MÔ HÌNH HỒI QUY BỘ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 74 - 81)

- Tầm quan trọng của công việc

BỒN RỬA CỦ 1BỒN RỬA CỦ

2.2.5 MÔ HÌNH HỒI QUY BỘ

Nhằm nghiên cứu mức độ tác động của từng nhân tố đến động lực làm việc của người lao động trực tiếp, ta tiến hành phân tích hồi quy tương quan. Sử dụng mô hình hồi quy bội (hồi quy đa biến) để nghiên cứu ảnh hưởng của các biến độc lập: F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7 đến động lực làm việc. Kết quả kiểm định hệ số tương quan r như sau:

Bảng 2.35: Kết quả kiểm định giả thiết về hệ số tương quan r

Nhân tố Động lực

làm việc

F1 - Tiền lương, thưởng Pearson CorrelationSig. (2-tailed) 0.2580.000** F2 - Tình hình kinh doanh của NM Pearson CorrelationSig. (2-tailed) 0.1610.009** F3 - Máy móc thiết bị Pearson Correlation 0.127

Sig. (2-tailed) 0.031*

F4 - Đào tạo và thăng tiến Pearson CorrelationSig. (2-tailed) 0.1260.032* F5 - Lãnh đạo Pearson CorrelationSig. (2-tailed) 0.1350.024* F6 - Bản chất công việc Pearson CorrelationSig. (2-tailed) 0.2280.000** F7 - Đồng nghiệp Pearson CorrelationSig. (2-tailed) 0.2680.000**

(Nguồn: Số liệu điều tra, * Có mức ý nghĩa thống kê với α=95%, ** Có mức ý nghĩa thống kê với α=99%)

Từ kết quả kiểm định hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc ở bảng trên cho thấy có mối liên hệ tương quan giữa biến động lực làm việc với các biến độc lập với mức độ tương quan khác nhau. Cụ thể là: động lực làm việc có tương quan rất chặt chẽ với các nhân tố: tiền lương (F1), tình hình kinh doanh (F2), bản chất công việc (F6) và đồng nghiệp (F7) với các giá trị sig < 0,01. Và động lực

làm việc có tương quan chặt chẽ với các biến còn lại là máy móc thiết bị (F3), đào tạo và thăng tiến (F4) và lãnh đạo (F5).

Phân tích Anova cho chúng ta biết được sự phù hợp của mô hình hồi quy, giả thuyết H0 đặt ra là không có mối quan hệ giữa các biến độc lập F1, F2, F3, F4, F5, F6, F7 và biến phụ thuộc động lực làm việc. Ta có:

Bảng 2.36: Phân tích ANOVA về sự phù hợp của phân tích hồi quy

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 12.506 7 1.787 5.857 0.000 Residual 63.452 208 .305 Total 75.958 215

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Giá trị sig của phân tích Anova về sự phù hợp của mô hình hồi quy bằng 0.000 < 0,05, ta bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là có mối quan hệ giữa các độc lập và biến phụ thuộc.

Bảng 2.37: Hệ số hồi quy và thống kê đa cộng tuyến

Model

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số

chuẩn hóa t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 Constant 0.593 0.592 1.000 0.318 F1 - TL 0.160 0.067 0.170 2.383 0.018 0.791 1.265 F2 - KD 0.192 0.088 0.167 2.191 0.030 0.689 1.451 F3 - MM 0.016 0.080 0.014 0.199 0.842 0.796 1.256 F4 - ĐT 0.044 0.082 0.040 0.535 0.593 0.733 1.363 F5 - LĐ 0.051 0.096 0.039 0.528 0.598 0.747 1.338 F6 - CV 0.177 0.092 0.135 1.918 0.057 0.805 1.242 F7 - ĐN 0.283 0.095 0.203 2.995 0.003 0.872 1.146

(Nguồn: Số liệu điều tra)

+ Mô hình hồi quy:

Y = β0 + β1 F1 + β2 F2 + β3 F3 + β4 F4 + β5 F5 + β6 F6 + β7 F7 + ε + Mô hình với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa: + Mô hình với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa:

Y = 0,593 + 0,160 F1 + 0,192 F2 + 0,016 F3 + 0,044 F4 + 0,051 F5 + 0,177 F6 +0,283 F7 0,283 F7

+ Mô hình với hệ số đã chuẩn hóa:

Y = 0,17 F1 + 0,167 F2 + 0,014 F3 + 0,040 F4 + 0,039 F5 + 0,135 F6 + 0,203 F7

Trong đó:

Y: biến phụ thuộc – Động lực làm việc của người lao động trực tiếp F1: biến độc lập - Tiền lương, thưởng

F2: biến độc lập – Tình hình kinh doanh của nhà máy F3: biến độc lập – Máy móc thiết bị

F4: biến độc lập – Đào tạo và thăng tiến F5: biến độc lập – Lãnh đạo

F6: biến độc lập – Bản chất công việc F7: biến độc lập - Đồng nghiệp

ε : Sai số của mô hình

Dựa vào mô hình hồi quy với hệ số chuẩn hóa, ta thấy: động lực làm việc chịu ảnh hưởng của 7 nhân tố. Trong đó nhân tố F7 – đồng nghiệp ảnh hưởng nhiều nhất đến động lực làm việc với hệ số chuẩn hóa β7 = 0,203. Nghĩa là khi sự hài lòng về đồng nghiệp tăng lên 1 đơn vị thì động lực làm việc tăng lên 0,203 lần. Hệ số này có ý nghĩa thống kê với mức độ tin cậy là 99%.

Tiếp theo các nhân tố F1 - tiền lương với β1 =0,17, F2 – Tình hình kinh doanh của nhà máy với β2 = 0,167, và F6 – Bản chất công việc với β6 = 0,135, cũng ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của người lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long. Các hệ số hồi quy này đều có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%, riêng đối với F6 có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%.

Các hệ số F3, F4, F5 có hệ số β thấp hơn, nhưng các hệ số này đều không có ý nghĩa thống kê.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến để biết được các nhân tố có mối quan hệ với nhau hay không, ta thấy hệ số VIF của các nhân tố đều có giá trị nhỏ hơn 2. Vì vậy mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 2.38: Hệ số phù hợp của mô hình R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Statistics Durbin- Watson df1 df2 Sig. F Change 0.783a 0.613 0.6015 0.552 7 208 0.000 1.751

(Nguồn: Số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy: R2 = 0,613 nghĩa là 61,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc là động lực làm việc được giải thích bởi biến thiên của các biến độc lập. Ngoài các biến lương, thưởng, tình hình kinh doanh, máy móc thiết bị, đồng nghiệp, lãnh đạo, đào tạo và thăng tiến thì động lực làm việc còn chịu ảnh hưởng bới các yếu tố thuộc về bản thân người lao động như khả năng, trình độ, ý thức làm việc… và một số yếu tố khác. Thống kê Durbin Watson bằng 1,751 nằm trong đoạn 1,5 đến 2,5 vì vậy mô hình không có hiện tượng tự tương quan. (Với mức ý nghĩa α= 95% thì thống kê miền bác bỏ giả thiết H0: Có hiện tượng tự tương quan là T nằm trong đoạn (1,5 đến 2,5)

Kết luận:

+ Mô hình hồi quy bội của đề tài đã tìm ra được 7 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động với F1: Tiền lương, thưởng , F2: Tình hình kinh doanh của nhà máy, F3: Máy móc thiết bị, F4: Đào tạo và thăng tiến, F5: Lãnh đạo, F6: Bản chất công việc, F7: Đồng nghiệp.

+ Trong 7 nhân tố đó, tác động đến động lực làm việc theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: F7: Đồng nghiệp, F1: Tiền lương, thưởng, F2: Tình hình kinh doanh của nhà máy, F6: Bản chất công việc, F4: Đào tạo và thăng tiến, F5: Lãnh đạo, F3: Máy móc thiết bị.

+ 61,3% sự biến thiên của biến phụ thuộc (Y) là động lực làm việc được giải thích bởi biến thiên của 7 biến độc lập nêu trên.

+ Mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan hoặc đa cộng tuyến.

+ Các hệ số hồi quy (β) của biến độc lập F1, F2, F7 có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Hệ số hồi quy (β) của biến độc lập F6 có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy là 90%. Riêng đối với các hệ số hồi quy của các biến F3, F4, F5 không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 2.39: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của luận văn

Giả thuyết nghiên cứu Kết luận

(Chấp nhận/ Bác bỏ)

Khuyến cáo đối với DN

H1: LĐ càng hài lòng về “bản chất công việc”(1) thì động lực làm việc càng tăng lên Chấp nhận H1 -

H2: LĐ càng hài lòng về “máy móc thiết bị” (2) thì động lực làm việc càng tăng lên Chấp nhận H2 -

H3: LĐ càng hài lòng về “lương, thưởng” (3) thì động lực làm việc càng tăng lên Chấp nhận H3 -

H4: LĐ hài lòng về yếu tố “an toàn lao động” (4) thì động lực làm việc càng tăng lên Bác bỏ H4 -

H5: LĐ hài lòng về “tình hình kinh doanh” (5) thì động lực làm việc càng tăng lên Chấp nhận H5 -

H6: LĐ hài lòng về yếu tố “đồng nghiệp” (6) thì động lực làm việc càng tăng lên Chấp nhận H6 -

H7: Người lao động càng hài lòng về yếu tố “lãnh đạo” (7) thì động lực làm việc càng tăng lên Chấp nhận H7 -

H8: LĐ hài lòng về “đào tạo và thăng tiến” (8) thì động lực làm việc càng tăng lên Chấp nhận H8 -

H9: Giới tính khác nhau thì LĐ đánh giá khác nhau về các yếu tố tạo động lực làm việc Bác bỏ H9 với yếu tố 7. Chấp nhận H9 với 7 yếu tố còn lại

Chú ý xem xét yếu tố 7 H10: Độ tuổi khác nhau thì LĐ đánh giá khác nhau về các yếu tố tạo động lực làm việc Chấp nhận H10 với 3 yếu tố 1,2,3.

Bác bỏ H10 với 4yếu tố 5,6,7,8

Chú ý xem xét yếu tố 5,6,7,8 H11: Thu nhập khác nhau thì LĐ đánh giá khác nhau về các yếu tố tạo động lực làm việc Chấp nhận H11 với 6 yếu tố 1, 2, 3,4,5,7. Bác bỏ H11 với 2yếu tố 6,8 Chú ý xem xét

yếu tố 6,8 H12: Bộ phận làm việc khác nhau thì LĐ đánh giá khác nhau về các yếu tố tạo động lực LV Chấp nhận H12 với 3 yếu tố 1,3,7.

Bác bỏ H12 với 5yếu tố 2,4,5,6,8

Chú ý xem xét yếu tố 2,4,5,6,8 Chấp nhận H13 với 3 yếu tố1,2,3. Chú ý xem xét

Bảng 2.40: Giải đáp các câu hỏi nghiên cứu của luận văn

Câu hỏi nghiên cứu Trả lời So sánh với một số nghiên cứu về

động lực làm việc trước đây

Câu hỏi 1: Thực trạng tình hình tạo động

lực làm việc cho người lao động tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long?

Thực trạng tạo động lực làm việc của nhà máy Sơn Long diễn ra khá tốt.

+ TS Trương Minh Đức đưa ra 3 nhân tố: đảm bảo các nhu cầu vật chất (1), an toàn và áp lực trong công việc (2), nhu cầu giao tiếp xã hội và mong muốn thể hiện bản thân (3). Trong đó nhân tố (1) ảnh hưởng lớn nhất tới động lực làm việc tại công ty Ericson Việt Nam.[8] + PGS.TS Trần Kim Dung và ctg đưa ra 4 nhân tố: công việc phù hợp (1), chế độ đãi ngộ hợp lý (2), quan hệ tốt trong công việc (3), thương hiệu công ty (4). Trong đó nhân tố (2) ảnh hưởng lớn nhất tới động lực làm việc của 445 lao động điều tra tại TP, Hồ Chí Minh. [10] …

Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động đến

động lực làm việc của người lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long?

+ Trong những nhân tố tác động đó, nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất tới động lực làm việc?

+ Có 7 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long, Nghệ An bao gồm: bản chất công

việc, đào tạo và thăng tiến, đồng nghiệp lãnh đạo, lương thưởng, máy móc thiết bị, và tình hình KD của nhà máy.

+ Trong 7 nhân tố đó nhân tố đồng nghiệp ảnh hưởng lớn nhất đến động lực làm việc.

Câu hỏi 3: Làm thế nào để gia tăng động

lực làm việc cho người lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long?

Luận văn đã đưa ra 8 gợi ý, giải pháp cho nhà máy chế biến nông sản Sơn Long nhằm gia tăng động lực làm việc cho người lao động trực tiếp tại nhà máy.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w