II. Tổng số hộ Hộ 22.591 22.967 23.441 101,
2009 2010 2011 Tổng số lực lượng LĐ nông thôn Người 50.789 52.201 54
4.6.2. Biện pháp trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản
bản
Hiện nay số lao động làm việc trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở huyện Hoài Ân ngày càng tăng lên, điều này chứng tỏ việc phát triển ngành này sẽ hứa hẹn rất nhiều trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Nhất là khi ngành nông nghiệp tuy có phát triển nhưng còn bị hạn chế bởi diện tích đất canh tác có hạn thì việc phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong những năm tới là mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế huyện Hoài Ân, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong huyện.
Trong năm 2012 huyện Hoài Ân đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 22%; giá trị sản xuất tăng bình quân 20%.
Để hổ trợ ngành nông nghiệp còn đang rất khó khăn thì trong thời gian tới huyện cần phải ưu tiên cho những dự án chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng thêm giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Công nghiệp chế biến phát triển sẽ tạo điều kiện cho người nông dân sử dụng đất có hiệu quả, tạo việc làm và tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Hiện nay việc phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện là phương hướng hàng đầu trong việc giải quyết việc làm cho hàng nghìn người lao động ở huyện Hoài Ân, thể hiện ở số lao động làm việc tại các công ty ngày càng tăng.
Về lĩnh vực xây dựng cơ bản, huyện Hoài Ân trong thời gian tới phải đẩy mạnh tiến độ thi công những công trình được giao như việc xây dựng cầu Vạn Trung,… Vấn đề xây dựng cơ bản là vấn đề phải được quan tâm đầu tiên vì nó sẽ góp phần to lớn trong vấn đề thu hút những nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư từ đó góp phần vào việc phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động huyện Hoài Ân.
Để thực hiện những mục tiêu đó huyện Hoài Ân cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
Một là, thu hút đầu tư, làm mọi cách để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có điều kiện thuận lợi nhất khi đến với huyện Hoài Ân như: Ưu đãi về đất đai, công tác đền bù, giải tỏa, bàn giao đất nhanh, gọn, rút ngắn thời gian chờ đợi đầu tư của doanh nghiệp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện về mặt bằng, ưu đãi về thuế, đơn giản hóa những thủ tục hành chính rườm rà, đồng thời hổ trợ một phần kinh phí đào tạo công nhân cho các doanh nghiệp.
Hai là, phát triển những ngành có thể phát huy lợi thế về tài nguyên rừng và nông sản hàng hóa trong huyện. Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguyên liệu và các lợi thế khác để mở rộng sản xuất, thu hút nhiều lao động. Một mặt cũng cố, phát triển nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của các cơ sở hiện có, đồng thời xây dựng thêm những cơ sở mới để tạo việc làm cho người lao động huyện.
Ba là, đẩy mạnh phát triển nhanh các nghề và các làng nghề truyền thống như: Chạm gổ, nghề đan mây tre, trồng dâu nuôi tằm, và các khu khai thác vật liệu xây dựng. Muốn vậy, cần khuyến khích, động viên và tạo mọi điều kiện cho các bậc nghệ nhân và các lao động lâu năm, có kinh nghiệm, giỏi nghề tình nguyện, nhiệt tình truyền nghề cho các thế hệ lao động trẻ.
Để tạo điều kiện phát triển các ngành nghề, nâng cao năng suất chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm ngành nghề nông thôn huyện Hoài Ân cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:
- Hỗ trợ vốn và công nghệ cho các nghề và làng nghề. Có các hình thức tín dụng ưu đãi cho sản xuất ngành nghề ở nông thôn. Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh,… phối hợp với các ngân hàng hình thành các quỹ khuyến thương, khuyến công, cho vay dài hạn với lãi xuất thấp, gắn hoạt động tín dụng ưu đãi với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động.
- Hổ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp đầy đủ thông tin về sản xuất kinh doanh cho người sản xuất, phát triển các dịch vụ sản xuất kinh doanh, tư vấn thị trường, giúp các làng nghề làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, gắn tổ chức sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh.
- Đổi mới trang thiết bị và công nghệ, từng bước cơ giới hóa lao động sản xuất các ngành nghề, giảm bớt sức lao động tay chân cho người lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý kinh doanh cho các hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề, tạo điều kiện cho người lao động độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đứng vững trong cơ chế thị trường đầy những khó khăn như hiện nay.
- Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết cho người dân về giá trị của các ngành nghề truyền thống, khuyến khích mở rộng quy mô, thu hút nhiều lao động, tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong lúc nông nhàn.