Thực trạng tạo động lực làm việc tại nhà máy nông sản Sơn Long 1 Yếu tố bản chất công việc

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 49 - 54)

- Tầm quan trọng của công việc

2.2.3Thực trạng tạo động lực làm việc tại nhà máy nông sản Sơn Long 1 Yếu tố bản chất công việc

BỒN RỬA CỦ 1BỒN RỬA CỦ

2.2.3Thực trạng tạo động lực làm việc tại nhà máy nông sản Sơn Long 1 Yếu tố bản chất công việc

2.2.3.1 Yếu tố bản chất công việc

Một trong những yếu tố quan trọng giúp người lao động đam mê và hăng say với công việc chính là bản chất của công việc đó. Một công việc hấp dẫn, nhiều thách thức và phù hợp với năng lực của người lao động sẽ làm cho họ gắn bó, hăng say với công việc, và chủ động với công việc hơn, nâng cao năng suất, hiệu quả và động lực làm việc. Thông qua quá trình thực tế tại nhà máy, những công việc chính của người lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long bao gồm:

Bảng 2.9: Nội dung công việc của các bộ phận tại nhà máy Sơn Long

Bộ phận Công việc chính

Sản xuất

Cung cấp nguyên vật liệu vào phễu cấp NVL

Theo dõi quá trình sản xuất tại các khâu của dây chuyền Tổ chức đóng gói thành phẩm

Tổ chức đóng gói phụ phẩm

Kho

Theo dõi việc nhập kho nguyên vật liệu

Theo dõi nhập xuất tồn thành phẩm và phụ phẩm Bốc dỡ NVL và thành phẩm, phụ phẩm

Kỹ thuật

Phổ biến cho bộ phân công nhân trực tiếp cách thức hoạt động của máy móc thiết bị

Theo dõi và xử lý kỹ thuật của dây chuyền sản xuất Theo dõi xử lý kỹ thuật của hệ thống điện tại nhà máy

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Qua bảng trên ta thấy: bản chất công việc của bộ phận lao động trực tiếp khá đơn giản. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất hầu hết là lao động chân tay, các công việc không đòi hỏi tay nghề cao, vì vậy hầu hết lao động ở bộ phận sản xuất là lao động phổ thông hoặc trình độ trung cấp nghề. Riêng đối với bộ phận kho, công việc phức tạp hơn ở chỗ phải theo dõi quá trình nhập, xuất tồn của hàng hóa và

nguyên vật liệu. Bộ phận kỹ thuật cũng khá phức tạp khi phải xử lý các vấn đề về kĩ thuật công nghệ, kĩ thuật điện tại nhà máy.

Bảng 2.10: Đánh giá của người lao động về yếu tố bản chất công việc Yếu tố bản chất công việc Mean -

Trung bình

Mức ý nghĩa - Sig (α=95%, µ=3)

Việc làm phù hợp với năng lực 3.8009 0.000

Việc làm thú vị 2.9722 0.447

Việc làm nhiều thách thức 2.7361 0.000

Phân chia công việc hợp lý 2.4676 0.000

(Nguồn: số liệu điều tra, thang đo Likert từ 1= rất không đồng ý, đến 5 = rất đồng ý)

Qua bảng kết quả ta thấy trung bình đánh giá của người lao động về yếu tố bản chất công việc còn khá thấp. Cao nhất là yếu tố “việc làm phù hợp với năng lực” với trung bình bằng 3,8009, gần mức đồng ý. Kết quả này có ý nghĩa thống kê với sig của kiểm định One sample T-Test bằng 0,000 < 0,05. Bác bỏ giả thiết H0

cho rằng trung bình yếu tố này bằng 3, có thể kết luận rằng trung bình yếu tố này có giá trị lớn hơn 3. Ba yếu tố còn lại có trung bình đều nhỏ hơn 3, nhỏ hơn mức bình thường. Trong đó người lao động ít đồng ý nhất với yếu tố “phân chia công việc trong nhà máy hợp lý” với trung bình mẫu bằng 2,4676. Và yếu tố “việc làm nhiều thách thức” có trung bình bằng 2,7361. Hai yếu tố này khi kiểm định One Sample T-Test đều có kết quả bác bỏ giả thiết 2 yếu tố này có trung bình bằng 3. Riêng yếu tố việc làm thú vị có trung bình bằng 2,9722, khi kiểm định cho ta kết quả thừa nhận H0 với trung bình yếu tố này bằng 3. Kết quả này cũng khá phù hợp với thực tế hoạt động tại nhà máy.

Giả thuyết 9, 10, 11, 12,13 đặt ra là giới tính khác nhau, thu nhập khác nhau, bộ phận làm việc, thâm niên công tác hay thu nhập khác nhau sẽ cảm nhận khác nhau về yếu tố bản chất công việc. Để trả lời cho giả thuyết này, ta tiến hành kiểm định phương sai Anova, kiểm định Independent T-Test và Kruskal Wallis.

a) Về giới tính

Bảng 2.11: Kết quả KĐ Independent T-Test yếu tố bản chất công việc theo giới tính

Nhân tố Mean KruskalSig Wallis (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết luận

Việc làm phù hợp với năng lực Nam 3,7879 0,137 Không khác biệt

Nu 3,8214

Việc làm thú vị Nam 3,0303 0,088 Khác biệt với α= 90%

Nu 2,8810

Việc làm nhiều thách thức Nam 2,8030 0,115 Không khác biệt

Nu 2,6310

Phân chia công việc hợp lý Nam 2,4545 0,835 Không khác biệt

Nu 2,4881

(Nguồn: số liệu điều tra)

Để trả lời cho giả thuyết 9: giới tính khác nhau thì người lao động cảm nhận khác nhau về yếu tố bản chất công việc. Kết quả kiểm định Independent T-Test cho ta thấy trong 4 yếu tố thuộc về bản chất công việc thì ba yếu tố “việc làm phù hợp với năng lực”, “việc làm nhiều thách thức” và “phân chia công việc hợp lý” không có sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính. Chỉ có yếu tố “việc làm thú vị” thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, nhưng ở mức thấp là 90%. Ở yếu tố này thì lao động nam có trung bình cảm nhận cao hơn lao động nữ. Điều này là do lao động trực tiếp nữ trong nhà máy chủ yếu làm ở bộ phận kho và sản xuất. Còn lao động nam có thêm bộ phận kĩ thuật, vì vậy công việc thú vị hơn.

b) Về độ tuổi

Để trả lời cho giả thuyết 10: độ tuổi khác nhau thì người lao động cảm nhận khác nhau về yếu tố bản chất công việc, kiểm định Kruskal Wallis cho kết quả sau:

Đối với tiêu thức độ tuổi thì độ tuổi khác nhau cảm nhận khác nhau về yếu tố “việc làm nhiều thách thức” và yếu tố “phân chia công việc hợp lý” với độ tin cậy lần lượt là α= 95% và 90%. Độ tuổi càng tăng thì trung bình cảm nhận về yếu tố thách thức trong công việc càng tăng. Điều này cũng khá hợp lý bởi lẽ lao động càng có độ tuổi cao, làm việc nhiều năm càng được tín nhiệm giao các nhiệm vụ quan trọng, vì vậy lúc này việc làm nhiều thách thức hơn.

Nhân tố Sig KruskalWallis Kết luận

Việc làm phù hợp với năng lực 0,610 Không khác biệt

Việc làm thú vị 0,184 Không khác biệt

Việc làm nhiều thách thức 0,034 Khác biệt với α= 95% Phân chia công việc hợp lý 0,074 Khác biệt với α= 90%

(Nguồn: số liệu điều tra)

Với yếu tố “phân chia công việc hợp lý” thì sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nhưng tăng giảm không theo trật tự các nhóm tuổi. Độ tuổi từ 25-55 tuổi cho rằng phân chia công việc là hợp lý hơn 2 nhóm tuổi còn lại. Đây là nhóm tuổi trong độ tuổi lao động, vì vậy họ được phân công công việc hợp lý hơn nhóm dưới 25 tuổi vì còn khá trẻ và trên 55 tuổi, khi sức khỏe giảm sút.

c) Về số năm công tác

Để trả lời cho giả thuyết 12: số năm làm việc khác nhau thì người lao động đánh giá khác nhau về yếu tố bản chất công việc, kết quả kiểm định như sau:

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định Anova và Kruskal Wallis yếu tố bản chất công việc phân theo số năm công tác

Nhân tố Sig Anova Sig Kruskal

Wallis Kết luận

Việc làm phù hợp với năng lực 0.927 0.889 Không khác biệt

Việc làm thú vị 0.027 0.044 Khác biệt với α= 95%

Việc làm nhiều thách thức 0.004 0.015 Khác biệt với α= 95% Phân chia công việc hợp lý 0024 0.036 Khác biệt với α= 95%

(Nguồn: số liệu điều tra)

Phân theo tiêu thức số năm làm việc có nhóm lao động có thâm niên 6 năm gồm 10 người nên ta thực hiện đồng thời 2 kiểm định Anova và Kruskal Wallis để so sánh kết quả. Ta thấy yếu tố “việc làm phù hợp với năng lực” không có sự khác biệt giữa các nhóm lao động có thâm niên công tác khác nhau. Ba yếu tố còn lại thì sự khác biệt cảm nhận giữa các nhóm lao động có thâm niên làm việc khác nhau là khác nhau, và khác biệt này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy α= 95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d) Về bộ phận làm việc

Việc làm phù hợp với năng lực 0,711 Không khác biệt

Việc làm thú vị 0.736 Không khác biệt

Việc làm nhiều thách thức 0,595 Không khác biệt Phân chia công việc hợp lý 0,002 Khác biệt với α= 99%

(Nguồn: số liệu điều tra)

Khi kiểm định các yếu tố bản chất công việc theo số năm làm việc thì kết quả thể hiện trong 4 yếu tố thì có ba yếu tố sự khác biệt là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. Riêng đối với yếu tố “phân chia công việc hợp lý” thì sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là các bộ phận khác nhau đánh giá việc phân chia công việc hợp lý ở các mức độ khác nhau.

e) Về thu nhập

Khi kiểm định Anova theo yếu tố thu nhập (bảng 2.15) thì yếu tố “việc làm phù hợp với năng lực ” không có sự khác biệt về cảm nhận giữa các nhóm thu nhập. Ba yếu tố còn lại là “” việc làm thú vị”, “việc làm nhiều thách thức” và “phân chia công việc hợp lý” đều có sự khác biệt nhau giữa cảm nhận các nhóm thu nhập. Riêng đối với 2 yếu tố “việc làm nhiều thách thức” và “việc phân chia công việc hợp lý” thì thu nhập càng tăng lên, người lao động trực tiếp càng đánh giá cao hơn yếu tố công việc. Kết quả của kiểm định Anova và Kruskal Wallis là trùng khớp với nhau, nên kết luận trên càng có ý nghĩa hơn.

Bảng 2.15: Kết quả kiểm định Anova yếu tố bản chất công việc phân theo thu nhập

Nhân tố Thu nhập Mean Sig

Anova Sig Kruskal Wallis Kết luận Việc làm phù hợp với năng lực Từ 1-2 triệu đồng 3,583 0,15163 0,156 Không khác biệt Từ 2-3 triệu đồng 3,836 Từ 3-4 triệu đồng 3,791 Từ 4- triệu đồng 3,900 Trên 5 triệu đồng 4,000

Việc làm thú vị Từ 1-2 triệu đồng 2,708 0,00244 0,004 Khác biệt với α= 99% Từ 2-3 triệu đồng 2,903

Từ 3-4 triệu đồng 3,089 Từ 4-5 triệu đồng 3,250

Trên 5 triệu đồng 3,000 Việc làm nhiều thách thức Từ 1-2 triệu đồng 2,291 0,00013 0,001 với α= 99%Khác biệt Từ 2-3 triệu đồng 2,625 Từ 3-4 triệu đồng 2,985 Từ 4-5 triệu đồng 3,000 Trên 5 triệu đồng 3,000 Phân chia công

việc hợp lý Từ 1-2 triệu đồng 1,958 0,00184 0,001 với α= 99%Khác biệt Từ 2-3 triệu đồng 2,355 Từ 3-4 triệu đồng 2,746 Từ 4-5 triệu đồng 2,700 Trên 5 triệu đồng 3,000

(Nguồn: số liệu điều tra)

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 49 - 54)