Kết quả của quá trình tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy Sơn Long

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 69 - 70)

- Tầm quan trọng của công việc

2.2.4Kết quả của quá trình tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy Sơn Long

BỒN RỬA CỦ 1BỒN RỬA CỦ

2.2.4Kết quả của quá trình tạo động lực làm việc cho người lao động tại nhà máy Sơn Long

máy Sơn Long

Tạo động lực làm việc là cả một quá trình lâu dài nhằm tạo niềm tin, sự hứng khởi cho người lao động trong công việc, thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn, gắn bó hơn với doanh nghiệp. Quá quá trình 6 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy chế biến nông sản Sơn Long đã thực hiện nhiều chính sách khác nhau nhằm tăng cao động lực làm việc cho người lao động. Cụ thể, kết quả của quá trình tạo động lực làm việc của nhà máy thể hiện quả bảng sau:

Bảng 2.30: Kết quả việc tạo động lực làm việc của nhà máy Sơn Long

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1.Năng suất LĐ (trđ/LĐ) 46,73 68,09 186,68

2.Số người nghỉ việc (LĐ) 6 4 3

3.Số người LĐ làm việc (LĐ) 240 260 265

4. Số lần đình công (lần) 0 0 0

(Nguồn: Phòng Kế toán, Phòng TCHC)

Kết quả của quá trình tạo động lực làm việc cho ta thấy: Các chỉ tiêu năng suất lao động, số người được tuyển dụng thêm và tổng số lao động làm việc tại nhà máy chế biến nông sản Sơn Long tăng lên qua 3 năm, nhất là chỉ tiêu năng suất lao động. Chỉ tiêu này thể hiện rõ nét nhất hiệu quả sử dụng lao động và kết quả của việc tạo động lực làm việc. Người lao động làm việc hăng say hơn, gắn bó hơn với nhà máy, cống hiến hết mình cho nhà máy vì vậy năng suất lao động ngày càng tăng cao. Bình quân năm 2010, cứ một người lao động tạo cho nhà máy được 46,73 triệu đồng doanh thu, đến năm 2011 tăng lên 68,09 triệu đồng. Và đến năm 2012, trung

bình cứ một lao động, 1 năm tạo cho nhà máy được 186,68 triệu đồng doanh thu. Tăng gấp 4 lần so với 2010.

Bên cạnh đó, số người nghỉ việc ngày càng giảm, năm 2012 chỉ còn 3 người. Được biết lý do nghỉ việc của những nhân viên này hầu hết là do hoàn cảnh gia đình di chuyển chỗ ở, không có nhân viên nào nghỉ việc vì bất mãn hay không hài lòng với chính sách của nhà máy Sơn Long.

Đặc biệt, tại nhà máy Sơn Long từ khi bắt đầu hoạt động cho đến nay, chưa từng có một cuộc đình công, biểu tình của người lao động. Mặc dù tiền lương, thưởng còn thấp, yếu tố đào tạo chưa bài bản, các yếu tố khác cũng chưa thực sự làm hài lòng người lao động nhưng việc chưa từng nổ ra cuộc đình công, gián đoạn quá trình sản xuất thể hiện kết quả đáng khích lệ của quá trình tạo động lực làm việc cho người lao động của ban lãnh đạo nhà máy Sơn Long.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của lao động trực tiếp tại nhà máy chế biến nông sản sơn long, nghệ an (Trang 69 - 70)