- Tầm quan trọng của công việc
BỒN RỬA CỦ 1BỒN RỬA CỦ
3.3.2.6 Nâng cao ý thức, trình độ và tay nghề của người lao động
Bản thân người lao động bao gồm: trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động.. là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc. Tuy nhiên, việc điều tra người lao động về chính trình độ chuyên môn và tay nghề của bản thân họ thường là phiến diện và không trung thực. Chính vì thế, mặc dù nhân tố này ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc, đặc biệt là động lực nội tại của người lao động nhưng tác giả không đưa nhân tố này vào quá trình điều tra.
+ Cần nâng cao trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn của người lao động. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động. Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc.
+ Luôn quan tâm và cải thiện tình trạng sức khoẻ của người lao động: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí dẫn đến tai nạn lao động. + Rèn luyện thái độ lao động, tác phong làm việc và kỷ luật lao động cho công nhân viên nhà máy. Thái độ lao động có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia lao động. Còn kỷ luật lao động thể hiện qua nội quy, quy chế làm việc của nhà máy, các điều khoản quy định có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như: số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật… Vì vậy, cần có các bảng hiệu nội quy hoạt động của nhà máy, phổ biến rõ nội quy, quy chế hoạt động để tăng cường ý thức, kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công việc của người lao động.
Kết luận: Trong mỗi bản thân con người đều tồn tại hai mặt sinh học và xã
hội, sự phát triển của con người gắn liền với sự phát triển của hai mặt này. Vì thế muốn thúc đẩy sự phát triển của con người thì cần phải có sự kích thích về cả hai mặt vật chất và tinh thần để tạo ra được một sức mạnh tổng hợp, cụ thể: Kích thích vật chất nhằm tác động vào mặt sinh học, kích thích tinh thần nhằm tác động vào mặt xã hội. Nhu cầu của con người là vô hạn, doanh nghiệp không thể đáp ứng tất cả những nhu cầu của họ song khả năng của con người cũng là vô hạn. Do đó việc thực hiện các chính sách trên sẽ phần nào tạo động lực cho người lao động để họ có thể cống hiến hết khả năng của bản thân cho nhà máy.
Ngoài ra, việc thực hiện các giải pháp phải đồng bộ, giải pháp quan trọng, ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc như: cải thiện môi trường làm việc, tăng cường sự gắn bó giữa những người đồng nghiệp, tăng lương, thưởng, cải thiện tình hình kinh doanh, xác định đúng nội dung công việc và phân chia công việc hợp lý phải thực hiện trước, và đẩy mạnh hơn nữa. Các giải pháp về cải thiện bộ máy lãnh đạo, nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị,
và thường xuyên thực hiện các chương trình đào tạo nghề, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động thực hiện sau, kết hợp làm tăng tác động đến động lực làm việc của người lao động tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long.