- Tầm quan trọng của công việc
BỒN RỬA CỦ 1BỒN RỬA CỦ
3.3.2.5 Tăng cường hiệu quả quản lý của bộ máy lãnh đạo, quan tâm đến đời sống của công nhân viên
sống của công nhân viên
Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo, là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý, nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và cũng cố tập thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động. Đây là yếu tố ảnh hưởng khá thấp tới động lực làm việc của người lao động trực tiếp của nhà máy, tuy nhiên, khi người lao động hài lòng với bộ máy lãnh đạo, họ vẫn có thêm động lực làm việc. Chính vì thế, ban lãnh đạo nhà máy cần tăng cường hơn nữa hiệu quả quản lý của bộ máy, quan tâm đến đời sống của người lao động, coi trọng tài năng, công sức và đóng góp của người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ.
+ Người lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi trong công việc giúp cho nhân viên nhận thấy rằng, công việc mà họ đang làm hợp với chuyên môn, kỹ năng của mình, cũng như có thể giúp họ phát triển về nghề nghiệp và tương lai.
+ Làm cho nhân viên cảm nhận mình là một thành viên quan trọng của nhà máy bằng cách để tất cả nhân viên tham gia vào mọi hoạt động quan trọng của công ty. Khi đó họ sẽ gắn bó hơn với nhà máy và làm việc hăng say hơn.
+ Ban lãnh đạo nhà máy Sơn Long còn cần phải luôn lắng nghe ý kiến của người lao động, không chỉ thông qua “hòm thư góp ý” của nhà máy mà còn thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp, thông qua đó biết được những tâm tư nguyện vọng của người lao động, thấu hiểu họ hơn, tạo sự gần gũi với người lao động. Đồng thời thông qua góp ý, có thể điều chỉnh hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời.
+ Luôn quan tâm đến đời sống của người lao động, có các chương trình động viên thăm hỏi những gia đình có hỷ sự, ma chay… có sự tham gia của thành viên ban giám đốc, điều này tạo cho người lao động thêm niềm tin, gắn bó hơn với nhà máy. + Đánh giá thường xuyên và công bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động qua đó giúp người lao động điều chỉnh những hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của tổ chức từ đó giúp họ làm việc tốt hơn.
+ Cần công nhận và khen thưởng công khai những người lao động giỏi trong nhà máy. Nếu người lao động được lãnh đạo coi trọng tài năng, họ được khẳng định mình trong công việc thì động lực làm việc của họ cũng ngày càng tăng lên.
+ Bên cạnh đó, người lãnh đạo muốn thành công, muốn được tin tưởng thì điều đầu tiên là họ phải có năng lực thực sự và phải chứng minh được năng lực của mình trước tập thể người lao động. Vì vậy, ban lãnh đạo nhà máy cần không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng quản trị, nâng cao năng lực quản lý của bản thân. Đồng thời, cần có tầm nhìn trong kinh doanh để ngày càng đưa nhà máy phát triển xa hơn. Luôn gương mẫu trong công việc, có tác phong làm việc nghiêm túc, có khả năng thấu hiểu những mong muốn cũng như động cơ thúc đẩy người lao động làm việc để từ đó tăng thêm động lực làm việc, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của nhà máy Sơn Long.