiều nhân công nam để đáp ứng yêu cầu công việc.

+ Xét về độ tuổi: Nhóm công nhân trực tiếp từ 25-40 tuổi và từ 40-55 tuổi chiếm đa số lao động trong nhà máy, với tỷ trọng năm 2010 lần lượt là 43,33% và 33,33%. Còn lại là nhóm người lao động trẻ dưới 25 tuổi. Bộ phận lao động trên 55 tuổi hầu hết là cán bộ lãnh đạo của nhà máy và một số lao động hành chính. Qua năm 2011 và 2012, tỷ trọng lao động có độ tuổi trung niên này cũng không thay đổi nhiều lắm, vẫn là lực lượng lao động chính của nhà máy. Điều này cho thấy lao động của nhà máy hầu hết là lao động trẻ, đầy nhiệt huyết. Đây là cơ hội để nhà máy nâng cao năng suất lao động, tăng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Xét về chức năng: lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long chiếm đại đa số lao động, và đều tăng qua các năm. Năm 2010, tổng số lao động trực tiếp của nhà máy là 200 người, chiếm 83,33% toàn bộ lao động. Đến năm 2011, Nhà máy đã tuyển thêm 18 lao động trực tiếp, tương ứng với tỷ lệ tăng là 9% so với 2010. Và năm 2012 tăng thêm 5 lao động trực tiếp nữa, tương ứng với tăng 2,29% so với năm 2011. Bộ phận lao động gián tiếp năm 2012 chỉ chiếm 15,85% tổng số lao động của nhà máy. Lao động trực tiếp của nhà máy là những lao động tham gia vào việc sản xuất ra sản phẩm tinh bột sắn và các loại nông sản khác. Họ bao gồm: bộ phận kho, bộ phận kĩ thuật và bộ phận sản xuất.

Tình hình lao động của nhà máy tăng lên qua các năm và đã giải quyết một phần gánh nặng thất nghiệp cho các lao động phổ thông ở địa phương và các vùng lân cận. Tuy nhiên, số lượng lao động tăng lên nhưng nhà máy cần chú trọng vào chất lượng của đội ngũ lao động, quan tâm đến công tác tuyển dụng mới, đặc biệt là tuyển dụng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, tổ chức các lớp đào tạo cho các lao động mới… Đây là đòi hỏi cấp thiết khi nhà máy đang phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ.

2.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của nhà máy chế biến nông sản Sơn Longqua 3 năm 2010 – 2012 qua 3 năm 2010 – 2012

Tài sản và nguồn vốn giữ vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được trang bị đầy đủ tài sản, có nguồn vốn dồi dào sẽ là tiền đề chắc chắn để doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì tài sản, nhất là tài sản cố định, hay dây chuyền công nghệ sản xuất luôn được chú trọng đầu tư.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của Nhà máy chế biến nông sản Sơn Long (xem bảng 2.2) biến động khá mạnh qua 3 năm, với rất nhiều khoản mục chi tiết thay đổi. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2010 đạt 8.428.610 nghìn đồng, năm 2011 tăng lên đạt 21.933.312 nghìn đồng, tương đương tăng 160,22% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì tổng tài sản và nguồn vốn lại giảm còn 18.907.094 nghìn đồng, tương ứng giảm 13,8% so với năm 2011. Cụ thể:

+ Về tài sản: Tổng tài sản ngắn hạn của nhà máy năm 2010 đạt 4.572.152 nghìn

đồng, năm 2011 đạt 16.973.682 nghìn đồng, tăng thêm 12,4 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng là 271,24%. Đến năm 2012 tài sản ngắn hạn của nhà máy lại giảm xuống còn 6.468.514 nghìn đồng, giảm 61,89% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tiền và các khoản tương đương tiền ở nhà máy khá thấp trong khi các khoản phải thu lại cao, năm 2012 lên đến 3.336.865 nghìn đồng và toàn bộ đều là phải thu nội bộ. Ban lãnh đạo nhà máy cần phải xem xét lại để có chính sách công nợ phù hợp hơn.

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của nhà máy chế biến nông sản Sơn Long qua 3 năm 2010 – 2012

(ĐVT: nghìn đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

+/- % +/- %

TỔNG TÀI SẢN 8.428.610 21.933.312 18.907.094 13.504.702 160,22 -3.026.218 -13,80

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 4.572.152 16.973.682 6.468.514 12.401.530 271,24 -10.505.168 -61,89

I.Tiền và các khoản TĐ tiền 48.030 430.039 56.039 382.009 795,35 -374.000 -86,97 II.Các khoản phải thu ngắn hạn 1.135.421 1.452.509 3.336.865 317.088 27,93 1.884.356 129,73 III.Hàng tồn kho 3.252.236 15.085.785 843.692 11.833.549 363,86 -14.242.093 -94,41 IV.Tài sản ngắn hạn khác 136.465 5.349 2.231.918 -131.116 -96,08 2.226.569 41625,89

B.TÀI SẢN DÀI HẠN 3.856.458 4.959.630 12.438.580 1.103.172 28,61 7.478.950 150,80

I.Tài sản cố định 3.646.759 4.517.479 12.438.580 870.720 23,88 7.921.101 175,34 II.Chi phí XD cơ bản dở dang 209.699 442.151 0 232.452 110,85 -442.151 -100,00

TỔNG NGUỒN VỐN 8.428.610 21.933.312 18.907.094 13.504.702 160,22 -3.026.218 -13,80

A.NỢ PHẢI TRẢ 3.398.193 14.597.759 14.406.928 11.199.566 329,57 -190.831 -1,31

I.Nợ ngắn hạn 2.898.193 14.097.759 9.906.928 11.199.566 386,43 -4.190.831 -29,73

II.Nợ dài hạn 500.000 500.000 4.500.000 0 0,00 4.000.000 800,00

B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.030.417 7.335.553 4.500.166 2.305.136 45,82 -2.835.387 -38,65

I. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.500.000 4.500.000 4.500.000 0 0,00 0 0,00

II. LN chưa phân phối 530.257 2.835.387 0 2.305.130 434,72 -2.835.387 -100,00

III. Nguồn kinh phí, các quỹ 160 166 166 6 3,75 0 0,00

Tổng tài sản dài hạn của nhà máy đều có sự tăng lên qua các năm. Năm 2010, tài sản dài hạn của nhà máy là 3.856.458 nghìn đồng, tăng lên đạt 4.959.630 nghìn đồng tương ứng với tăng 28,1% so với năm 2010. Năm 2012 tổng tài sản dài hạn của toàn nhà máy là 12.438.580 nghìn đồng, tăng khá nhiều so với năm 2011 (150,08%). Tài sản dài hạn của nhà máy bao gồm tài sản cố định và xây dựng cơ bản dở dang, trong đó tài sản cố định là chủ yếu. Năm 2010-2011 nhà máy có đầu tư xây dựng thêm một nhà kho và một bồn rửa sắn, quá trình xây dựng này kéo dài đến 6 năm 2011 là kết thúc. Vì vậy năm 2012 nhà máy không còn xây dựng cơ bản dở dang.

+ Về nguồn vốn: Năm 2010 nợ phải trả của nhà máy là 3.398.193 nghìn

đồng, trong khi đó vốn chủ sở hữu là 5.030.417 nghìn đồng. Vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, nhà máy vẫn có tình hình tài chính khá tốt. Đến năm 2011, nợ phải trả của nhà máy tăng lên lên 14.597.759 nghìn đồng, tương đương tăng hơn 300% so với năm 2010, trong khi đó vốn chủ sở hữu của nhà máy năm 2011 chỉ đạt 7.335.553 nghìn đồng, chỉ tăng 45% so với năm trước. Năm 2012 nợ phải trả giảm còn 14.406.928 nghìn đồng, giảm 1,31% so với năm 2011 và vốn chủ sở hữu cũng giảm còn 4.500.166. nghìn đồng. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của nhà máy còn thấp. Nguồn vốn hầu hết là vốn vay, cần phải có chính sách để thay đổi cơ cấu nguồn vốn phù hợp hơn, cải thiện khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhà máy.

Tóm lại, tài sản và nguồn vốn của nhà máy biến động liên tục qua các năm, tình hình tài chính chưa ổn định, vốn vay còn khá cao, vì vậy chi phí tài chính cao, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của nhà máy Cần có chính sách huy động vốn các cổ đông để tăng thêm vốn chủ sở hữu cho nhà máy, cái thiện tình hình trên..

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w