5. Bố cục của luận văn
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh
Tuyên Quang
Đƣợc triển khai đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, Chƣơng trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã nhận đƣợc sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ nhiệt tình của toàn dân. Từ thực tiễn triển khai Chƣơng trình đã rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý giá, tạo tiền đề quan trọng để đẩy mạnh việc triển khai xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.
- Tuyên truyền:
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thông qua tiếp xúc, gặp gỡ, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo chí tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và đặc biệt là nhân dân trong vùng dự án;
+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, thông thoáng và nhất quán trƣớc sau với nhà đầu tƣ, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển của Yên Sơn, lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng. Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện dự án;
+ Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quảng bá môi trƣờng đầu tƣ của huyện thông qua các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử của Trung ƣơng và của địa phƣơng.
- Phát triển cơ sở hạ tầng:
+ Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc; sử dụng hình thức hợp tác nhà nƣớc và tƣ nhân trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Cải cách hành chính: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến thủ tục đầu tƣ. Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong xử lý hồ sơ của nhà đầu tƣ. Thí điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đầu tƣ, đấu thầu qua mạng.
- Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực cần chú ý các vấn đề sau:
+ Đào tạo nghề gắn với đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cao của nhà đầu tƣ. Phát triển hệ thống dạy nghề đa cấp (sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề), chuyển từ dạy nghề trình độ thấp sang trình độ cao nhằm nâng cao chất lƣợng lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động.
+ Nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động cả về số lƣợng, cơ cấu nghề để có kế hoạch đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu lao động của các dự án.
- Bảo đảm an ninh trật tự cho hoạt động của các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ: Xem xét, xử lý nghiêm đối với các trƣờng hợp có hành động kích động, gây rối, phá hoại đến hoạt động triển khai dự án và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ. Có biện pháp đủ mạnh để can thiệp kịp thời, có hiệu quả để dự án hoạt động bình thƣờng, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tƣ khi triển khai thực hiện dự án trên địa bàn huyện.
- Nâng cao chất lƣợng các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tƣ: cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho nhà đầu tƣ nhƣ chổ ở, các dịch vụ tài chính, ngân hàng,...
- Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tƣ:
+ Nghiên cứu và có chính sách vận động thu hút các đối tác, nhà đầu tƣ trọng điểm, phù hợp với định hƣớng thu hút đầu tƣ của huyện. Gắn hoạt động xúc tiến đầu tƣ của huyện với chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ quốc gia, các bộ ngành trung ƣơng, các địa phƣơng trong cùng khu vực;
+ Nâng cao chất lƣợng, nội dung tài liệu xúc tiến đầu tƣ;
+ Tiếp tục triển khai và mở rộng các chƣơng trình hợp tác phát triển giữa Yên Sơn và các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc;
+ Tăng cƣờng tính chủ động phối hợp giữa các sở, ban, ngành và địa phƣơng trong xúc tiến đầu tƣ;
+ Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tƣ. - Tổ chức tốt công tác quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực: Đổi mới công tác triển khai quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách; Làm tốt việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, công bố rộng rãi quy hoạch; Thực hiện rà soát toàn bộ cơ chế, chính sách đã ban hành đề kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới cho phù hợp với từng thời kỳ.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu trong luận văn "Giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang" đã áp dụng các câu hỏi nghiên cứu đối với từng cấp quản lý: Lãnh đạo UBND huyện Yên Sơn, Cán bộ Phòng nông nghiệp huyện Yên Sơn phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã, cán bộ xã phụ trách công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. cụ thể nhƣ sau:
- Câu hỏi 1: Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và bất cập trong công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp?
- Câu hỏi 2: Huyện Yên Sơn - Tuyên Quang đã thực hiện những công tác và biện pháp gì để công tác huy động nguồn lực phục vụ để xây dựng nông thôn mới có hiệu quả và đạt tiến độ.
- Câu hỏi 3: Chất lƣợng cán bộ làm công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nhƣ thế nào?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp là công cụ để thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin từ thực tế trên cơ sở của một đề tài nghiên cứu nhất định.
Phƣơng pháp nghiên cứu là quá trình sử dụng thông tin, tài liệu có đƣợc để luận giải cho vấn đề cần nghiên cứu.
Luận văn sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến sau đây:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu điểm
Thực hiện nghiên cứu tổng thể, toàn diện về công tác xây dựng nông thôn mới tại 30 xã trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang để đạt đƣợc
nghiên cứu, chọn điểm nghiên cứu có tính chất đặc trƣng và đại diện. Cụ thể là phân tích công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trong 3 năm liên tiếp: 2011, 2012, 2013 và chọn 02 xã điểm để nghiên cứu công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới. Từ thông tin và kết quả trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở 2 xã điểm rút ra bài học để thực hiện tốt công tác huy động vốn cho các xã còn lại.
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu thứ cấp có sẵn (các báo cáo, biên bản, sách báo...).
2.2.3. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp các thông tin, số liệu, tài liệu đƣợc khai thác trên cơ sở các văn bản, nghị định, quyết định của Nhà nƣớc, báo cáo tiến độ và tình tình thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới định kỳ của huyện, xã, báo cáo tổng kết các công tình nghiên cứu... có liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới. Lấy các thông tin đó làm căn cứ để xem xét tình hình thực hiện, kết quả đạt đƣợc từ đó đƣa ra phƣơng án để xây dựng nông thôn mới tốt hơn.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Dữ liệu thu thập từ phƣơng pháp thu thập, thống kê đƣợc so sánh, đối chiếu cụ thể từng chỉ tiêu, tiêu chí để phân tích để đánh giá tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới qua các năm kết hợp với phỏng vấn cán bộ, ngƣời dân trực tiếp tham gia làm công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.
2.2.5. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện, xã nhằm thấy đƣợc thực trạng của công tác xây dựng nông thôn mới tại địa bàn nghiên cứu.
2.2.6. Phương pháp thống kê
Thống kê kết quả thực hiện huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang trong 3 năm 2011, 2012,
2013 để mô tả công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới một cách tổng thể cũng nhƣ đối với từng nội dung cụ thể.
2.2.7. Phương pháp so sánh
So sánh số liệu cụ thể qua 3 năm liên tiếp thực hiện mô hình xây dựng nông thôn mới. Từ đó phản ánh chi tiết về hiệu quả, tiến độ, mức độ hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
2.3. Các chỉ tiêu phân tích
Từ các phƣơng pháp nghiên cứu trên có thể chia thành các chỉ tiêu phân tích nhƣ sau:
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
- Xây dựng Bộ chuẩn 19 tiêu chí: Phản ánh việc xây dựng các tiêu chí đã sát với thực tế chƣa, có khả năng thực thi hay không, 19 tiêu chí bao gồm:
Tiêu chí về quy hoạch và thực hiện quy hoạch. Tiêu chí về giao thông.
Tiêu chí về thủy lợi.
Tiêu điện chí về điện nông thôn. Tiêu chí về trƣờng học.
Tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa. Tiêu chí về chợ nông thôn.
Tiêu chí về bƣu điện. Tiêu chí về nhà ở dân cƣ.
Tiêu chí về thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm. Tiêu chí về tỷ lệ hộ nghèo.
Tiêu chí về cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất. Tiêu chí về giáo dục.
Tiêu chí về y tế. Tiêu chí về văn hóa.
Tiêu chí về môi trƣờng.
Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và an ninh. Tiêu chí về trật tự xã hội.
- Hoàn thành đƣợc bao nhiêu tiêu chí: Phản ánh tiến độ và chất lƣợng thực hiện.
2.3.2. Các chỉ tiêu về định tính
- % thực hiện so với kế hoạch đề ra: Phản ánh kết quả thực hiện so với kế hoạch. Chỉ tiêu đƣợc tính = số tiêu chí thực hiện/19 tiêu chí x 100%.
- Cơ cấu tiêu chí: Phản ánh mức độ hoàn thành của các tiêu chí chiếm tỷ trọng trong tổng số 19 tiêu chí. Chỉ tiêu đƣợc tính = Tỷ lệ số tiêu chí thực hiện đƣợc/tỷ lệ số tiêu chí chƣa(không) thực hiện đƣợc x 100%.
- % hoàn thành tiêu chí qua các năm: Phản ánh tiến độ hoàn thành giữa các năm: Chỉ tiêu đƣợc tính = Số tiêu chí thực hiện đƣợc năm sau/số tiêu chí thực hiện đƣợc năm trƣớc x 100%.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC ĐỂ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN
TỈNH TUYÊN QUANG TRONG THỜI GIAN QUA 3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Yên Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Đặc điểm địa hình
Các xã phía Bắc huyện Yên Sơn có độ cao từ 200 - 600m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, phía Nam huyện Yên Sơn vùng đồi núi, độ cao trung bình dƣới 500m và hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dƣới 250
. Ở phía đông Yên Sơn, địa hình núi thấp, có đỉnh Pu Miêng cao 694m, thung lũng xâm thực - tích tụ và bán bình nguyên bóc mòn ở phía Tây huyện.
Trên địa bàn Yên Sơn có các sông Phó Đáy, Sông Lô, Sông Gâm chảy qua. Đặc điểm khí hậu, thủy văn.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh - khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trƣởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 160
C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 mm - 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 82%.
Hệ thống sông suối khá dày đặc, phân phối tƣơng đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là
Tài nguyên (đất đai), khoáng sản Tài nguyên đất
Do điều kiện nóng ẩm, mƣa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tƣơng đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không đƣợc bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lƣợng tƣơng đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.
Tài nguyên khoáng sản
Tại Yên Sơn đã phát hiện mỏ sắt tại Phúc Ninh, Tân Tiến, Cây Nhãn với trữ lƣợng hơn 5 triệu tấn; Barít tại Làng Chanh, Xóm hoắc, xóm Húc; cao lanh tại Nghiêm Sơn; đất sét tại Lƣỡng Vƣợng; nƣớc khoáng - nƣớc nóng Mỹ Lâm (mỏ nƣớc khoáng Mỹ Lâm có trữ lƣợng nƣớc khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày). Ngoài ra, Yên Sơn còn có mỏ chì - kẽm, mỏ Antimoan và là địa bàn tập trung các loại nguyên liệu xây dựng nhƣ: gạch, đá, cát, sỏi…
- Tài nguyên rừng
Yên Sơn có gần 66 nghìn ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên có gần 39 nghìn ha, rừng trồng trên 27 nghìn ha.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và lao động
Dân số huyện Yên Sơn là 157.908 ngƣời. Yên Sơn là địa bàn sinh sống của các các dân tộc: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, La Chí, Sán Dìu, Tống, Cao Lan… (dân tộc kinh chiếm 60,1%, Tày 12,37%, Dao 10,82%, Cao Lan 10,2%, Mông 3,38% và dân tộc khác chiếm 1,18%). Mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất riêng tạo nên Yên Sơn với nền văn hóa đa dạng về bản sắc. Ngƣời dân trong huyện cƣ trú theo quan niệm huyết thống hoặc sống xen kẽ với nhau.
Nguồn lao động khá dồi dào, tỉ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm gần 70%.
Tăng trƣởng và phát triển kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm tăng 13,7%. Trọng tâm phát triển một số ngành Công nghiệp có lợi thế nhƣ chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển kinh tế nông lâm nghiệp theo hƣớng tập trung, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng và du lịch và thu hút đầu tƣ.
- Phát triển kinh tế xã hội
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện năm 2013 là 15%; Tổng giá trị thu nhập kinh tế đạt 93,881 tỷ đồng; Tổng thu ngân sách xã năm 2013: 6.345 triệu đồng; Tổng chi năm 2013: 6.040 triệu đồng; Thu nhập bình quân đầu ngƣời: 14.3 triệu đồng/năm, chi tiết nhƣ sau:
Bảng 3.1. Tình hình kinh tế của Yên Sơn năm 2013 TT Hạng mục Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1 Tổng giá trị kinh tế 93.881 100
Công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp 29.854,16 31,8
Thƣơng mại, dịch vụ 29.103,11 31
Nông nghiệp 34.923,73 37,2
2 Tổng thu ngân sách 6.345 100
Thu trên địa bàn 2.359 37,18
Các khoản thu qua điều tiết 2.000 31,52
Thu kết dƣ ngân sách và bổ sung ngân sách cấp 1.986 31,3