Cải thiện môi trường làm việc, tạo sự gắn bó giữa những người lao động và gắn bó với nhà máy

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 85 - 86)

- Tầm quan trọng của công việc

BỒN RỬA CỦ 1BỒN RỬA CỦ

3.3.2.1 Cải thiện môi trường làm việc, tạo sự gắn bó giữa những người lao động và gắn bó với nhà máy

và gắn bó với nhà máy

Đồng nghiệp là nhân tố tác động lớn nhất đến động lực làm việc của người lao động trực tiếp trong mẫu điều tra tại nhà máy Sơn Long. Vì vậy, khi yếu tố này thay đổi tích cực sẽ tác động lớn nhất đến động lực làm việc của người lao động trực tiếp. Tập thể các thành viên tại nhà máy qua quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy điều đầu tiên mà ban lãnh đạo nhà máy cần thực hiện chính là cải thiện môi trường làm việc, tạo mối quan hệ thân thiết, gắn bó giữa các đồng nghiệp để tăng thêm động lực làm việc. Cụ thể:

+ Để quá trình lao động diễn ra trôi chảy, các khâu của quá trình sản xuất phải được hoàn thành đúng quy định. Những người đồng nghiệp là những người trực tiếp làm việc với nhau trong quá trình sản xuất, vì vậy cần tạo sự chia sẻ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong công việc giữa những người đồng nghiệp.

+ Tạo nên bầu không khí của tập thể lao động luôn vui vẻ, hòa đồng, hình thành thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo một cách nhiệt tình,tạo sự hòa hợp, đoàn kết.

+ Xây dựng tinh thần tương thân, tương ái, đồng nghiệp giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong công việc và cuộc sống. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, làm được điều này sẽ ảnh hưởng rất tốt đến trạng thái tâm lý, thái độ đối với công việc của người lao động. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Xây dựng các chương trình sẻ chia cuộc sống, giúp đỡ những đồng nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, tạo dựng các chương trình phúc lợi xã hội định kỳ tại các địa bàn lân cận của nhà máy Sơn Long nhằm tạo sự gắn bó với nhau trong quá trình hoạt động và làm việc.

+ Ngoài các chương trình như “tổ sản xuất giỏi”, “ca sản xuất tối ưu” … mà nhà máy Sơn Long đã tổ chức, cần tổ chức thêm các chương trình thi đua khen thưởng giữa những người lao động và giữa các bộ phận trong nhà máy để tạo thêm sự hứng

khởi trong quá trình làm việc như: hội thi tay nghề, tiết kiệm nguyên vật liệu, chương trình cắm hoa, nấu ăn,văn nghệ, thể thao…. Các phong trào thi đua này tạo sự phấn đấu nâng cao năng suất của người lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế. Người lao động sẽ phấn đấu lao động để đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra. Người lao động sẽ so sánh khả năng, năng lực của mình với đồng nghiệp chính vì thế tạo nên sự thi đua trong lao động, kích thích động lực làm việc của họ.

+ Có các chương trình dã ngoại, tham quan du lịch phong phú hơn, ngoài các địa

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w