Tình hình huy động nguồn lực

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 105)

5. Bố cục của luận văn

3.3.1. Tình hình huy động nguồn lực

3.3.1.1. Huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Bảng 3.4. Vốn ngân sách xây dựng nông thôn mới huyện Yên Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 Tổng

Vốn ngân sách 147 123 110 380

(Nguồn UBND huyện Yên Sơn)

Vốn ngân sách cho xây dựng nông thôn mới từ 2011 - 2013 còn rất hạn chế. Theo Bảng 3.4 lƣợng vốn ngân sách giảm qua qua các năm: Nhu cầu đầu tƣ cho từng xã của huyện Yên Sơn để có thể xây dựng nông thôn mới là rất lớn, vì vậy để có thể hoàn thành đƣợc các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cần phải huy động thêm rất nhiều các nguồn khác.

3.3.1.2. Huy động và sử dụng nguồn vốn tín dụng

Bảng 3.5. Nguồn vốn tín dụng huy động đƣợc để xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 Tổng

Vốn huy động xây dựng nông

thôn mới 873 752 835 2.450

Vốn tín dụng 260 230 248 738

Tỉ lệ vốn tín dụng/

vốn huy động 29,78% 30,5% 29,7% 30,12%

Vốn tín dụng huy động để xây dựng nông thôn mới chiếm khoảng 30% nguồn vốn huy động đƣợc. Tỉ lệ chênh lệch giữa các năm 2011 - 2013 không nhiều. Đây là một kênh huy động quan trọng do đó cần có chính sách để có thể huy động đƣợc tối đa. Đồng thời với vấn đề huy động đƣợc, phải có sự quản lý để có thể sử dụng tốt nguồn vốn huy động đƣợc, tránh lãng phí và đầu tƣ dàn trải.

3.3.1.3. Huy động và sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp

Bảng 3.6. Nguồn vôn huy động đƣợc từ doanh nghiệp để xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 Tổng

Vốn từ doanh nghiệp 23 28 37 88

Tỷ lệ năm sau/ năm trƣớc 1.21 1.32

(Nguồn UBND huyện Yên Sơn)

Qua bảng 6 cho thấy lƣợng vốn huy động từ doanh nghiệp có tăng qua các năm. Tuy nhiên lƣợng vốn huy động từ doanh nghiệp vẫn còn ít. Nhiều Doanh nghiệp trên địa bàn huyện chƣa đƣợc tiếp cận cũng nhƣ chƣa hiểu rõ về chính sách xây dựng nông thôn mới. Do đó công tác tuyên truyền cần đƣợc triển khai mạnh hơn nữa đồng thời phải xây dựng đƣợc chính sách thu hút doanh nghiệp để góp phần xây dựng nông thôn mới.

3.3.1.4. Huy động và sử dụng nguồn vốn từ cộng đồng

Bảng 3.7. Nguồn vốn huy động đƣợc từ cộng đồng để xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 Tổng

Vốn huy động xây dựng nông thôn mới 873 752 835 2.450

Vốn từ cộng đồng 400 330 394 1124

Tỉ lệ vốn cộng đồng/ Vốn huy động 45,8% 43,8% 47,18% 45,87%

Hiện nay, nguồn vốn huy động đƣợc từ cộng đồng chiếm tỉ lệ cao trong tổng số vốn huy động đƣợc khoảng 45%. Đây đƣợc coi là một thành tích đối với cán bộ quản lý ở huyện Yên Sơn. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đã nhận đƣợc sự quan tâm và đóng góp rất lớn từ nhân dân.

3.3.1.5. Huy động và sử dụng vốn tài trợ khác

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Sơn đã nhận đƣợc sự quan tâm từ cộng đồng dân cƣ cũng nhƣ các tổ chức. Để hoàn thành đƣợc các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và xây dựng chƣơng trình bền vững chƣơng trình cần lƣợng vốn nhất định. Do đó thu hút đƣợc nhà tài trợ để đầu tƣ vào chƣơng trình là một vấn đề cần đƣợc các nhà quản lý ở huyện Yên Sơn quan tâm hơn nữa.

3.3.2. Kết quả huy động nguồn lực theo các lĩnh vực đầu tư

Kết quả huy động vốn đầu tƣ theo từng lĩnh vực trên địa bàn huyện Yên Sơn và khu vực nông thôn trong huyện đƣợc thể hiện giai đoạn 2011- 2015 trên địa bàn huyện Yên Sơn đƣợc thể hiện nhƣ sau:

3.3.2.1. Huy động vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng

Đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông thôn Yên Sơn có ở tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung điển hình là:

- Về giao thông: Thời gian qua, huyện Yên Sơn đã tổ chức huy động tối đa nguồn lực tài chính ƣu tiên đầu tƣ cho các công trình giao thông, nhất là các tuyến giao thông trọng điểm nối các trung tâm vùng, đƣờng vào trung tâm xã, đƣờng vùng nguyên liệu, các tuyến đƣờng kinh tế kết hợp quốc phòng an ninh.

Kết quả, giao thông có bƣớc phát triển cả về chiêu rộng và chiều sâu nhờ triển khai thực hiện tốt phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm”. Tính đến 2015, cả huyện có 29/31 xã có đƣờng ô tô đến trụ sở UBND xã. Cùng với việc mở rộng nâng cấp đƣờng giao thông đến trung tâm xã, hệ thống giao thông nội bộ xã, liên thôn đã đƣợc nâng cấp đáng kể: có 26 xã

(chiếm 83,9%) đƣờng liên thôn đƣợc nhựa, bê tông hóa trên 50% (năm 2011 chỉ có 47,4%). Trong giai đoạn 2011-2015 đã hoàn thành xây dựng đƣợc 3 cầu treo, xây dựng đƣợc hơn 1000 km đƣờng nhựa và trên 900 km đƣờng bê tông. Khó khăn hiện nay là giao thông nông thôn phát triển không đều giữa các vùng và các địa phƣơng kể cả số lƣợng và chất lƣợng đƣờng. Số xã có đƣờng ô tô đến trung tâm xã quan năm ở các huyện miền núi còn thấp nhƣ: thi trấn Tân Bình, xã Hoàng Khai.

- Về công trình điện: Những năm qua, ngành điện trên địa bàn huyện đã đầu tƣ nhiều công trình hạ tầng điện, đồng thời huyện cũng tranh thủ huy động vốn đầu tƣ từ trung ƣơng, và ngân sách huyện đầu tƣ phát triển điện lƣới đi trƣớc một bƣớc tạo tiền đề phát triển các ngành sản xuất và phục vụ đời sống dân sinh. Giai đoạn 2011-2015, ngành điện đã đầu tƣ trên 600 triệu đồng để xây dựng, cải tạo hệ thống lƣới điện trên địa bàn huyện. Nhìn chung, điện khí hóa nông thôn đƣợc coi trọng và đạt đƣợc những kết quả khả quan (năm 2011 có 97,7% số xã và 94,8% số thôn có điện thì đến năm 2015 đạt tƣơng ứng 98,9% số xã và 96,8% số thôn). Tỷ lệ thôn có điện tăng nhanh ở các vùng, vùng đồng bằng đạt gần 100% số thôn có điện, các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa địa hình khó khăn đƣa điện về rất tốn kém nhƣng đƣợc sự quan tâm đúng mức của chính quyền nên tỷ lệ các thôn có điện tăng nhanh nhƣ vùng núi thấp đạt 99,5% (tăng 0,7% so với năm 2011), vùng núi cao đạt 78,3% (tăng 10,9% so với năm 2011). Tuy nhiên số thôn có điện ở một số huyện miền núi vùng sâu, vùng xa có địa hình khó khăn còn thấp: xã Trung Môn 75,2%, xã Đội Bình 64,4%, xã Mỹ Bằng 65,8%. Kết quả đến năm 2015, có 100% đơn vị cấp huyện có lƣới điện quốc gia, 100% số xã có điện (trong đó còn 23 xã chƣa có điện lƣới quốc gia), tỷ lệ hộ dùng điện đạt 95%.

- Về thủy lợi, đê điều: Trên địa bàn Yên Sơn có 84 công trình hồ đập, 47 trạm bơm các loại với tổng, tổng chiều dài kênh đƣợc kiên cố là 135 km, chiếm tỷ lệ kênh mƣơng đƣợc kiên cố hoá là 72%. Những năm vừa qua, hệ

thống đê điều, công trình thuỷ lợi tiếp tục đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp. Các dự án đã phát huy hiệu quả. Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, năng suất cây trồng, vật nuôi ngày càng cao, đóng góp tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tƣ còn hạn chế nên những năm qua vốn đầu tƣ trong lĩnh vực chế biến nông sản thực phẩm và hình thành vùng sản xuất hàng hoá còn ít. Tổng vốn đầu tƣ cho các công trình thủy lợi, đề điều trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt trên 750 triệu đồng.

- Về hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề, hạ tầng chợ: Nguồn vốn đầu tƣ hỗ trợ phát triển làng nghề và CCN nhỏ tăng đều qua các năm. Đến nay, toàn huyện đã hình thành đƣợc 25 làng nghề và làng có nghề, một số công trình hạ tầng CCN nhỏ đã hoàn thành. Trên địa bàn huyện hiện có 40 chợ nông thôn. Với chính sách phát triển chợ thời gian qua, nguồn lực đầu tƣ cho đối tƣợng này đạt kết quả khá. Hiện nay có 15 chợ kiên cố, 20 chợ bán kiên cố, còn lại là chợ có cơ sở vật chất tạm bợ. Trong đó số chợ hỗ trợ từ ngân sách là 40 chợ và số chợ đƣợc địa phƣơng thực hiện từ nguồn ngân sách địa phƣơng là 55 chợ. Riêng nguồn vốn ngân sách huyện hỗ trợ đầu tƣ giai đoạn 2010-2015 cho công trình chợ nông thôn là 16,5 triệu đồng.

- Các công trình hạ tầng phúc lợi xã hội:

+ Về giáo dục và đào tạo: Huyện chỉ đạo các địa phƣơng tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tiếp tục thực hiện phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm", nhờ vậy hệ thống trƣờng học, giáo dục mầm non ở nông thôn tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Trong 3 năm 2011-2013, nguồn vốn TPCP đã cấp 616,102 triệu đồng; ngân sách huyện, xã và huy động các nguồn hợp pháp khác đạt 63,767 triệu đồng, xây dựng đƣợc 762 phòng học và 45 phòng công vụ giáo viên, cải thiện đáng kể cơ sở vật chất trƣờng lớp học cho hệ thống các trƣờng mầm non, tiểu học, THCS, THPT và đáp ứng đƣợc nhu cầu phòng ở công vụ cho giáo viên ở các huyện miền núi.

+ Về y tế: Thực hiện chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ của nhân dân và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, cơ sở vật chất ngành y tế đƣợc tăng cƣờng (giai đoạn 2011-2013 đầu tƣ cho trạm y tế xã 62,5 triệu đồng). Năm 2015 mạng lƣới y tế xã cơ bản phủ kín trên phạm vi cả huyện với 432/345 xã có trạm y tế, chiếm 99,31%. Việc cung cấp nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng cũng đạt đƣợc những kết quả khả quan với 26,44% số xã có công trình cấp nƣớc sinh hoạt tập trung, 26,44% số xã có xây hệ thống thoát nƣớc thải chung và 33,56% số xã và 27,66% số thôn có tổ chức thu gom rác thải.

+ Về lĩnh vực văn hóa thông tin: Nhìn chung, mạng lƣới thông tin, văn hóa nông thôn có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân; có 86,9% số xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn; 17,93% xã có thƣ viện và 73,79% số xã có nhà văn hóa xã; 85,78% số thôn có nhà văn hóa. Trong 3 năm 2011 - 2013, tổng kinh phí do ngân sách huyện cấp cho thiết chế văn hóa cấp xã là 34.570 triệu đồng/126 công trình (gồm 30 nhà văn hóa và 4 sân vận động). Một số huyện đồng bằng và miền núi đã ban hành cơ chế chính sách và huy động đƣợc nguồn xã hội hoá để thực hiện đề án nhƣ: Thai Binh hỗ trợ nhà văn hoá xã là 50 triệu đồng/nhà, hỗ trợ xã đạt chuẩn văn hoá 10 triệu đồng, xã Tân Phong có cơ chế hỗ trợ 40 triệu/xã đạt chuẩn Quốc gia... Cùng với nguồn kinh phí hỗ trợ của huyện, nhiều xã đã tích cực huy động nội lực xây dựng nhà văn hóa.

3.3.2.2. Huy động nguồn lực phát triển sản xuất kinh doanh và thực hiện các chương trình xã hội ở nông thôn

Vốn sản xuất kinh doanh cơ cơ bản đƣợc hình thành từ nguồn vốn tín dụng, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nƣớc, vốn ngoài quốc doanh và vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Giai đoạn 2011-2015 nguồn vốn đầu tƣ huy động cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn toàn huyện đạt 73,3 ngàn triệu đồng, trong đó nguồn vốn này thực hiện trên địa bàn nông thôn đạt khoảng 20 ngàn triệu đồng, chiếm 27% vốn sản xuất kinh doanh toàn huyện. Thời gian

qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ƣu đãi, tạo điều kiện cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển. Có thể thấy, những ƣu đãi này thực tế là "đòn bẩy" cho nền kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ƣu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh, xoá đói, giảm nghèo chƣa thật sự thuận lợi, cần có giải pháp khắc phục.

Đối với việc huy động vốn cho đầu tƣ các chƣơng trình xã hội: Do Yên Sơn có địa bàn miền núi rộng lớn, điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển nên việc đầu tƣ cho các chƣơng trình xã hội nhƣ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo,... đƣợc quan tâm đặc biệt. Trên địa bàn hiện có nhiều chƣơng trình lớn đƣợc triển khai nhƣ: chƣơng trình 30a, chƣơng trình 134, chƣơng trình 135, chƣơng trình 661, Chƣơng trình phát triển rừng bền vững... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn.

3.3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

- Quy hoạch nông thôn đang trong tình trạng thụ động, lệ thuộc quá nhiều vào hiện trạng, thiếu những kế hoạch cơ bản, đồng bộ và lâu dài. Những yếu tố mang tính hạn chế phát triển nhƣ mật độ xây dựng dày đặc, mật độ cƣ trú cao, hạ tầng kỹ thuật còm cõi, lạc hậu, quá tải, môi trƣờng sống và sản xuất bị ô nhiễm nặng nề. Đó là những vành đai thép ngày càng bó chặt nhiều nhu cầu phát triển của nông thôn hiện nay.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác tƣ vấn xây dựng nông thôn mới còn rất thiếu, trình độ cán bộ xã còn hạn chế, nhất là trình độ quy hoạch (vốn họ chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản về công tác này), chƣa có kinh nghiệm trong việc xây dựng quy hoạch nông thôn. Do vậy, họ chƣa thể đáp ứng đƣợc những đòi hỏi hết sức khoa học của công tác lập quy hoạch nông thôn mới. Sự tham gia của ngƣời dân và ban quản lý cấp xã chƣa đƣợc huy động cao nhất, thậm chí ngƣời dân chƣa đƣợc vào cuộc với nhiều lý do. Do vậy,

chất lƣợng quy hoạch nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu và chậm so với tiến độ.

+ Định mức cụ thể cho công tác quy hoạch chậm đƣợc các cơ quan chức năng ban hành, kinh phí thực hiện công tác quy hoạch do phƣơng pháp tổ chức thực hiện chƣa phù hợp, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn theo vùng, nhất là đối với các vùng miền núi do địa bàn rộng. Trong chỉ đạo thực hiện quy hoạch nông thôn mới, hầu hết các địa phƣơng đều chia đều, bình quân kinh phí thực hiện nên cũng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng của công tác quy hoạch.

Chƣa xác định rõ đƣợc các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng, mỗi địa phƣơng (đất đai phân tán, nhỏ lẻ) hay nói cách khác chƣa tạo ra thƣơng hiệu hàng hóa. Sản phẩm đầu ra hầu nhƣ chƣa đƣợc xác định, chủ yếu phụ thuộc vào thị trƣờng địa phƣơng. Chƣa có cơ chế để gắn kết nhà doanh nghiệp, nhà nông với nhà khoa học. Nguồn vốn đầu tƣ, hầu nhƣ chƣa xác định cụ thể (chủ yếu là chủ trƣơng, quyết định, còn vốn thì “chờ là chính”. Việc huy động nguồn vốn còn nhiều khó khăn và bố trí chƣa tập trung dẫn đến công tác quy hoạch, hạ tầng cơ sở chƣa thực sự có bƣớc đột phá tìm ra hƣớng phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, từng bƣớc thích ứng với điều kiện thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu và nƣớc biển dâng. Tiền lập dự án đầu tƣ, hay báo cáo đầu tƣ chƣa phù hợp. Hiện nay, chủ yếu theo Quyết định 281 của Bộ Kế hoạch đầu tƣ để thực hiện, với giá quá thấp và không phù hợp với loại dự án này. Do vậy, nhiều tỉnh hiện nay vẫn chƣa xong quy hoạch hay dự án đầu tƣ và báo cáo đầu tƣ cũng vậy.

3.3.3. Nguồn vốn huy động xây dựng nông thôn mới tại huyện Yên Sơn

Việc huy động, tăng cƣờng vốn đầu tƣ cho nông thôn Yên Sơn đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội chung cả huyện. Kết quả giai đoạn 2011-2010 tăng trƣởng kinh tế đạt 9,7% (năm 2015 là 10,38%); GDP bình

quân đầu ngƣời năm 2011 tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005; cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 105)