Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 105)

5. Bố cục của luận văn

3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Nhận thức của một bộ phận nhân dân, cán bộ cấp cơ sở về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, dẫn đến việc chỉ đạo chƣa thống nhất, mức độ

huy động các nguồn lực chƣa cao, thực hiện còn lúng túng.

- Công tác rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn ở một số xã chưa sát với thực tế, việc đôn đốc lập đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của cơ

quan chuyên môn còn dẫn đến tiến độ còn chậm và chất lƣợng đồ án chƣa cao. Quy hoạch nông thôn đang trong tình trạng thụ động, lệ thuộc quá nhiều vào hiện trạng, thiếu những kế hoạch cơ bản, đồng bộ và lâu dài. Những yếu tố mang tính hạn chế phát triển nhƣ hạ tầng kỹ thuật còm cõi, lạc hậu, quá tải. Đầu tƣ mang tính chất dàn trải không kiểm soát chặt chẽ.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn xây dựng nông thôn mới còn thiếu,

trình độ cán bộ xã còn hạn chế, nhất là trình độ quy hoạch, chƣa có kinh nghiệm trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn. Sự tham gia của ngƣời

dân và ban quản lý cấp xã chƣa đƣợc huy động cao nhất. Do vậy, chất lƣợng quy hoạch nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và chậm so với tiến độ. Định mức cụ thể cho công tác quy hoạch chậm đƣợc các cơ quan chức năng ban hành, kinh phí thực hiện công tác quy hoạch do phƣơng pháp tổ chức thực hiện chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn theo vùng, nhất là đối với các vùng miền núi do địa bàn rộng. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch nông thôn mới, hầu hết các địa phƣơng đều chia đều, bình quân kinh phí thực hiện nên cũng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác quy hoạch.

- Chưa xác định rõ được các sản phẩm chủ lực của địa phương,cũng như chưa tạo ra thương hiệu hàng hóa. Sản phẩm đầu ra chƣa đƣợc xác định,

chủ yếu phụ thuộc vào thị trƣờng địa phƣơng. Chƣa có cơ chế để gắn kết nhà doanh nghiệp, nhà nông với nhà khoa học.

- Nguồn vốn đầu tƣ ít, việc phân bổ vốn của ngân sách cấp trên chậm

được triển khai thực hiện. Việc huy động nguồn vốn còn nhiều khó khăn và

bố trí chƣa tập trung dẫn đến công tác quy hoạch, hạ tầng cơ sở chƣa có bƣớc đột phá tìm ra hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Công tác xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hoàn toàn mới, chƣa có mô hình điểm thành công, vừa làm, vừa lần tìm học hỏi, do vậy tổ chức điều hành có lúc, có nơi còn lúng túng.

Nguyên nhân chủ yếu là ở chính sách của Nhà nƣớc chƣa cụ thể, rõ ràng dẫn đến ngƣời dân chƣa hiểu, không hƣởng ứng cao. Công tác tuyên truyền chƣa sâu rộng. Cán bộ phụ trách thiếu năng lực, kinh phí cho đề án ít, chậm giải ngân. Là huyện miền núi, mật độ dân cƣ thƣa, 70% là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ nhận thức có hạn...

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2015 4.1. Mục tiêu phát trển kinh tế xã hội của Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

4.1.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển biến căn bản về chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2015, Yên Sơn cơ bản trở thành huyện có cơ cấu kinh tế hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc phát triển đồng bộ, hiện đại, an ninh chính trị ổn định, tăng cƣờng khối đại đoàn kết dân tộc. Tập trung hoàn thành bộ chuẩn 19 tiêu chí là nhiệm vụ cơ bản đẩy nhanh tiến độ, chất lƣợng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Đặc biệt quy hoạch và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế hàng hóa ở nông thôn là tiền đề quan trọng để thúc đẩy trao đổi hàng hóa, coi trọng vấn đề phát triển y tế chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân, phát triển giáo dục đào tạo, an sinh xã hội, chợ nông thôn... góp phần tích cực vào thành công của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.

4.1.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm tăng. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu ngƣời đạt mức trung bình cả nƣớc và vƣợt mức trung bình cả nƣớc sau năm 2015;

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 15,5% - 47,6% - 36,8% và năm 2020 là 10,1% - 51,9% - 38%;

- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 6 - 7% từ GDP vào năm 2015 và trên 7% vào năm 2020.

- Thực hiện tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trƣởng nhanh và bền vững.

- Tích cực tranh thủ các nguồn vốn của Trung ƣơng và huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tƣ, hoàn thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là giao thông và hạ tầng đô thị.

- Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ và triệt để hơn, nhất là thủ tục hành chính và công chức, công vụ, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, hấp dẫn đối với các thành phần kinh tế.

Mục tiêu xã hội

- Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 dƣới 0,65% và khoảng 0,5% năm 2020;

- Duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập trung học cơ sở, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông trƣớc năm 2020; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% năm 2015 và 55 - 60% năm 2020;

- Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp dƣới 3,5% năm 2020.

- Nâng cao chất lƣợng nguồn nhận lực, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3 - 5%; Nâng cao thu nhập thực tế của ngƣời dân, thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với tăng cƣờng đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội.

- Hoàn thiện mạng lƣới y tế từ tỉnh đến thôn, bản; phấn đấu 85% số trạm xá xã có bác sĩ trƣớc năm 2015; đến năm 2015 đạt 23 giƣờng bệnh/1 vạn dân và 25 giƣờng/1 vạn dân vào năm 2020; giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống 18 - 20% năm 2015 và dƣới 10% năm 2020;

- Đến năm 2015 toàn bộ đƣờng giao thông tỉnh, đƣờng giao thông huyện, đƣờng đến trung tâm xã, cụm xã đƣợc rải nhựa hoặc bê tông; 100% số hộ đƣợc dùng điện; 100% dân số đƣợc xem truyền hình.

Mục tiêu bảo vệ môi trƣờng

- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 60% năm 2020. Bảo vệ môi trƣờng nƣớc ngầm, nƣớc mặt.

- Năm 2015 toàn bộ các đô thị có công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung; 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trƣờng hoặc áp dụng công nghệ sạch; số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trƣờng đạt trên 80% năm 2015 và 90% năm 2020;

- Đến năm 2015, toàn bộ số hộ ở đô thị đƣợc cấp nƣớc sạch và 90% số hộ ở nông thôn đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh và đạt 100% năm 2020.

Mục tiêu quốc phòng an ninh

Bảo đảm quốc phòng, an ninh kiềm chế sự gia tăng, tiến tới giảm dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

4.1.3. Phương hướng và quan điểm về nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cƣ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nƣớc ta hiện nay vẫn là một nƣớc nông nghiệp với hơn 70% dân cƣ đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nƣớc. Phƣơng hƣớng của Đảng tại huyện Yên Sơn xác định xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày

càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

Xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình

thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh; Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân đƣợc đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

4.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Các cơ chế chính sách cần đƣợc ban hành kịp thời phù hợp với từng xã trên địa bàn huyện.

Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào xây dựng nông thôn mới, thu hút cán bộ trẻ về công tác ở vùng sâu, vùng xa

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý để khuyến khích ngƣời dân vay xây dựng nông thôn mới, vay cho sản xuất để nâng thu nhập.

Bổ sung và xây dựng mới các chính sách hỗ trợ đối với việc đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng đối với các khu du lịch, nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, bƣu chính viễn thông… Xây dựng các hành lang phát triển đảm bảo cho nền kinh tế của huyện nhanh, đuổi kịp trình độ phát triển của tỉnh và vùng.

Bổ sung, cụ thể hoá các giải pháp cơ chế hiện hành và xây dựng các giải pháp mới, đặc thù, nhằm xây dựng vùng kinh tế phát triển cả về kinh tế và xã hội, tƣơng ứng với tiềm năng phát triển của vùng.

Việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ mạnh mẽ hơn nữa là một vấn đề cần đƣợc quan tâm nhiều hơn nữa đối với huyện Yên Sơn. Để thu hút đƣợc vốn đầu tƣ cần rà soát lại các văn bản, quy định có liên quan đến việc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ lĩnh vực cấp phép đầu tƣ có điều kiện, lĩnh vực yêu

cầu phải xuất khẩu theo một tỷ lệ nhất định, các lĩnh vực mới cho phép làm thí điểm nhƣ kinh doanh, khu vui chơi.

Đẩy mạnh cải cách hành chính hơn nữa, đơn giản các thủ tục giấy tờ, phân cấp mạnh mẽ cho địa phƣơng, đẩy mạnh chống tiêu cực trong tất cả các khâu: cấp giấy phép, giải phóng mặt bằng và giao quyền sử dụng đất, thuê lao động...

Thực hiện cơ chế giá bình đẳng, tức một giá đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong tất cả các lĩnh vực: các loại phƣơng tiện giao thông, cƣớc phí bƣu chính viễn thông, giá điện nƣớc…

Sửa đổi một số quy định về tiền tệ, ngoại hối đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣ giảm tỷ lệ kết hối xuống còn 0%, tự do hoá thị trƣờng giao dịch, ngoại hối, cho phép các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài và liên doanh đƣợc thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, cải tiến thủ tục về chuyển lợi tức và thu nhập của các nhà đầu tƣ về nƣớc…

Điều chỉnh một bƣớc thuế thu nhập cá nhân đố với ngƣời nƣớc ngoài xuống mức trung bình trong khu vực. Điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp cũng nhƣ phƣơng pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tăng cƣờng các hoạt động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam ở nƣớc ngoài, nhƣ thông qua Tham tán thƣơng mại Việt Nam tại các nƣớc, mở các cuộc hội thảo ở nƣớc ngoài, xây dựng các danh mục khuyến khích đầu tƣ đƣa lên mạng…

Giải pháp có tính tiền đề cho các giải pháp trên chính là cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục cải cách hành chính là nền tảng quan trọng thực hiện hàng loạt các biện pháp hành chính, kinh tế khác, bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng không chỉ trong công tác giải quyết các công việc hành chính mà còn đảm bảo khả năng hiệu quả của các giải pháp quản lý kinh tế nói chung. Tiếp tục loại bỏ những thủ tục rƣờm rà, chồng chéo dễ bị

lợi dụng để tham nhũng; Rà soát lại quy trình làm việc, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân và nhà đầu tƣ, xoá bỏ khe hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng; Đơn giản hoá các thủ tục liên quan đến đất, thủ tục cấp phép xây dựng; Tiếp tục triển khai cơ chế một cửa; áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO vào hoạt động của các cơ quan hành chính; Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, thay đổi tƣ duy của công chức theo hƣớng thân thiện với hoạt động đầu tƣ kinh doanh của doanh nghiệp.

4.2.2. Giải pháp về thực hiện tốt công tác quy hoạch

Công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo ở huyện Yên Sơn cần phải rõ ràng, cụ thể.

Cán bộ quản lý thực hiện công tác quy hoạch xây dựng chƣơng trình nông thôn mới cần nhanh chóng nắm bắt sự thay đổi của các văn bản pháp quy để điều chỉnh lại đồ án, tránh làm chậm tiến độ lập quy hoạch, và lãng phí phát sinh thêm không tiền bạc và thời gian.

Phải có sự đầu tƣ thích hợp cho công tác quy hoạch, đơn vị tƣ vấn để công tác quy hoạch đƣợc triển khai theo đúng kế hoạch và không gây khó khăn cho chủ đầu tƣ cũng nhƣ các nhà thầu trong xây dựng nông thôn mới.

Phải quy hoạch đồng bộ từ xây dựng đến sản xuất và sử dụng đất. Mặc dù chủ trƣơng này đã tạo đƣợc đồng thuận từ các địa phƣơng nhƣng vẫn còn nhiều bất cập, văn bản quản lý nhà nƣớc chƣa đồng nhất.

Công tác lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án cần triển khai nhanh hơn, đáp ứng đƣợc yêu cầu và mục tiêu quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc làm cơ sở cho việc triển khai công tác đầu tƣ và phát triển kinh tế địa phƣơng. Cùng đó, chất lƣợng đồ án tại một số địa phƣơng chƣa cao, không bám sát yêu cầu và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Do đó phải căn cứ vào tình hình phát triển và đặc điểm của địa phƣơng để có sự quy hoạch chính xác nhất.

4.2.3. Giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư quả nguồn lực đầu tư

- Tiếp tục quán triệt cho các ngành, các cấp về thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ và Nghị quyết TW 3 để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đổi mới tƣ duy về quản lý đầu tƣ; Chỉ

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)