5. Bố cục của luận văn
3.5. Đánh giá chung về công tác huy động nguồn lực để xây dựng nông
thôn mới tại huyện Yên Sơn
3.5.1. Những kết quả đạt được
3.5.1.1. Công tác quy hoạch
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động với phƣơng châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hƣởng lợi”, đã gây dựng đƣợc niềm tin và sự đồng thuận để thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới. Huyện Yên Sơn phê duyệt xong 30/30 xã xây dựng nông thôn mới. Huyện có quy hoạch vùng huyện nên công tác lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã đã đủ cơ sở để kết nối với hạ tầng khung. Chƣơng trình lại có thuận lợi lớn là đƣợc sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân nên công tác quy hoạch dễ dàng hơn. Mục tiêu của quy hoạch xây dựng nông thôn mới là tạo lập đƣợc môi trƣờng sống tốt cho ngƣời dân, sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên và đáp ứng các yêu cầu phát triển sản xuất. Trong quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới đã đƣợc các Bộ Xây dựng, Bộ NN-PTNT, Bộ TN-MT thống nhất tại Thông tƣ liên tịch số: 13/2011, hợp nhất 3 nội dung quan trọng nhất của công tác quy hoạch nông thôn là quy hoạch về dân cƣ và hạ tầng với quy hoạch sản
xuất và quy hoạch sử dụng đất. Ba loại hình quy hoạch này trƣớc đây vốn đƣợc triển khai độc lập theo hƣớng dẫn của từng bộ ngành, giờ cơ bản tích hợp vào trong cùng một thông tƣ, tránh các mâu thuẫn và chồng chéo. Ở huyện đã thành lập xong bộ máy quản lý để tổ chức thực hiện Chƣơng trình; ở xã có Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã; ở thôn có Ban phát triển thôn. Bộ máy quản lý, thực hiện Chƣơng trình đã hoạt động tƣơng đối tốt.
Công tác tuyên truyền về Chƣơng trình đƣợc triển khai rộng rãi. Các cấp chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã lồng ghép tuyên truyền xây dựng nông thôn mới vào các cuộc họp của tổ chức mình hoặc tổ chức các cuộc tuyên truyền riêng. Các cơ quan thông tấn cũng đã từng bƣớc tăng cƣờng tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Tổ chức cuộc thi báo chí với chủ đề Yên Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới.
Huyện đã tổ chức tập huấn cho cán bộ các cấp từ huyện đến thôn, bản về một số nội dung cơ bản của Chƣơng trình trƣớc khi đánh giá hiện trạng nông thôn, lập đề án và quy hoạch nông thôn mới.
Trong năm 2011, đã lồng ghép một số chƣơng trình vào thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã nhƣ: chƣơng trình bê tông hoá giao thông nông thôn; xây dựng công trình thuỷ lợi, điện, trƣờng học, hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà văn hoá thôn, xây dựng các mô hình khuyến nông, tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động; giữ vững an ninh trật tự xã hội.
Trong quá trình triển khai thực hiện, công tác lập quy hoạch đã phát hiện ra những chồng chéo, thiếu đồng bộ và chƣa thống nhất trong các văn bản liên quan. Để thống nhất lồng ghép các quy hoạch ngành liên quan, Ban chỉ đạo chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với các Bộ NN và PTNT, Bộ TNMT ban hành thông tƣ liên Bộ. Sau một thời gian trao đi, đổi lại, đến ngày 28-10-2011, ba Bộ Xây dựng, NN và PTNT, TNMT mới ra đƣợc Thông tƣ liên tịch số: 13/2011/TTLT-BXDBNNPTNT-BTNMT. Chính sự thay đổi của các văn bản
pháp quy đã khiến nhiều xã phải điều chỉnh lại đồ án, làm chậm tiến độ lập quy hoạch, và phát sinh thêm không ít tiền bạc và thời gian. Do đó cần có lộ trình thích hợp để các xã nhanh chóng bắt kịp với yêu cầu tránh lãng phí.
Tuy nhiên chƣơng trình đƣợc triển khai trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Hiện những khó khăn, thách thức đối với chƣơng trình vẫn còn rất bề bộn.. Hệ thống cơ sở hạ tầng ở các xã nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nƣớc… đã tồn tại khá lâu năm, một số nơi thiếu nên quy hoạch hay xây dựng thêm gặp rất nhiều khó khăn, nếu không đƣợc chỉ đạo chặt chẽ sẽ gây tốn kém, lãng phí, hiệu quả thấp. Thêm nữa một bộ phận trong đội ngũ cán bộ thực hiện công tác lập quy hoạch chƣa am hiểu sâu về nông thôn. Nhiều cán bộ vẫn lập quy hoạch nông thôn theo tƣ duy của lập quy hoạch đô thị. Hơn nữa, Chƣơng trình nông thôn mới lại yêu cầu nhiều nội dung với nhiều lĩnh vực trong khi thời gian hoàn thành gấp gáp. Đó là những vấn đề cần tiếp tục đƣợc điều chỉnh, khắc phục.
3.5.1.2. Xây dựng và phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Xây dựng các hạng mục phát triển sản xuất và đầu tƣ xây dựng hạ tầng theo kế hoạch, thực hiện khâu đột phá của huyện là bê tông hoá đƣờng bê tông nông thôn, làm bƣớc đệm thực hiện các tiêu chí khác. Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng khó khăn là một chủ trƣơng đúng đắn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống về mọi mặt cho đồng bào, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền. Những công trình, hạng mục đƣợc đầu tƣ xây dựng trong thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu bức thiết, giúp đồng bào định canh định cƣ ổn định, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về đất đai, khí hậu, thổ nhƣỡng để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm. Đồng thời, qua đó làm thay đổi tƣ duy, nhận thức của đồng bào từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất tập trung theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đời sống của phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã khó khăn có những cải thiện rõ nét, xóa nghèo bền vững, bộ mặt nông thôn cũng ngày một đổi thay.
Năm 2013 huyện Yên Sơn thƣờng xuyên đại tu, bảo dƣỡng 258 km đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ. Đồng thời huy động sức dân làm mới, nâng cấp, cải tạo trên 400 km đƣờng, bê tông xi măng 360 km, trải nhựa 40 km, cấp phối đá răm 3,3 km…; làm mới 2 cầu, 120 cống với tổng kinh phí đầu tƣ hàng nghìn tỷ đồng; trong đó nguồn huy động từ nhân dân chiếm 30%. Đến nay, 53,84% đƣờng trục xã, đƣờng liên xã đƣợc “cứng hóa” theo tiêu chuẩn cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; 42,8% đƣờng trục liên thôn đƣợc “cứng hóa”; 38% đƣờng ngõ xóm có rãnh thoát nƣớc, không lầy lội vào mùa mƣa; 45% đƣờng trục nội đồng đƣợc đổ bê tông xi măng, xe cơ giới qua lại thuận tiện, an toàn. Ở nhiều xã, nhất là những xã điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện, mạng lƣới giao thông đã có sự cải thiện rõ rệt, tình trạng “nắng bụi, mƣa lầy” đã giảm hẳn.
Cùng với hệ thống đƣờng liên xã đang đƣợc đầu tƣ, thì hệ thống đƣờng thôn bản đang đƣợc các xã huyện Yên Sơn triển khai làm hiệu quả, đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía ngƣời dân. Từ đầu năm 2013 đến nay, huyện đã thực hiện bê tông hóa đƣợc gần 52km đƣờng thôn bản, dẫn đầu là Mỹ Bằng trên 24km, Trung Môn trên 5,7km, Thắng Quân 4,4km… Những tuyến đƣờng bê tông nông thôn thực sự đã thay đổi diện mạo của các thôn bản và cải thiện mạng lƣới giao thông nông thôn hiệu quả. Từ chỗ có đƣờng giao thông, những tiềm năng kinh tế nhƣ lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản trong huyện đã và đang đƣợc đầu tƣ, khai thác giúp ngƣời dân trong huyện có điều kiện phát triển kinh tế, nhanh chóng thoát nghèo và vƣơn lên làm giàu.
Tuy nhiên do diện tích xã rộng, địa hình hiểm trở, dân cƣ sống phân tán nên việc bê tông hóa đƣờng giao thông nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới gặp rất nhiều khó khăn.
3.5.1.3. Huy động và sử dụng các nguồn lực
- Huy động trong khu vực công.
Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, trên địa bàn có 4 ngân hàng đang tham gia cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, gồm: Ngân
hàng Nông nghiệp - PTNT, Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Công thƣơng và Ngân hàng Đầu tƣ - Phát triển, trong đó chủ lực là hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT tỉnh và Ngân hàng CSXH tỉnh. Tính đến thời điểm này, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT tỉnh và Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân cho 2 xã điểm của huyện Yên vay với số tiền 65 tỷ đồng. Trong đó, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT tỉnh chiếm tỷ trọng 57,3%; Ngân hàng CSXH tỉnh chiếm tỷ trọng 42,7%. Lĩnh vực đầu tƣ cho vay chủ yếu gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm nghiệp và thủy sản, đầu tƣ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, phục vụ các nhu cầu đời sống khác trên địa bàn nông thôn.
Với 27 tỷ đồng đã giải ngân cho xã Nhữ Hán, xã điểm xây dựng nông thôn mới của huyện Yên Sơn, ngay từ những ngày đầu xây dựng đề án đã xác định rõ lộ trình cho từng năm.
Thực hiện xây dựng nông thôn mới cần có sự kế thừa, lồng ghép các chƣơng trình, dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Các công trình xây dựng phải trên cơ sở chỉnh trang, nâng cấp là chính để giảm thiểu nguồn lực trong điều kiện kinh tế còn khó khăn.
- Huy động trong nhân dân
Nội lực của cộng đồng bao gồm: công sức, tiền của do ngƣời dân và cộng đồng đầu tƣ bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình nhƣ: xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới; cải tạo lại vƣờn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tƣờng rào đẹp đẽ, khang trang…
Đầu tƣ cho sản xuất ngoài đồng ruộng, soi bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
Đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng xã nhƣ giao thông, kiên cố hóa kênh mƣơng, vệ sinh công cộng…
Tự nguyện hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch của xã.
- Huy động từ các tổ chức nƣớc ngoài
Trong thời gian tới kiến nghị để huyện đƣợc tham gia vào các dự án sử dụng vốn ODA; dự án liên quan đến phát triển đầu tƣ, nguồn vốn vay từ các tổ chức nhƣ WB, ADB và các nguồn vốn khác để đầu tƣ xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, rác thải; đầu tƣ cơ sở hạ tầng.
- Huy động từ các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc
Hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp với nhà nông. Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ, liên kết, hợp tác với ngƣời nông dân để hình thành nên những vùng sản xuất nông sản tập trung. Doanh nghiệp tăng diện tích tăng lên và sẽ chuyển từ xuất bán sản phẩm thô sang xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm. ngoài ra huyện cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ để triển khai sản xuất. Thực tế, những năm trƣớc đây, việc doanh nghiệp liên kết với nhà nông trên địa bàn huyện không phải là chƣa có, nhƣng hầu hết đều có quy mô nhỏ lẻ và chỉ mang tính chất thời vụ, chƣa có tính lâu dài nhƣ trong giai đoạn hiện nay. Trong khi các doanh nghiệp đang hƣớng nguồn lực đầu tƣ về nông thôn, thì nhân dân các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh cũng đang phát huy mạnh mẽ nội lực.
Huyện thực hiện các chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa bàn xã để đầu tƣ sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản, tăng cƣờng liên kết, liên doanh thực hiện gắn phát triển vùng nguyên liệu với cơ sở, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nhất là các doanh nghiệp, thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, thông qua việc tổ chức ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, chế biến,
3.5.1.4. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
- Phát triển sản xuất
Huyện Yên Sơn từng bƣớc tận dụng đƣợc hầu hết diện tích đất canh tác. Căn cứ vào lợi thế của từng xã để phát triển sản xuất cho phù hợp với từng vùng đó.
- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, những cây trồng là thế mạnh của địa phƣơng nhƣ cây mía, chè, cam, cây nguyên liệu giấy... đồng thời đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và phòng, chống dịch bệnh; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản và du lịch lịch sử văn hoá.
- Xây dựng mô hình sản xuất mới
Thời gian này các xã tập trung phát triển kinh tế nông lâm nghiệp kết hợp với phát triển dịch vụ thƣơng mại, tiểu thủ công nghiệp, trong đó chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi…
Phát triển kinh tế trang trại đang đƣợc xem là đáp án của bài toán tạo việc làm, hình thành vùng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân trong tiến trình xây dựng nông thôn mới. Các loại hình trang trại chăn nuôi và tổng hợp hình thành mỗi năm đem lại doanh thu trung bình đạt 1,2 tỷ đồng giải quyết việc làm cho trên 100 lao động. Trong quá trình phát triển, các trang trại trên địa bàn tỉnh đã nhận đƣợc nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, nhƣ các chính sách về đất đai, chính sách giao rừng, cho thuê rừng trồng là rừng sản xuất, chính sách về thuế, chính sách khuyến nông, tín dụng, lao động - đào tạo, thị trƣờng, vệ sinh môi trƣờng... Từ khi có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, các trang trại đã chủ động tiếp cận đƣợc các chính sách để củng cố, phát triển kinh tế trang trại.
Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận, vẫn còn nhiều rào cản ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn. Các trang trại mới chỉ đƣợc
giao diện tích sử dụng đất ổn định; việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, công nghệ mới về giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất, nhất là việc ứng dụng công nghệ cao, cải tiến kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hóa tập trung chƣa đƣợc nhiều chủ trang trại thực sự quan tâm nên việc hỗ trợ kinh phí khuyến nông theo cơ chế chính sách còn hạn chế.
Vấn đề khó khăn, vƣớng mắc nhất của các trang trại hiện nay là vốn để đầu tƣ sản xuất kinh doanh. Số lƣợng các trang trại đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi theo Nghị định 41 của Chính phủ là rất thấp khoảng 200 triệu. Bên cạnh đó một số trang trại trên địa bàn tỉnh vẫn chƣa đƣợc tiếp cận nguồn vốn vay do việc vay vốn cần dùng tài sản để thế chấp trong khi đó còn nhiều trang trại chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; nhiều chính sách trong quy định đã hết hiệu lực trong khi các chủ trang trại chƣa tiếp cận đƣợc chính sách cho vay không cần tài sản đảm bảo.
Bên cạnh đó Yên Sơn là huyện có nhiều khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhƣ đá vôi, đất sét, cao lanh, đá xây dựng, đá ốp lát... do đó phát triển vật liệu xây ở Yên Sơn để đáp ứng đủ nhu cầu cho xây dựng cũng đang là lĩnh vực đƣợc chú trọng.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động đƣợc xem là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất trong xây dựng nông thôn mới. Theo điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn trên địa bàn, tỷ lệ lao động làm việc trong nông nghiệp cao.