Giải pháp về đa dạng hóa các hình thức tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 92 - 94)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4.Giải pháp về đa dạng hóa các hình thức tín dụng

Cần đa dạng hóa hơn nữa các hình thức tín dụng. Hiện nay chủ yếu là tín dụng thƣơng mại và tín dụng ngân hàng cần đẩy mạnh tín dụng nhà nƣớc và tín dụng thu mua. Cần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trƣờng tín dụng nông nghiệp nông thôn. Trong thời gian tới, để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trƣờng tín dụng nông nghiệp nông thôn, nên có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn.

- Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ của Nhà nƣớc đƣợc phân bổ cho các huyện để thực hiện Chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, phát triển giao thông nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng làng nghề nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ- CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có); Vốn tín dụng thƣơng mại thực hiện theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn.

- Về nhận thức cần làm rõ cho các cấp, các ngành và nông dân trong huyện thấy rõ hơn tín dụng là kênh vốn chủ yếu cho nông dân để phát triển kinh tế xã hội.

- Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ chức tín dụng Nhà nƣớc cho nông dân.

- Tăng cƣờng nhu cầu thực sự về vốn của các hộ nông dân (hay nói cách khác là kích cầu vốn tín dụng đối với các hộ nông dân). Để thực hiện đƣợc biện pháp này cần:

+ Thực hiện hiện quy hoạch chi tiết, hình thành các dự án phát triển kinh tế xã hội cho từng xã, từng huyện trong huyện.

+ Tập trung thực hiện các giải pháp để giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, an toàn trong sản xuất và kinh doanh tiêu thụ để giúp ngƣời dân tự tin, mạnh dạn hơn trong đầu tƣ.

- Đào tạo nông dân hỗ trợ họ trở thành những ngƣời chủ thực sự có khả năng vay vốn, giải ngân vốn và có ý thức trả nợ. Để thực hiện tốt nội dung này cần:

+ Hình thành các chƣơng trình bồi dƣỡng cho các chủ hộ theo từng nhóm hộ nhƣ giàu, nghèo; ngành nghề kinh tế; độ tuổi của chủ hộ...

+ Đa dạng hoá hình thức đào tạo, nhấn mạnh giải pháp dạy nghề. + Tổ chức tuyên truyền, toạ đàm để nâng cao ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc vay vốn của Nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng hiệu lực của Nhà nƣớc đối với việc quản lý vốn của Nhà nƣớc cho nông dân vay để giảm thiểu tối đa rủi ro trong kinh doanh (cả sản xuất và tiêu thụ cho hộ nông dân) góp phần giảm rủi ro tín dụng, tạo cầu ổn định về vốn vay của nông dân.

- Cần mở rộng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn cả về nguồn vốn, phạm vi và hình thức hoạt động với thủ tục đơn giản, linh hoạt về mức vay

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần thành lập bộ phận chuyên trách và mở rộng mạng lƣới ở những nơi có điều kiện để thực hiện việc huy động vốn.

Kết hợp nhiều phƣơng thức cho vay linh hoạt nhƣ phƣơng thức cho vay dự án đầu tƣ, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn… nhằm giúp cho ngƣời vay chủ động hơn trong sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, giảm thủ tục vay, tiết kiệm đƣợc các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Đặc biệt, có thể phát triển loại hình tín dụng cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Mở rộng thị trƣờng cho thuê tài chính nông thôn nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay (cho vay không cần tài sản thế chấp nhƣ vay ngân hàng); có thể cho thuê tài chính giúp các hộ sản xuất đầu tƣ đổi mới thiết bị, công nghệ với qui mô vốn lớn, thời gian cho thuê

trung, dài hạn (5 - 10 năm) đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn.

Bên cạnh đó, các ngân hàng khi cho vay cần tƣ vấn cho các hộ sản xuất một phƣơng án theo quy trình khép kín (từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm). Căn cứ trên kế hoạch, phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ để hoạch định nguồn vốn đáp ứng sao cho mọi giai đoạn của qui trình đƣợc thực hiện thông suốt. Điều này thuận lợi cho cả ngƣời vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu nợ khi sản phẩm đƣợc tiêu thụ.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 92 - 94)