Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 50)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Yên Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang, phía tây nam giáp huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), phía tây giáp huyện Yên Bình (Yên Bái), phía đông là huyện Định Hóa (Thái Nguyên), và huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).

Đặc điểm địa hình

Các xã phía Bắc huyện Yên Sơn có độ cao từ 200 - 600m và giảm dần xuống phía Nam, độ dốc trung bình 250, phía Nam huyện Yên Sơn vùng đồi núi, độ cao trung bình dƣới 500m và hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thấp dần dƣới 250

. Ở phía đông Yên Sơn, địa hình núi thấp, có đỉnh Pu Miêng cao 694m, thung lũng xâm thực - tích tụ và bán bình nguyên bóc mòn ở phía Tây huyện.

Trên địa bàn Yên Sơn có các sông Phó Đáy, Sông Lô, Sông Gâm chảy qua. Đặc điểm khí hậu, thủy văn.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh - khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3; mùa hè nóng ẩm mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9. Đặc điểm khí hậu này thích ứng cho sự sinh trƣởng, phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 160

C, lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 mm - 1.800 mm; độ ẩm trung bình là 82%.

Hệ thống sông suối khá dày đặc, phân phối tƣơng đối đều giữa các vùng, có thể chia làm 3 vùng trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là

Tài nguyên (đất đai), khoáng sản Tài nguyên đất

Do điều kiện nóng ẩm, mƣa nhiều làm lớp vỏ phong hoá của đất Tuyên Quang tƣơng đối dày, cộng với thảm thực vật còn khá có tác dụng bảo vệ mặt đất nên sự thoái hoá của đất ở mức độ nhẹ. Đất Tuyên Quang có các nhóm chính: đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, diện tích 389.834 ha, chiếm 67,2% diện tích tự nhiên; đất vàng nhạt trên đá cát, có diện tích 66.986 ha, chiếm 11,55%; đất đỏ vàng trên đá macma, diện tích 24.168 ha, chiếm 4,17% diện tích; đất vàng đỏ trên đá biến chất, diện tích 22.602 ha, chiếm 3,89%; đất phù sa ven suối, diện tích 9.621 ha, chiếm 1,66%; đất dốc tụ - thung lũng, diện tích 8.002 ha, chiếm 1,38%; ngoài ra còn có một số loại đất khác chiếm diện tích nhỏ: đất nâu vàng, đất mun vàng nhạt, đất nâu đỏ; đất phù sa không đƣợc bồi đắp… Tóm lại, tài nguyên đất của Tuyên Quang hết sức phong phú về chủng loại, chất lƣợng tƣơng đối tốt, đặc biệt là các huyện phía nam, thích ứng với các loại cây trồng.

Tài nguyên khoáng sản

Tại Yên Sơn đã phát hiện mỏ sắt tại Phúc Ninh, Tân Tiến, Cây Nhãn với trữ lƣợng hơn 5 triệu tấn; Barít tại Làng Chanh, Xóm hoắc, xóm Húc; cao lanh tại Nghiêm Sơn; đất sét tại Lƣỡng Vƣợng; nƣớc khoáng - nƣớc nóng Mỹ Lâm (mỏ nƣớc khoáng Mỹ Lâm có trữ lƣợng nƣớc khoáng là là 1.474 m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày). Ngoài ra, Yên Sơn còn có mỏ chì - kẽm, mỏ Antimoan và là địa bàn tập trung các loại nguyên liệu xây dựng nhƣ: gạch, đá, cát, sỏi…

- Tài nguyên rừng

Yên Sơn có gần 66 nghìn ha rừng. Trong đó, rừng tự nhiên có gần 39 nghìn ha, rừng trồng trên 27 nghìn ha.

Một phần của tài liệu giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới tại huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)