Vào bất cứ thời điểm nào và tại bất cứ nơi nào thì việc tạo việc làm cho người lao động là hết sức cần thiết đặc biệt là lao động nông thôn. Người lao động có việc làm không những có lợi cho chính bản thân họ và gia đình mà còn làm lợi cho địa phương và quốc gia.
- Mỗi quốc gia đều có những nguồn lực riêng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội: Tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ và đặc biệt là nguồn lực về con người. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2010 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại khu vực thành thị là 14.106.600 người, trong khi tại khu vực nông thôn
là 36.286.300 người (chiếm 72%) trên tổng số lực lượng này. Tuy nhiên, nguồn lực trên vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được sử dụng hiệu quả, do đó cần phải sử dụng hợp lý nguồn lực này thế mới tạo ra sức mạnh trong phát triển.
- Khi người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định sẽ làm giảm các loại tệ nạn xã hội. Khi không có việc làm thì người lao động không có thu nhập để trang trải cuộc sống. Đôi khi vì mục đích kiếm tiền mà người lao động đã làm những công việc trái pháp luật mà bản chất họ không phải như vậy. Còn đối với người thiếu việc làm thì họ luôn có áp lực về kinh tế bởi mức tiền công thấp và có khả năng bị mất việc làm. Vì vậy giải quyết việc làm cho người lao động góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội.
- Tạo việc làm là một chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề xã hội. Mọi người đề có công việc đều và ổn định sẽ rút ngắn khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Mặt khác khi có việc làm thì người lao động an tâm hơn, phát huy được khả năng sáng tạo của mình trong công việc. Việc làm và thu nhập còn giúp cho người lao động có điều kiện nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nâng cao đời sống tinh thần.
- Tạo việc làm cho người lao động đúng mức không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân người lao động mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển, xóa bỏ tình trạng nghèo đói từ đó ổn định xã hội.