Kinh nghiệm của xã Vĩnh Viễn, Hậu Giang

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3.Kinh nghiệm của xã Vĩnh Viễn, Hậu Giang

Xã Vĩnh Viễn là một trong ba xã đƣợc tỉnh Hậu Giang chọn làm thí điểm thực hiện xây dựng xã “nông thôn mới”1 theo 13 tiêu chí của tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2006 - 2010. Qua 5 năm thực hiện đã làm thay đổi một cách sâu sắc bộ mặt và đời sống nông thôn của xã Vĩnh Viễn, đƣợc ngƣời dân tham gia ở một vài mức độ cùng sự nổ lực của chính quyền địa phƣơng. Năm 2010 xã đã đƣợc Ủy Ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới của tỉnh (Quyết định số1723/QĐ-UBND, ngày 19/8/2010). Đây là tiền đề rất thuận lợi, giúp địa phƣơng có thêm kinh nghiệm cho việc xây dựng xã nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia (BTCQG) về nông thôn mới (NTM). Trong 13 tiêu chí của tỉnh có đến 8 tiêu chí đƣợc đề cập trong 19 tiêu chí của BTCQG nhƣng chỉ tiêu và định mức của

tỉnh thì thấp hơn. Mặc dù trải qua 5 năm thực hiện xây dựng và đạt chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí của tỉnh, nhƣng việc phát triển kết cấu hạ tầng, duy trì phát triển kinh tế, các bƣớc đi tiếp theo để đáp ứng theo 19 tiêu chí của BTCQG vẫn đang là những thách thức của địa phƣơng. Cán bộ địa phƣơng thực hiện xây dựng NTM chƣa đƣợc đào tạo có bài bản, năng lực hạn chế, kinh nghiệm thực hiện theo phƣơng thức hành chánh, áp đặt.

Nhận thức về tiến trình và sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình xây dựng NTM cũng khác nhau giữa các cộng đồng các ấp, các nhóm hộ khá hay nghèo.

Mức độ ảnh hƣởng và sự tham gia của ngƣời qua các hoạt động của quá trình xây dựng NTM theo nhận thức của ngƣời dân.

- Ngƣời dân đã nhận biết đƣợc thông tin về xây dựng NTM tại địa phƣơng mình từ cuối năm 2010 thông qua việc tuyên truyền, phổ biến của các đoàn thể, tổ nhóm mà ngƣời dân tham gia, qua hệ thống truyền thanh của xã, ấp và tài liệu hỏi - đáp phát đến từng hộ dân. Việc tuyên truyền qua phát thanh ít đƣợc ngƣời dân chú ý vì thời lƣợng ít, phát thanh chƣa phủ khắp địa phƣơng. Cộng đồng dân tộc Khmer cũng ít quan tâm đến phƣơng thức này.

- Kết quả khảo sát cho thấy ngƣời dân rất đồng tình hƣởng ứng và ý thức trong quá trình thực hiện xây dựng NTM, nhƣng họ vẫn trông đợi vào sự hỗ trợ của nhà nƣớc là chính.

- Ngƣời dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất tại địa phƣơng thông qua việc đóng góp công lao động, đóng góp tiền, hiến đất làm đƣờng,… Tuy nhiên, cũng rất hạn chế và nhiều nơi ngƣời dân chƣa thật sự tình nguyện để tham gia đóng góp. Ngƣời nghèo đƣợc miễn giảm đóng góp tiền, chỉ đóng góp lao động.

- Một vài nơi ngƣời dân tham gia vào “quy hoạch” phát triển của địa phƣơng, đƣợc hỏi ý kiến nhƣng quyết định thuộc chính quyền và cơ quan tƣ vấn. Ngƣời dân cũng tham gia giám sát một số hoạt động xây dựng NTM nhƣng hầu nhƣ là hình thức và danh nghĩa.

Các nguồn lực cộng đồng đƣợc đánh giá bằng cách thiết lập bản đồ nguồn lực gồm 5 thành tố: các cá nhân ngƣời dân; các tổ chức cơ quan tại địa phƣơng (cộng đồng); các đoàn thể tại địa phƣơng; cơ sở vật chất; và kinh tế địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn lực cộng đồng đa dạng, nhƣng hầu nhƣ các nguồn lực nầy chƣa đƣợc khai thác và huy động vào quá trình xây dựng nông thôn mới cho chính cộng đồng của họ.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 39 - 41)